Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Phan Thị Kiều Hoa

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc

 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: giành, vòng nguyệt quế.

 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài.

 2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: nguyệt quế, móng, đối thủ

 - Hiểu được nội dungtruyện: Làm việc gì cũng cần cẩn thận, chu đáo không được chủ quan.

 B. Kể chuyện:

 - Dựa vào tranh minh hoạ kể lại toàn câu chuyện

 - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết (3 lần) câu văn ở bài tập 2 theo hàng ngang. - 3 tờ phiếuviết nội dung truyện vuicủa bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: ( 3’) 1 HS làm miệng bài tập 2. Nhận xét. B. Bài mới: ( 32’) 1. GTB. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập và 2 dòng thơ - GV hỏi: Trong những câu thơ vừa đọc, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì? - GV kết luận: Cách nhân hoá đó cho chúng ta thấy cây cối, con vật, sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người như bạn bè. Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập. HS khác đọc lại câu văn - HS suy nghĩ và tự làm, 3 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - HS đọc thầm bài. Vài HS nêu yêu cầu của bài tập - 1 HS lên bảnglàm bài - Cả lớp làm vào vở BT. HS đổi chéo vở để kiểm tra. 3, Củng cố, dặn dò : - Hệ thống lại kiến thức đã học. - Giáo viên nhận xét giờ học. _________________________ Thủ công Đ28 Làm đồng hồ để bàn ( tiết1) I. Mục tiêu: - HS biết vận dụng kĩ năng cắt dán để làm đồng để bànbằng giấy thủ công và bìa. - HS làm đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật. - Hứng thú với giờ học làm đồ chơi. II. Chuẩn bị: Kéo giấy thủ công, tranh qui trình. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ( 2/): Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. B. Dạy bài mới(33 phút) 1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan sát để HS rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các số ghi trên mặt đồng hồ. - HS liên hệ và so sánhđồng hồ mẫuvới đồng hồ để bàn trong thực tế. Nêu tác dụng của đồng hồ. 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu: - GV hướng dẫn cách làm đồng hồ để bàn. + Bước 1: Cắt giấy. + Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ: làm khung, làm mặt, làm đế, làm chân đồng hồ. + Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh: Dán mặt đồng hồ vào khung. Dán khung vào phần đế. Dán khung đỡ vào mặt sau đồng hồ. - HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn. - GV tổ chức cho HS tập làm mặt đồng hồ. Gvquan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. 3. Củng cố,dặn dò:(1 phút) - GV hệ thống kiến thức. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS. __________________________________ Chính tảĐ56 Nhớ- viết: cùng vui chơi. I. Mục tiêu - Nhớ viết lại chính xác 3 khổ thơ cuối của bài “ Cùng vui chơi” - Làm đúng BT chính tả phân biệt l/n . II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết ( 3 lần)bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: ( 3’) GV đọc cho 2 HS viết bảng, lớp viết nháp: thiếu niên, nai nịt, khăn lụa. Nhận xét. B. Bài mới: ( 32’) 1. GTB. 2. Hướng dẫn viết chính tả: a. Hướng dẫn chuẩn bị: - 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Cùng vui chơi” - 2 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối. GV hỏi: Vì sao tác giả nói “ Chơi vui học càng vui” - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: +Bài viết có mấy khổ thơ? Trình bày như thế nào? + Các dòng thơ trình bày như thế nào? - HS viết từ khó, dễ lẫn: HS đọc và viết các từ vừa tìm được - HS gấp SGK viết bài vào vở chính tả. - Soát lỗi - Chấm chữa bài: GV thu 5, 7 vở để chấm, nhận xét từng bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: - GV chọn bài tập 2a. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS tự làm và chữa bài - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 4. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức đã học. - Giáo viên nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 28 tháng 3 năm 2008 ToánĐ140 Đơn vị đo diện tích, xăng- ti- mét vuông. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết 1 cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm - Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. - Hiểu được số đo diện tích của 1 hình theo xăng-ti-mét vuông chính là số ô vuông 1 cm2 có trong hình đó. II. Đồ dùng dạy học: Hình vuông có cạnh 1 cm2 cho từng HS. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: ( 4’) 1 HS lên bảng làm bài tập 3. Nhận xét. B. Bài mới: ( 31’) 1. GTB. 2. Giới thiệu xăng-ti-mét vuông (cm2) - GV: + Để đo diện tích của 1 hình, ta dùng đơn vị đo diện tích là cm2 + xăng-ti-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm. GV cho HS lấy hình vuông cạnh 1cm có sẵn, đo cạnh đúng 1 cm. Đó là 1cm2 + xăng-ti-mét vuông viết tắt: cm2 3. Thực hành: Bài 1: - GV nêu: Bài tập yêu cầu các em đọc và viết các số đo diện tích theo cm2. Hướng dẫn cách viết - HS tự làm, 5 HS lên bảng làm bài. - GV chỉ bảng, HS đọc các số đo vừa viết. Bài 2: - GV yêu cầu HS quan sát hình A rồi hỏi: Hình A có mấy ô vuông? Mỗi ô có diện tích là bao nhiêu? - GV: Khi đó ta nói diện tích hình a là 6 cm2 - Tiến hành tương tự. GV yêu cầu HS so sánh hai hình A & B Bài 3: - HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài tập. - HS tự làm, GV chốt lại lời giải đúng. Bài 4: - HS đọc đề và tự làm, 1 HS lên bảng giải. - Nhận xét, chữa bài. GV củng cố cách so sánh diện tích 2 hình. 4, Củng cố, dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức đã học. - Giáo viên nhận xét giờ học. Tự nhiên xã hộiĐ56 Mặt trời. I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt. ( HĐ1) - Vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất. ( HĐ2) - Kể 1 số ví dụ về con người sử dụng ánh sáng và nhiệt độ của mặt trời trong cuộc sống hàng ngày. ( HĐ3) II. Đồ dùng dạy học: các hình trong SGK trang 110, 111. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: ( 4’) Kể về 1 loài thú rừng mà em biết. Nhận xét. B. Bài mới: ( 31’) 1, GTB. 2, Hoạt động 1: Thảo luận nhóm *Bước 1: HS thảo luận theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các câu hỏi: + Vì sao ban ngày không cần đèn chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? + Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Vì sao? + Nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt. * Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. * GV kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt 3, Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời: - HS quan sátphong cảnh xung quanh trường và thảo luận trong nhóm theo gợi ý sau: + Nêu ví dụ về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật và thực vật. + Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên trái đất? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV lưu ý HS về một số tác hại của ánh sáng và nhiệt của mặt trời đối với sức khoẻ và đời sống con người như cảm nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô. - GV kết luận: Nhờ có mặt trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh. 3. Hoạt động 3: HS làm việc với SGK - GV hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời. - GV gọi 1 số HS trả lời trước lớp. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế hằng ngày: Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời để làm gì? - GV bổ sung và mở rộng cho HS biết về những thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng mặt trời( pin mặt trời). 4. Hoạt động 4: Thi kể về mặt trời: - HS kể về mặt trời trong nhóm - Đại diện nhóm kể trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm kể hay, đúng, nội dung phong phú. 5. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức đã học. - Giáo viên nhận xét giờ học. Tập làm văn Đ28 Kể lại trận thi đấu thể thao. Viết lại tin thể thao. I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói: Kể 1 cách tự nhiên, rõ ràng 1 trận thi đấu thể thao được xem hoặc nghe theo gợi ý SGK - Rèn kĩ năng viết: Viết lại 1 tin thể thao. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết các gợi ý kể về 1 trận thi đấu thể thao. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: ( 4’)GV nhận xet, rút kinh nghiệm bài tập làm văn của HS trong tiết kiểm tra giữa học kì II. B. Bài mới: ( 31’) 1, GTB. 2, Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - 1 HS đọc bài. 1HS khác đọc phần gợi ý. - GV hỏi: + Trận đấu đó là môn thể thao nào? + Em đã tham gia hay chỉ xem thi đấu? Em cùng xem với những ai? + Trận thi đấu được tổ chức ở đâu? Khi nào? Giữa đội nào với đội nào? Diễn biến? Cổ động viên? Kết quả? - GV nhắc HS: + Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã nhìn thấy trên sân vận động hoặc trên ti vi… + Kể dựa theo gợi ýnhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi ý. - 1 HS kể mẫu. GV nhận xét, rút kinh nghiệm. - 2 HS ngồi cạnh kể cho nhau nghe. - 1 số HS thi8 kể trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay , hấp dẫn nhất. 3, Củng cố, dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức đã học. - Giáo viên nhận xét giờ học. ______________________________________ Thể dục Đ56 Ôn bài thể dục với hoa hoặc cờ. Trò chơi “Hoàng Anh- Hoàng Yến ” I. Mục tiêu: - Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ . Yêu cầu thuộc bài và thực hiện tương đối chính xác. Riêng em Giang thực hiện với yêu cầu thấp hơn. - Chơi trò chơi " Hoàng Anh- Hoàng Yến" yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. Em Giang chỉ cần biết cách chơi. II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường vệ sinh sạch sẽ. Còi, mỗi em 2 bông hoa. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1, Phần mở đầu: (5') - Tập hợp báo cáo. - Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Đứng theo vòng tròn, tập khởi động các khớp. - Trò chơi: "Kết bạn" - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên. 2, Phần cơ bản (25/) - Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác với hoa hoặc cờ. + Cả lớp tập theo đội hình đồng diễn thể dục, bài thể dục phát triển chung được thực hiện liên hoàn 2 x 8 nhịp, cán sự điều khiển. + GV quan sát giúp đỡ học sinh. + Chia nhóm luyện tập.Tổ trưởng điều khiển. + Biểu diễn giữa các nhóm 1 lần 2 x 8 nhịp. - Trò chơi "Hoàng Anh- Hoàng Yến" + Chia số HS trong lớp thành các đội đều nhau. + GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. + GV yêu cầu HS chơi thử. Rút kinh nghiệm. + Chơi chính thức. + GV quan sát, nhắc nhở HS chơi đúng luật 3, Phần kết thúc (5/) - Đi thường theo nhịp và hát. - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học - Dặn: Về nhà ôn bài thể dục phát triển chung. ************************************************************************ Phần kí duyệt của giám hiệu

File đính kèm:

  • docldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (14).doc
Giáo án liên quan