Tự nhiên xã hội - Tiết 3: Hệ cơ

1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh có thể:

- Chỉ và nói được tên một số cơ của cơ thể.

- Biết được rằng cơ có thể co, duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.

2. Kĩ năng:

- Học sinh thực hành đúng các động tác co và duỗi tay.

3. Thái độ:

- Học sinh có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự nhiên xã hội - Tiết 3: Hệ cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội - Tiết 3 Ngày soạn: Giáo viên: Võ Thị Tài Ngày dạy: HỆ CƠ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh có thể: Chỉ và nói được tên một số cơ của cơ thể. Biết được rằng cơ có thể co, duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được. 2. Kĩ năng: Học sinh thực hành đúng các động tác co và duỗi tay. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ hệ cơ. Học sinh: SGK, VBT. III. Các hoạt động: 1. Khởi động (1’): Hát 2. Bài cũ 4’: Bộ xương Giáo viên cho học sinh lên chỉ và nêu tên 1 số bộ xương, khớp xương. Nêu cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương. Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài (1’): Hôm nay, các em học bài: Hệ cơ. 4. Phát triển các hoạt động (30’): * Hoạt động 1: Quan sát hệ cơ + Mục tiêu: Học sinh nhận biết và gọi tên một số cơ của cơ thể. + Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp. + ĐDDH: Tranh, SGK. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong sách và yêu cầu học sinh chỉ ra và nói tên một số cơ của cơ thể. - Học sinh quan sát tranh. - Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi. - Học sinh thực hiện. - Giáo viên treo hình vẽ hệ cơ lên bảng và cho học sinh xung phong lên vừa chỉ, vừa nói tên các cơ. - Học sinh nêu. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên kết luận: Trong cơ thể ta có rất nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dáng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện được cử động như chạy, nhảy, ăn, uống. * Hoạt động 2: Thực hành co và duỗi tay + Mục tiêu: Biết được cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể cử động được. + Phương pháp: Thực hành, quan sát. + ĐDDH: SGK. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2 trong SGK và làm động tác giống hình vẽ. + Giáo viên cho học sinh quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ ở cánh tay khi co. + Giáo viên cho học sinh duỗi tay ra, quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ khi duỗi xem nó thay đổi như thế nào so với bắp cơ khi co. - Giáo viên cho học sinh trao đổi trong nhóm (2 bàn quay vào nhau) về câu hỏi của giáo viên. - Học sinh thảo luận nhóm. - Giáo viên cho 1 số nhóm lên trước lớp thực hành và nói về sự thay đổi của bắp cơ khi tay co và duỗi. - Học sinh thực hiện. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên kết luận: Khi cơ co, cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn. + Khi cơ duỗi cơ sẽ dài và mềm hơn. + Nhờ sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được. * Hoạt động 3: Làm gì để cơ được săn chắc? + Mục tiêu: Biết được vận động và tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ được săn chắc. + Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. + ĐDDH: + Tiến trình HĐ: - Giáo viên nêu câu hỏi: Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc? - Học sinh trả lời: tập thể dục, vui chơi. - Giáo viên chốt lại và giáo dục học sinh nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục, rèn luyện thân thể hằng ngày để cơ được săn chắc. 5. Tổng kết (3’): VN: Về thực hiện những điều đã học. CBB: Làm gì để xương và cơ thể phát triển tốt. Giáo viên nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docHe co.doc
Giáo án liên quan