Trường THCS Lại Xuân - Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 (Năm học 2011 - 2012)

Mục tiêu chung:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống trong giờ HĐ GDNGLL.

- Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học sinhTHCS.

- Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.

- Giúp học sinh hiểu biết truyền thống tốt đẹp của nhà trường làm cho học sinh có tình cảm yêu quý nhà trường, tự hào là học sinh của trường; có ý thức phát huy truyền thống của nhà trường.

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường.

- Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.

3. Thái độ:

- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo.

- Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL.

- Rèn cho học sinh có thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định về nề nếp, học tập, ý thức kỉ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản của người học sinh.

 

doc21 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trường THCS Lại Xuân - Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 (Năm học 2011 - 2012), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h bày trò chơi dân gian, ca dao tục ngữ Các tổ trình bày trò chơi, một bài ca dao, tục ngữ thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc đã sưu tầm được Thảo luận Các tổ nêu lên cảm nghĩ của mình về trò chơi, ca dao, tục ngữ vừa nêu Người dẫn chương trình yêu cầu GV nêu nhận xét Thực hành luyện tập Hoạt động 2: Thi hát đồng dao Người dẫn chương trình yêu cầu mỗi tổ hát một bài đồng dao, ban giám khảo cho điểm. Sau đó, công bố đội thắng cuộc Vận dụng GVCN yêu cầu các tổ nêu cách giữ gìn những nét đẹp đó, đồng thời cam kết sẽ thực hiện điều đã hứa VI. TƯ LIỆU Một số câu ca dao ca ngơi vẻ đẹp quê hương, đất nước 1. Thăng Long Hà Nội đô thành Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ Cố đô rồi lại tân đô Nghìn năm văn vật bây giờ là đây 2. Đông Ba, Gia Hội, hai cầu Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông 3. Xứ Cần Thơ nam thanh ,nữ tú Xứ Rạch Giá vượn hú chim kêu. 4. Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng 5.Ai qua phố Nhổn, phố La Dừng chân ăn miếng chả dài thơm ngon Ngọt thay cái quả cam tròn Vừa thơm vừa mát hãy còn ở Canh 6. Quãng Nam có núi Ngũ Hành Có sông chợ Củi, có thành Đồng Dương 7. Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm 8. Thứ nhất là Hội Cổ Loa Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm. Một số trò chơi dân gian Nhún đu (Đánh đu) Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau. Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm. Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái. Kéo co Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng. Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên". Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. đang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được. Hoạt động 2: TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG VÀ NHỮNG NÉT ĐỔI THAY CỦA QUÊ HƯƠNG Ngày hoạt động: 11, 18/1/2011 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất và những nét đổi thay của quê hương, địa phương mình 2. Kỹ năng : - Tin tưởng, Tự hào về quê hương, càng yêu mến quê hương, làng xóm, trường lớp đất nước mình hơn. 3. Thái độ : - Có ý thức học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với những nét đổi thay của quê hương đất nước. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kỹ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Thảo luận. - Bản đồ tư duy. - Biểu đạt sáng tạo. - Hỏi và trả lời. - Kể chuyện IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tổ chức kể chuyện, trao đổi, thảo luận về những nét đổi thay ở quê hương. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: Xây dựng bản đồ tư duy: a. Tọa đàm: Người điều khiển lần lượt nêu các vấn đề hoặc câu hỏi: Ví dụ: - bạn hãy kể tên những anh hùng liệt sỹ ở địa phương mà bạn được nghe kể chuyện hoặc sưu tầm được? - Truyền thống cách mạng tiêu biểu của quê hương bạn là gì? b. Người điều khiển treo lên bảng 1 tờ giấy A0 có chủ đề : Những nét đổi thay ở quê hương - Phát cho Hs phiếu nhỏ, yêu cầu một nửa Hs viết ra các đổi thay của đất nước. - Hs dán lên tờ giấy A0 . - Người điều khiển cho Hs đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau. - Người điều khiển mời giáo viên cho ý kiến. 2. Kết nối: - Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ. - Mỗi nhóm làm việc với 1 hay 2 câu hỏi. Câu hỏi được viết sẵn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm. - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0. - Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp. - Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận. - Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó. - Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển mời giáo viên cho ý kiến. - Hoạt động 3: Văn nghệ - Các hình thức văn nghệ : hát, múa . . . - Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ. 3. Thực hành/luyện tập: Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện xứng đáng với những đổi thay của quê hương đất nước. - Người điều khiển yêu cầu các tổ thảo luận xây dưng kế hoạch học tập và rèn luyện của tổ. Bản kế hoạch được trình bày trên giấy A0. - Các tổ thảo luận kế hoạch. - Các bản kế hoạch của các tổ được treo lên bảng đen. - Mời đại diện các tổ trình bày kế hoạch học tập và rèn luyện của tổ. - Giáo viên nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đầu học tập và rèn luyện của các tổ. 4. Vận dụng: - GV yêu cầu mỗi Hs về nhà xây dựng kế hoạch riêng cho bản thân để phấn đấu học tập và rèn luyện xứng đáng với những đổi thay của quê hương đất nước. VI. TƯ LIỆU: Một số câu hỏi thảo luận cho Hoạt động: 1) Truyền thống cách mạng tiêu biểu ở quê hương em là gì? 2) Quê hương em đã có những sự thay đổi nào? 3) Những đổi thay nào đang diễn ra ở địa phương ? 4) Là một HS đang ngồi trên ghế nhà trường, em có thể làm gì để góp phần mình vào công cuộc đổi mới của quê hương? Chủ điểm tháng 3: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN Mục tiêu chung: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu những nét tiêu biểu về mục đích, vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và truyền thống vẻ vang của Đoàn 2. Kỹ năng: - Tự hào, tin tưởng vào Đoàn, tôn trọng các anh chị đoàn viên 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh thái độ học tập và rèn luyện theo các gương tốt đoàn viên, có ý thức phấn đấu để trở thành đoàn viên Hoạt động 1+2: RÈN LUYỆN THEO GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN Ngày hoạt động: 18,25/03/2011 I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau hoạt động học sinh có khả năng: - Hiểu rõ những phẩm chất, năng lực tốt đẹp của những gương sáng đoàn viên tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất và trong học tập mà em cần phải noi theo 2. Kỹ năng: - Biết xây dựng kế hoạch để phấn đấu học tập và rèn luyện theo gương sáng đoàn viên. 3. Thái độ: - Cảm phục và yêu mến các gương sáng đoàn viên. II- CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG: - Tên tuổi các gương sáng đoàn viên tiêu biểu. - Kế hoạch, học tập và rèn luyện theo gương sáng đoàn viên. - Mức độ: Liên hệ III- CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Bản đồ tư duy. - Thảo luận. - Biểu đạt sáng tạo. - Hỏi và trả lời. IV- TÀI LIÊU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Các gương sáng đoàn viên. - Các câu hỏi thảo luận. - Các bài thơ, bài hát, câu chuyện về gương sáng Đoàn viên - Câu hỏi, câu đố, đáp án, thang điểm. - Giấy A0, bút lông. - Phiếu học tập, hồ dán. V- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: Xây dựng bản đồ tư duy: - Phát cho HS phiếu nhỏ, yêu cầu mỗi HS ghi ra các phẩm chất của người Đoàn viên - HS dán lên bảng đen. - Người điều khiển cho HS đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau. - Người điều khiển mời giáo viên tổng hợp 2. Kết nối: - Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ. - Mỗi nhóm làm việc với 1 hay 2 câu hỏi. Câu hỏi được viết sẳn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm. - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0. - Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp. - Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận. - Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó. - Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến. - Hoạt động 3: Văn nghệ - Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm, diễn kịch.. - Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ. 3. Thực hành/luyện tập: - Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch rèn luyện để được đứng vào hàng ngũ của Đoàn - Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ. - Mỗi nhóm suy nghĩ bàn bạc thảo luận để xây dựng kế hoạch. - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0. - Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp. - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận. - Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và góp ý kiến bổ sung. - Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển mời giáo viên cho ý kiến. 4. Vận dụng: - GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy nghĩ về bản kế hoạch. Từ đó, mỗi học sinh đề ra các hoạt động cụ thể trong việc rèn luyện để được đứng vào hàng ngũ của Đoàn VI- TƯ LIỆU: Một số câu hỏi thảo luận cho Hoạt động 1)Hãy kể tên các đoàn viên đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. 2) Học sinh như chúng ta cần phải phấn đấu như thế nào để trở thành một thành viên của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ?

File đính kèm:

  • docGiao an Hoat dong NGLL khoi 72012.doc