Trọng tâm và điểm khó của chương trình Tiếng việt tiểu học

Xuất phát từ mục tiêu của môn học, các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trở thành trọng tâm học và luyện tập suốt bậc tiểu học. Kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là một hệ thống kĩ năng đặc biệt, vừa liên quan đến hoạt động của bộ não, của tư duy vừa liên quan đến hoạt động của một số giác quan. Nó mang tính hệ thống cao, là hệ thống của các hệ thống. Nó gắn liền với văn hóa ứng xử, mang đậm tính dân tộc, gắn với vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết của cá nhân. Nó còn mang tính thực hành cao, gắn liền với các dạng hoạt động lời nói, các tình huống giao tiếp.

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trọng tâm và điểm khó của chương trình Tiếng việt tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6. Trọng tâm và điểm khó của chương trình: 6.1. Các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là trọng tâm của chương trình Xuất phát từ mục tiêu của môn học, các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trở thành trọng tâm học và luyện tập suốt bậc tiểu học. Kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là một hệ thống kĩ năng đặc biệt, vừa liên quan đến hoạt động của bộ não, của tư duy vừa liên quan đến hoạt động của một số giác quan. Nó mang tính hệ thống cao, là hệ thống của các hệ thống. Nó gắn liền với văn hóa ứng xử, mang đậm tính dân tộc, gắn với vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết của cá nhân. Nó còn mang tính thực hành cao, gắn liền với các dạng hoạt động lời nói, các tình huống giao tiếp. 6.2. Luyện tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trên hai phương diện gắn với hoạt động của các giác quan và hoạt động tư duy Đề cao việc học tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là điểm mới và điểm khó của chương trình. Để giảng dạy tốt các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cần nắm được hai phương diện của các kĩ năng này: phương diện kĩ thuật và phương diện thông hiểu nội dung. Một người muốn nói hoặc viết được trước tiên phải xây dựng nội dung các thông báo (lập mã) sau đó truyền thông báo đi (bằng âm thanh hoặc chữ viết). Một người muốn nghe hoặc đọc được trước tiên phải tiếp nhận được các thông báo (qua con đường nghe các âm thanh hoặc đọc các chữ viết) sau đó phải giải mã để hiểu được các nội dung chứa trong thông báo đó. Phương diện thông hiểu nội dung hoặc diễn đạt đúng nội dung gắn liền với các hoạt động của bộ não. Hàng loạt thao tác tư duy được huy động (lựa chọn, phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống…) để đưa các ý cần nói hoặc viết vào thông báo (khi lập mã) hoặc rút ra các ý gửi gắm trong thông báo (khi giải mã). Rất khó tách rời hai phương diện này trong kĩ năng nghe hoặc nói, đọc hoặc viết. Nhiều khi nội dung thông báo được gửi gắm ngay trong các động tác có tính chất kĩ thuật. Lúc đó người giải mã phải tìm cách hiểu được cả các nội dung đó. Ví dụ, kéo dài giọng nói của một từ, một ngữ nào đó của thông báo, giọng đọc diễn cảm một văn bản có thể cho người nghe biết một thông tin có khi còn quan trọng hơn cả thông tin trong chính thông báo. Song điều ấy không xoá nhoà được hai phương diện của các kĩ năng nghe, nói, đọc viết. Chương trình Tiếng Việt tiểu học chú ý dạy học sinh phương diện kĩ thuật của các kĩ năng dạy đọc thành tiếng và đọc thầm, dạy viết chữ, dạy nói rõ ràng, to; dạy phân biệt các âm, vần dễ lẫn lộn khi nghe… Chương trình còn chú ý dạy nhiều hơn các kĩ năng gắn với việc thông hiểu nội dung, sự diễn đạt đúng nội dung các văn bản hoặc thông báo. Trong kĩ năng nghe có mục “nghe hiểu”, trong kĩ năng đọc có mục “đọc hiểu”, trong kĩ năng nói có mục “nói trong hội thoại, nói thành bài”… Các mục này đề ra mức độ và yêu cầu luyện tập các kĩ năng gắn với sự thông hiểu nội dung. 6.3.Luyện tập kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ở tất cả các cấp độ, từ thấp đến cao Các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là một hệ thống phức hợp các kĩ năng bộ phận và kĩ năng tổng hợp. Nói cách khác mỗi kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là một hệ thống phức tạp. Ví dụ, về kĩ năng viết, để viết được một văn bản hoàn chỉnh, học sinh phải huy động cả một hệ thống nhiều kĩ năng bộ phận. Trước hết là kĩ năng viết chữ (viết con chữ, tiếng, từ ...), sau đó là kĩ năng viết đúng (về chính tả, về từ, về câu), các kĩ năng lựa chọn sắp xếp tư liệu, ý tứ để tạo thành dàn bài; kĩ năng liên kết câu, liên kết đoạn, dựng đoạn văn ... để thành bài hoàn chỉnh; kĩ năng kiểm tra, sửa chữa bài viết và đánh giá kết quả... Do vậy, việc tổ chức dạy luyện tập kĩ năng sử dụng Tiếng Việt được chia nhỏ thành các kĩ năng bộ phận và gắn với yêu cầu mức độ luyện tập khác nhau ở từng lớp (nhất là ở các lớp 1,2,3). Chỉ khi đã thành thạo các kĩ năng bộ phận, chương trình mới tiến tới việc luyện tập các kĩ năng tổng hợp (chủ yếu ở lớp 4, 5). 6.4. Kết hợp luyện tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt với việc học văn hoá ứng xử bằng ngôn ngữ của người Việt, tích luỹ kinh nghiệm giao tiếp Dạy luyện tập kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong các dạng hoạt động lời nói, và các tình huống giao tiếp đa dạng là một nguyên tắc quan trọng trong việc thực hiện chương trình Tiếng Việt tiểu học. Bởi lẽ, ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với văn hóa của một dân tộc, nhất là văn hóa ứng xử. Thông qua các bài tập thực hành đơn giản như giới thiệu về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè ... theo mục đích nhất định, học sinh được luyện tập về các kĩ năng ứng xử trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Ví dụ, về dạy luyện tập kĩ năng nói, chương trình đã qui định có hai dạng kĩ năng cần rèn luyện: nói trong hội thoại, và nói thành bài. Hai dạng kĩ năng này được dạy ở tất cả các phân môn Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp đã trình bày ở trên, thông qua nhiều dạng bài tập như: -Dựa vào kênh hình, tập nói thành câu, đoạn, bài. -Dựa vào câu hỏi gợi ý hoặc câu nêu ý chính, tập nói thành câu, đoạn, bài. -Dựa vào thực tế và kinh nghiệm của bản thân để nói thành lời. -Thực hành luyện nói bằng hình thức trò chơi hội thoại... Điều quan trọng là các bài thực hành dạy luyện nói đều cố gắng tạo ra môi trường giao tiếp bằng cách đưa ra các tình huống ứng xử cụ thể, các hoàn cảnh giao tiếp phù hợp với yêu cầu rèn luyện. 6.5. Dạy tri thức Tiếng Việt gắn với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt Kĩ năng sử dụng Tiếng Việt giúp học sinh nhận diện, phát hiện, hoàn thiện các tri thức Tiếng Việt; ngược lại, tri thức Tiếng Việt góp phần ý thức hóa kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh. Để thực hiện yêu cầu này, chương trình quy định hai mức độ học tri thức Tiếng Việt. Ở lớp 1,2,3, tri thức Tiếng Việt không có tiết học riêng. Các đơn vị tri thức quy định cho 3 lớp học này giúp giáo viên có cơ sở lí luận để dạy các kĩ năng cho học sinh, chưa yêu cầu học sinh phải học thành bài các khái niệm, quy tắc. Ngược lại, ở các lớp 4 và 5, tri thức Tiếng Việt được dạy thành các tiết học riêng sắp xếp thành hệ thống (mặc dù chỉ là tri thức sơ giản) và vẫn gắn với việc luyện tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.

File đính kèm:

  • docTrong tam va diem kho chuong trinh Tieng viet Tieuhoc.doc
Giáo án liên quan