Đại chiến thứ 2 kết thúc, một số chính khách Âu thấy rằng châu Âu cần được liên kết chặt chẽ, tr¬¬ước hết là kinh tế và chính trị để có vị trí xứng đáng hơn, tiến tới thành lập Hợp chủng quốc châu Âu từng bước cạnh tranh với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hùng mạnh.
Nỗ lực nhất thể hóa châu Âu được hình thành từ những năm 50 thế kỷ 20. Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than Thép ký năm 1952 đã đặt nền móng cho việc hình thành Liên minh châu Âu rộng lớn ngày nay.
Liên minh châu Âu (EU) là hình thức hội nhập khu vực ở trình độ cao với nhiều triển vọng tốt đẹp cho các nư¬¬ớc thành viên và cho toàn châu Âu, đang phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực phấn đấu trở thành khu vực phát triển nhất hành tinh, đủ sức đối phó với các thách thức toàn cầu trong thế kỷ 21, có lợi cho xu thế hoà bình và hợp tác phát triển toàn cầu.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triển vọng xuất khẩu vào EU sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống của ISO, đánh giá về chất lượng công tác quản lý của một tổ chức, nhưng không đưa ra những tiêu chuẩn hoạt động cụ thể định trước.
Chứng chỉ FSC là chứng chỉ nổi tiếng đã được quốc tế và nhiều tổ chức tiêu dùng và môi trường công nhận. Mới đây, hơn 8 triệu héc ta rừng đã được cấp chứng chỉ FSC trên thế giới. Chứng chỉ FSC cũng bao trùm lên “dây chuyền giám hộ” gỗ, đảm bảo là gỗ đã được cấp chứng chỉ FSC không đựơc trộn với gỗ được sản xuất theo cách không bền vững ở bất kỳ khâu nào trong suốt quá trình vận chuyển hoặc chế biến. Tất cả gỗ có chứng chỉ FSC có thể được truy tìm lại nguồn gốc nếu cần thiết.
Hầu hết các bên trong ngành lâm nghiệp xem việc cấp chứng chỉ là cách mở đường, và đây là điều quan trọng đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển để có thể tiếp cận thị trường. Ngày càng tăng các chủng loại đồ gỗ ngoài vườn trong các cửa hàng bán dụng cụ, vật liệu tự làm ở Châu Âu. Thị trường Tây Bắc Âu đặc biệt là Anh, Bỉ, Hà Lan và Đức đang trở nên có nhận thức mạnh mẽ việc cấp chứng chỉ. Các nhà buôn có khuynh hướng chỉ yêu cầu các chứng chỉ rừng, trong khi các nhà bán lẻ có khuynh hướng yêu cầu thêm các nhãn khác. Các nhóm doanh nghiệp đã cam kết chỉ mua những sản phẩm đã được cấp chứng chỉ sau một thời hạn nhất định.
Các chương trình chứng nhận khác trong lâm nghiệp bao gồm The Pan-European Forest Certification Scheme (PEFC) và một nhãn khác được thiết lập bởi ITTO, Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế. ITTO xúc tiến các tiêu chuẩn lâm nghiệp trong các nước thành viên thông qua một loạt các sáng kiến, gồm Hiệp định gỗ quốc tế, ITTA.
9 - Quy tắc ứng xử
Đạo đức kinh doanh, tính chính trực và trách nhiệm xã hội đã trở thành điều quyết định quan trọng về chất lượng của một công ty. Các nhóm lợi ích, các chính phủ, các tổ chức giáo dục, các hiệp hội ngành hàng khuyến khích các công ty và toàn bộ các ngành thi hành quy tắc ứng xử để cải tiến các điều kiện về lao động của nhà cung cấp ở các nước đang phát triển, vì vậy các công ty đang thiết lập các nguyên tắc kinh doanh tổng thể hoặc quy tắc ứng xử của chính họ, theo các hướng dẫn được khẳng định bởi các tổ chức này. Quy tắc ứng xử là một tuyên bố chính thức những giá trị và tập quán kinh doanh cuả một công ty, nó phản ánh lập trường của một công ty đối với đạo đức kinh doanh, các điều kiện về lao động và môi trường, về cách thức công ty đóng góp một cách tích cực cho các yếu tố này. Bên cạnh đó, công ty phải ban hành các cơ chế bảo đảm, đã được thiết kế để đánh giá những tác động thực của Quy tắc ứng xử.
10 - Giấy chứng nhận trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm Xã hội 8000 (SA 8000) là một tiêu chuẩn quốc tế về nơi làm việc nhằm mục đích đảm bảo nguồn gốc đúng đắn của hàng hoá và dịch vụ. Đây là một tiêu chuẩn tự nguyện và coi các vấn đề chủ chốt như lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khoẻ và an toàn, bồi thường, phân biệt đối xử, giờ làm việc, tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể và các tập quán kỷ luật.
SA 8000 dựa trên các định chuẩn quốc tế về nơi làm việc của ILO – Tổ chức Lao động Quốc tế và về các hiệp định và công ước của Liên hiệp quốc (Nhân quyền, Quyền của trẻ em). Sự ủng hộ của các tổ chức quan trọng này và đòi hỏi của khách hàng và người tiêu dùng trên toàn cầu đã làm tăng tầm quan trọng của SA 8000. Hiện đã có các công ty được cấp chứng nhận SA 8000 trên 22 ngành nghề ở 30 nước khắp 5 châu.
Social Accountability International là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 1997 để chứng nhận tiêu chuẩn SA 8000. Các công ty đáp ứng yêu cầu sẽ có quyền niêm yết chứng nhận SA 8000 trong vòng 3 năm kể từ khi được cấp.
11 - Thương mại công bằng
Thương mại công bằng là thương mại đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển về mặt xã hội, kinh tế và môi trường của các nhà sản xuất và chủ đất qui mô nhỏ ở các nước đang phát triển. Các sản phẩm thương mại công bằng gồm hàng dệt may, đồ trang sức, nhạc cụ bản địa, vật trang trí và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác, cộng với đồ thực phẩm như cà phê, chè, mật ong, các loại hạt và gia vị. Tương tự như đối với các nhãn mác môi trường, các nhãn mác về thương mại công bằng cũng khác nhau ở từng nước, ví dụ Hà lan dùng nhãn Max Havelaar.
The Fair Trade Labelling Organization International (FLO) chịu trách nhiệm điều phối các nhãn mác thương mại công bằng và các tổ chức cấp giấy chứng nhận trên toàn thế giới. Có hai bộ tiêu chuẩn chung đối với người sản xuất : một cho các trang trại nhỏ, được tổ chức trong các hợp tác xã hay trong các tổ chức khác với một cấu trúc dân chủ và tham gia tự nguyện, và một bộ khác cho công nhân làm việc trong các đồn điền và nhà máy. Bộ tiêu chuẩn thứ hai này áp dụng cho người lao động có tổ chức, được chủ sử dụng lao động trả lương thích đáng, đảm bảo quyền tham gia công đoàn và được cung cấp chỗ ở tốt một cách thích đáng. Các đồn điền và các nhà máy phải tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu về sức khoẻ, an toàn và môi trường, và không có lao động trẻ em hay lao động cưỡng bức. Nếu các trang trại nhỏ, các đồn điền và các nhà máy tuân thủ các tiêu chuẩn này, tổ chức thương mại công bằng sẽ dành cho các sản phẩm của họ một giá “công bằng”. Giá này sẽ giúp họ và gia đình họ có một cuộc sống đầy đủ. Các tổ chức thương mại công bằng cũng giúp người sản xuất trong việc phát triển sản phẩm, giáo dục và đào tạo, tiếp thị, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm.
Nhãn hiệu thương mại công bằng (Fair trade Mark)
Các sản phẩm có thể được cấp Các sản phẩm đang trong quá trình nhãn hiệu thương mại công bằng xem xét, phát triển
cà phê và chè hoa quả nhiệt đới (kể cả hoa quả khô)
cocoa và chocolate các sản phẩm bông
mật ong và đường gạo, hạt các loại và dầu
nước quả trà dược thảo và trà quả
hoa quả tươi rượu vang
snacks và bánh qui đồ thủ công mỹ nghệ
Trong năm 2003 hơn 360 nhóm các nhà sản xuất ở 40 quốc gia được cấp chứng chỉ thương mại công bằng đã hưởng lợi từ chương trình này.
12 - Quản lý chất lượng
Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, cũng giống như tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001 và SA 8000, liên quan đến quản lý công ty. Điều này tương phản với các tiêu chuẩn, nhãn hiệu, ký hiệu khác vốn liên quan đến sản phẩm hay quá trình sản xuất. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng không mang tính bắt buộc cho việc thâm nhập thị trường EU, nhưng là một yêu cầu công nghiệp trong một số ngành/lĩnh vực. Điều này rõ ràng góp phần xây dựng hình ảnh của công ty trên thị trường.
ISO 9000:2000
Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quan trọng nhất là các tiêu chuẩn theo ISO 9000:2000. Cùng với ISO 14000 các tiêu chuẩn này được gọi là các tiêu chuẩn “hệ thống quản lý chung”. Tức là các tiêu chuẩn như nhau được áp dụng cho tất cả các tổ chức bất kỳ, lớn hay nhỏ, công ty sản xuất hay dịch vụ, tư nhân hay công cộng. “Hệ thống quản lý” bao hàm những việc mà tổ chức làm để quản lý các quá trình, hay hoạt động của mình.
Để đáp ứng yêu cầu thực tế trước những phát triển mới trong lĩnh vực quản lý chất lượng, Tổ chức quốc tế về tiêu chuản hoá (International Organization for Standardization – ISO) đã cập nhật các tiêu chuẩn ban hành năm 2000 và phát triển các seri ISO 9000:2000. Các seri này cung cấp các khuôn khổ cho công tác quản lý, đảm bảo chất lượng và thể hiện sự nhất trí quốc tế về các thuộc tính quan trọng của một hệ thống quản lý chất lượng. Chứng chỉ ISO được coi là một tài sản quan trọng của những doanh nghiệp sở hữu nó. Đây là một ưu thế bán hàng quan trọng khi hoạt động kinh doanh tại thị trường EU đầy cạnh tranh và tạo dựng niềm tin một cách mạnh mẽ với đối tác kinh doanh. Các chương trình quản lý chất lượng, sức khoẻ, an toàn và môi trường thường được lồng ghép, đan xen với các kế hoạch quản lý ISO tổng thể. Ngày nay, toàn thế giới có hơn 200.000 tổ chức được cấp chứng chỉ ISO 9000.
Các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển được cấp chứng chỉ ISO sẽ thu hút sự chú ý của các khách hàng triển vọng ở EU. Tại thị trường EU đầy cạnh tranh, các khách hàng thường được thoả mái lựa chọn hàng hoá từ một số nhà cung cấp, vì vậy chứng chỉ ISO có thể là một yếu tố quyết định trong quá trình lựa chọn đối tác. Tuy nhiên, để được cấp chứng chỉ ISO, doanh nghiệp cần phải có các cam kết chắc chắn và đầy đủ trên cơ sở các nguồn nhân lực và tài lực. Doanh nghiệp cần phải có một cán bộ chuyên trách về chất lượng, chịu trách nhiệm đối với chính sách quản lý chất lượng, thủ tục, thực hiện, giám sát và theo dõi hồ sơ cần thiết. Hơn thế nữa, việc kiểm toán định kỳ nội bộ và kiểm toán bên ngoài cũng là yêu cầu bắt buộc và các việc này đều tốn kém về tiền bạc và thời gian.
Việc xem xét, sửa đổi các series ISO 9000:2000 được xuất phát từ ý tưởng Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management – TQM), một tríêt lý dựa trên sự hài lòng của khách hàng và không ngừng nâng cao thành tích. Kể từ lần điều chỉnh gần đây nhất các tiêu chuẩn ISO được thực hiện năm 2000, đến nay còn 3 tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng:
ISO 9000:2000 (QMS – các qui tắc cơ bản và từ ngữ)
ISO 9001:2000 (QMS – các yêu cầu)
ISO 9004:2000 (QMS – Hướng dẫn nâng cao thành tích)
Các tiêu chuẩn ISO có thể là một nguồn thông tin về bí quyết công nghệ quan trọng đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển, góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu và cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới. Do khan hiếm các nguồn lực, các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển có thể gặp khó khăn khi tham gia ISO. Để giúp các nhà xuất khẩu hưởng lợi từ việc tiêu chuẩn hoá quốc tế, ISO sẵn sàng dành cho họ các mức phí thành viên ưu đãi. ISO còn thành lập một uỷ ban chính sách, DEVCO, quan tâm đặc biệt đến nhu cầu của các nước đang phát triển. Hội viên DEVCO gồm khoảng 100 tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của các nước công nghiệp hoá cũng như của các nước đang phát triển và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chuyên trách của Liên hiệp quốc và với Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế.
Tóm lại, khung pháp lý về thị trường giữa Việt Nam và EU đã được mở hoàn toàn kể từ 11/ 01/ 2007. Một thời kỳ mới với nhiều cơ hội và thách thức được đặt ra. Quan trọng và có tính quyết định là hoạt động của các doanh nghiệp.
File đính kèm:
- Trien vong xuat khau vao EU sau khi Viet Nam gia nhap WTO.doc