Tìm hiểu thời tiết

Nắng, mưa, gió, bão là những biểu hiện của thời tiết. Ở các nơi trên thế giới, thời tiết không giống nhau. Cùng một nơi, nhưng thời điểm khác nhau thì thời tiết cũng khác nhau. Các luồng khí có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác, hoặc băng qua đại dương.

Để khám phá sự biến đổi của thời tiết, Trung tâm thực hiện chương trình đã chọn một ngày nhất định (27/7) để đồng loạt gửi 15 đoàn nghiên cứu đến hơn 10 quốc gia khác nhau trên thế giới, nhằm ghi nhận sự đa dạng của thời tiết, theo dõi sự biến đổi trong một ngày.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu thời tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu thời tiết - Phần 1 Nắng, mưa, gió, bão… là những biểu hiện của thời tiết. Ở các nơi trên thế giới, thời tiết không giống nhau. Cùng một nơi, nhưng thời điểm khác nhau thì thời tiết cũng khác nhau. Các luồng khí có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác, hoặc băng qua đại dương. Để khám phá sự biến đổi của thời tiết, Trung tâm thực hiện chương trình đã chọn một ngày nhất định (27/7) để đồng loạt gửi 15 đoàn nghiên cứu đến hơn 10 quốc gia khác nhau trên thế giới, nhằm ghi nhận sự đa dạng của thời tiết, theo dõi sự biến đổi trong một ngày. Mắt bão hình thành. Ảnh : khoahoc.com.vn Thời tiết chịu ảnh hưởng sức nóng của mặt trời. Mặt trời là động cơ khởi động cỗ máy thời tiết của trái đất. Khi trái đất xoay, mặt trời tỏa sức nóng trực tiếp xuống bề mặt trái đất. Đường xích đạo là nơi có nhiệt độ cao nhất, còn các địa cực là điểm lạnh giá nhất. Thời tiết sử dụng gió của đại dương như sử dụng những chiếc quạt khổng lồ, thổi sức nóng từ xích đạo về hai miền địa cực và mang cái lạnh của địa cực về trung tâm xích đạo. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn CNN là một trung tâm quốc tế. Các nhân viên ở đây đều có kinh nghiệm trong nghề dự báo. Sáng ngày 27/7, Australia chuẩn bị có hai luồng khí áp cao và áp thấp nhiệt đới. Áp cao thường mang lại thời tiết đẹp, còn áp thấp hay tạo ra những hiện tượng không ổn định như gió mạnh và mưa nhiều. Khi áp cao và áp thấp gặp nhau, chúng tạo ra một đường ranh thời tiết. Vùng áp thấp. Ảnh: wikimedia.org Tại Newzealand, cách Australia khoảng 2.000 km về phía Đông, bộ phận không khí có áp suất cao đã đẩy vùng khí áp thấp đến đây. Tuy nhiên, khi gặp không khí lạnh, thay vì mưa lớn, áp thấp đã khiến tuyết rơi. Trên thực tế, tại Newzealand, tháng 7 chính là tháng lạnh nhất trong năm. Không khí lạnh cũng làm dày thêm lớp băng tuyết phủ trên dãy núi Anple. Nhiệt độ ở đây xuống còn 5 độ C. Tuyết. Ảnh : libichson.org Bầu khí quyển của chúng ta có nhiều tầng, càng lên cao, nhiệt độ càng thấp. Hơi nước từ các đại dương bốc lên các tầng không khí, chúng đông lại thành những hạt nhỏ li ti. Các hạt này kết lại thành những tinh thể tuyết, chúng dính lại với nhau cho đến khi đủ nặng để rơi xuống mặt đất. Nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ đóng băng, chúng sẽ tan chảy thành mưa. Hồng Kông là vùng đất nằm trên đường xích đạo, thời tiết ở đây thường rất nóng do mặt trời rọi thẳng xuống. 27/7 là thời điểm nóng nhất trong năm ở Hồng Kông. Vào tháng 7, tại phía Bắc Thái Bình Dương thường xảy ra những cơn bão nhiệt đới. Những cơn gió mậu dịch thổi từ vùng xích đạo đưa mây và sấm chớp lại gần nhau, tạo nên những cơn bão nhiệt đới. Chúng có thể gây ảnh hưởng trong một phạm vi có bán kính 400 km. Đám mây bão đi qua đại dương ấm áp tạo được tăng thêm một sức mạnh cực lớn, hơi ấm và không khí tích tụ ngày càng nhiều, gió thổi mạnh, cuối cùng hình thành một mắt bão. Tốc độ của gió bão lúc này có thể lên đến 360 km/h và có thể trút 20 tỉ tấn nước mưa trong vòng 24 giờ. Sức tàn phá của bão rất khủng khiếp. Gió mùa châu Á thổi mạnh nhất trong các tháng hè, khi ánh nắng mặt trời chiếu liên tục và trực tiếp xuống mặt đất. Khi ấy, đất sẽ nóng hơn biển. Ấn Độ trở thành một lò lửa khổng lồ phóng thích không khí nóng, hút không khí lạnh và ẩm từ biển, tạo nên những cơn gió lớn. Nước bốc hơi nhanh và do mát lạnh, chúng tạo nên sự ngưng tụ không khí, dẫn đến những trận mưa lớn và bão. Sự tàn phá của bão. Ảnh : sưu tầm Trong khi gió mùa mang đến sự sống cho nơi này thì đồng thời cũng gây thiệt hại cho nơi khác. Trong vài năm gần đây, những trận lụt tháng 7 đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân và gây thiệt hại cho hàng triệu hécta mùa màng ở bang Orissa - Ấn Độ. Trong khi ở bang Cheraphuji cũng của Ấn Độ, nền kinh tế lại rất thuận lợi nhờ thời tiết ổn định. Hoạt động của con người làm tình hình thời tiết ngày càng xấu. Lụt lội, mưa bão thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của con người. Tình trạng này nếu cứ kéo dài lâu ngày, trái đất sẽ không còn an toàn đối với con người. Tìm hiểu thời tiết - Phần 2 Ngày 27/7, tại vịnh Jeffri - miền Nam châu Phi, nhiệt độ khoảng 10 độ C, không khí se lạnh bởi những cơn gió từ ngoài khơi thổi vào. Nằm ở mũi Nam châu Phi, vịnh Jeffri là nơi hội tụ của những luồng chảy trong đại dương và của những cơn gió lớn. Nơi đây, gió lạnh từ Nam cực thổi về, gặp những cơn gió ấm áp của Ấn Độ Dương, tạo thành gió lặng thổi về vùng vịnh phía nam của Nam Cực. Những vùng gió lặng thường là nơi có những cơn sóng ngầm hiểm ác nhất. Nổi tiếng vì những cơn bão hung hãn, vịnh Jeffri là điểm bị cấm lướt ván vì những nguy hiểm bất ngờ của thời tiết. Nam Phi. Ảnh : wikipedia.org Tại Tenorif, một quần đảo của Kaneri nằm ngoài khơi biển châu Phi, những dòng hải lưu chảy đến mũi Hảo Vọng thì trở thành những con sóng hiền hòa. Thời tiết 27 độ C, bầu trời trong xanh, tươi đẹp, thu hút rất nhiều khách du lịch. London. Ảnh : wikipedia.org Ngày 27/7, nhiệt độ ở Luân Đôn là 20 độ C, buổi sáng có sương mù dày đặc, gió mậu dịch thổi theo hướng Tây Bắc. Gió mậu dịch là một loại gió đặc trưng của vùng này với những biểu hiện rất mạnh mẽ. Gió mậu dịch là một hiện tượng chuẩn của thời tiết, minh chứng cho sự quân bình của khí hậu toàn cầu. Không khí nóng ở khu vực đường xích đạo gia tăng và bị thay thế đột ngột bởi không khí lạnh từ hai bán cầu, tạo ra gió mậu dịch. Gió mậu dịch trao đổi không khí nóng để lấy không khí lạnh. Tại vùng biển phía tây Nam Phi thường xảy ra hiện tượng áp thấp. Chính sự không ổn định của thời tiết đã biến nơi đây thành cái nôi của những cơn bão lớn. Argentina. Ảnh : wikipedia.org Ngày 27/7, các quốc gia như Ushua và Argentina có nhiệt độ trung bình khoảng 5 độ C. Ushua là địa phương phải hứng chịu nhiều bão nhất. Vị trí của nó rất đặc biệt, là một trong ít quốc gia nằm dưới vĩ tuyến 50. Vào giữa mùa đông, nơi đây luôn có nguy cơ xảy ra thiên tai trên đất liền cũng như trên đại dương. Ấn Độ. Ảnh : wikipedia.org Càng di chuyển về phía bắc Nam Mỹ, thời tiết càng trở nên tĩnh lặng hơn. Tuy nhiên, nơi đây cũng không phải là vùng biển yên bình. Thành phố San Paollo, ở Brazil, là thành phố lớn nhất Nam Mỹ. Nơi đây có độ ẩm không khí lớn nên hệ thực vật phát triển rất phong phú, là quê hương của những khu rừng mưa lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nơi này đã xuất hiện những dấu hiệu thiếu mưa kéo dài, lượng mưa giảm xuống đến mức thấp nhất từ trước đến nay. Mũi Hảo Vọng. Ảnh : wikipedia.org Chuyến du ngoạn vòng quanh thế giới cho thấy thời tiết không nơi nào giống nơi nào, mặc dù các điều kiện thời tiết luôn có mối tương quan với nhau. Vào ngày 27/7, trong khi người dân tại Atlanta vẫn làm việc bình thường thì ở Australia, một trận chiến giữa hai luồng khí nóng và lạnh để thay thế vị trí cho nhau đã tạo nên sự biến đổi khác thường trong thành phố. Hồng Kông nóng bỏng như một nồi nước sôi vì mặt trời luôn chiếu sức nóng trực tiếp xuống thành phố này. Chính vì thế mà ở  Hồng Kông có nguy cơ xảy ra bão nhiệt đới. Tại Ấn Độ, khí ẩm bốc lên cao tạo ra những cơn gió mậu dịch. Miền bắc châu Mỹ là nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất hành tinh. Bộ phận không khí lạnh từ bờ bắc vùng biển phía nam gặp không khí vùng vịnh, tạo nên thời tiết đặc trưng của nước Mỹ là ấm áp và nhiều hơi ẩm. Tuy nhiên, thời tiết như vậy cũng không phải là lý tưởng vì bão có thể xảy ra rất nhiều lần trong năm. Bão cũng là cách mà mẹ thiên nhiên tạo ra nhằm lấy lại sự quân bình trong tự nhiên.

File đính kèm:

  • docTim hieu thoi tiet.doc
Giáo án liên quan