Tiết 7 Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng

1- Mục tiêu:

a) Kiến thức:

HS hiểu được vai trò của giống cây trồng và các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.

b) Kĩ năng:

Biết bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm.

c) Thái độ:

Có ý thức quý trọng, bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm trong sản xuất ở địa phương.

2- Chuẩn bị:

a) Giáo viên: Tranh phóng to hình 11, 12, 13, 14 SGK.

b) Học sinh: Xem trước bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 8062 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 7 Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: Ngày: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG 1- Mục tiêu: a) Kiến thức: HS hiểu được vai trò của giống cây trồng và các phương pháp chọn tạo giống cây trồng. b) Kĩ năng: Biết bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm. c) Thái độ: Có ý thức quý trọng, bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm trong sản xuất ở địa phương. 2- Chuẩn bị: a) Giáo viên: Tranh phóng to hình 11, 12, 13, 14 SGK. b) Học sinh: Xem trước bài. 3- Phương pháp dạy học: phương pháp quan sát, vấn đáp tìm tòi. 4- Tiến trình: 4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 4.2- Kiểm tra bài cũ: * HS1: - Trình bày cách sử dụng các loại phân bón thông thường? + Phân hữu cơ: thường dùng để bón lót. + Phân, kali, đạm, hỗn hợp: dùng để bón thúc. + Phân lân: dùng để bón lót. - Dùng từ trong ngoặc điền vào chỗ trống (phân xanh, phân vi lượng, phân lân, phân chuồng, khoai lang, rau)? Phân cần bón một lượng rất nhỏ. Phân có thể bón lót và bón thúc Phân cần trộn với phân hữu cơ để bón lót cho ngô. Các loại cây thường dùng phân đạm để tưới. (Vi lượng, chuồng, lân, rau) * HS2: - Thế nào là bón lót, bón thúc? + Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng + Bón thúc là bón trong thời gian cây đang sinh trưởng - Làm thế nào để bảo quản phân hoá học tốt hơn? + Đậy kín: đụng trong chum, vại sinh hoặc bao gói bằng nilon. + Để nơi cao ráo, thoáng mát + Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau. 4.3- Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Kinh nghiệm sản xuất của nhân dân ta phản ánh trong câu ca dao: “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ngày nay con người đã chủ động trong việc tưới tiêu sử dụng phân bón thì giống lại được đặt lên hàng đầu. Vậy giống có vai trò như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất trồng trọt và làm thế nào để có giống cây trồng tốt? Bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời vần đề này. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của giống cây trồng trong sản xuất trồng trọt. + Trước đây ở địa phương ta cây lúa cho gạo ăn không thơm, không dẻo. Ngày nay cấy giống lúa khác cho gạo ăn thơm, dẻo. Vậy giống có vai trò như thế nào trong trồng trọt? (tạo phẩm chất tốt) cũng ở địa phương ta trước đây trồng lúa chỉ cho năng suất 10 tấn/ha/1vụ. Ngày nay trồng giống lúa mới cho năng suất 12 tấn/ha/1 vụ. Giống còn có vai trò như thế nào nữa trong trồng trọt (tăng năng suất). GV treo hình lên bảng hình 11b cho ta thấy giống lúa cũ chỉ có 2 vụ, thay bằng giống mới cho 3 vụ/ năm. Quan sát hình 11b em cho biết giống lúa mới còn có vai trò như thế nào? (tăng vụ) Quan sát hình 11c em thấy giống cây trồng còn có vai trò như thế nào đối với sản xuất trồng trọt/? (thay đổi cơ cấu cây trồng) - Vậy giống cây trồng có vai trò như thế nào đối với sản xuất trồng trọt. + Tăng chất lượng sản phẩm + Tăng năng suất trồng trọt/ năm + Tăng vụ trồng trọt/năm + Thay đổi cơ cấu cây trồng của vùng. Hoạt động 3: Tìm hiểu tiêu chí đánh giá giống cây trồng. Gv gọi lần lượt học sinh nêu quan niệm của mình về nội dung của từng tiêu chí -HS nêu. HS khác nhận xét bổ sung quan niệm của mình + GV nhận xét chung lại. Hoạt động 4: Tìm hiểu về các phương pháp chọn tạo giống cây trồng. + HS nêu đặc điểm của từng phương pháp và giáo viên chốt lại ý của em. + Phương pháp chọn lọc: từ giống khởi đầu chọn cây có hạt tốt lấy hạt, vụ sau gieo hạt mới chọn, so với giống khởi đầu và giống địa phương, nếu hơn về các tiêu chí giống trồng nhân giống đó cho sản xuất. + Tương tự các em nêu đặc điểm của các phương pháp: lại, gây đột biến, nuôi cấy mô. I- Vai trò của giống cây trồng: Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng. II- Tiêu chí của giống cây trồng tốt: - Sinh trưởng tốt song điều kiện khí hậu đất đai và trình độ canh tác của địa phương. - Có năng suất cao - Có năng suất cao và ổn định - Chống chịu được sâu bệnh. III- Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: - Phương pháp chọn lọc - Phương pháp lai - Phương pháp nuôi cấy mô - Phương pháp gây đột biến. 4.4- Củng cố và luyện tập: - Đúng hay sai? a. Tăng thêm vụ trong năm là nhờ giống mới ngắn ngày (Đúng) - Ở địa phương em đã sử dụng giống cây trồng mới nào? Giống cây trồng đó đạt những tiêu chí nào của một giống cây trồng tốt? HS trả lời 4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Về nhà học bài. Trả lời câu hỏi cuối bài - Chuẩn bị “Sản xuất và bảo quản giống cây trồng” 5- Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 7.doc
Giáo án liên quan