Tiết 7: Tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương đất nước thi kể chuyện Lịch sử

 

I. MỤC TIÊU:

 - Giúp học sinh hiểu được sự hi sinh xương máu cho độc lập tự do của những người con anh hùng của quê hương đất nước.

 - Tự hào, biết ơn các anh hùng, các liệt sỹ, các anh hùng có công dựng nước, các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

 - Tự giác rèn luyện và học tập tốt, tham gia cá hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

 - Noi gương tổ tiên hợc tập tốt để xây dựng đất nước giầu mạnh.

II. NỘI DUNG HÌNH THỨC

 1. Nội dung: - Sưu tầm tên những anh hùng của quê hương.

 - Những bài thơ, bài hát ca ngợi những anh hùng của quê hương đất nước. Các câu chuyện lịch sử theo chủ đề.

 2. Hình thức:- Báo cáo kết quả tìm hiểu

 - Văn nghệ.

 - Thi kể chuyện, chơi trò chơi.

III. CHUẨN BỊ

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2760 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 7: Tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương đất nước thi kể chuyện Lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày thực hiện:....................... Tháng 12 Uống nước nhớ nguồn Tiết 7 tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương đất nước thi kể chuyện lịch sử I. Mục tiêu: - Giúp học sinh hiểu được sự hi sinh xương máu cho độc lập tự do của những người con anh hùng của quê hương đất nước. - Tự hào, biết ơn các anh hùng, các liệt sỹ, các anh hùng có công dựng nước, các bà mẹ Việt Nam anh hùng. - Tự giác rèn luyện và học tập tốt, tham gia cá hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Noi gương tổ tiên hợc tập tốt để xây dựng đất nước giầu mạnh. II. Nội dung hình thức 1. Nội dung: - Sưu tầm tên những anh hùng của quê hương. - Những bài thơ, bài hát ca ngợi những anh hùng của quê hương đất nước. Các câu chuyện lịch sử theo chủ đề. 2. Hình thức:- Báo cáo kết quả tìm hiểu - Văn nghệ. - Thi kể chuyện, chơi trò chơi. III. Chuẩn bị 1. Phương tiện. - Tư liệu, tranh ảnh. - Một số tiết mục văn nghệ. - Các bài hát, bài thơ chủ đề về các anh hùng, các liệt sỹ. - Các câu chuyện về các anh hùng dân tộc thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. (TK X ). Ngô Quyền, chiến thắng trên sông Bạch Đằng, Lí Thái Tổ rời đô .... 2. Tổ chức: - GVCN hội ý với cán bộ lớp chuẩn bị nội dung theo chủ đề. - Cử người dẫn chương trình, cử BGK. - Một số tiết mục văn nghệ. - Phân công trang trí: Tổ 1 Người điểu khiển Nội dung *Hoạt động 1 : tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương đất nước(20') lớp phó văn thể Lớp phó Lớp trưởng *Hoạt động 2 : Thi kể chuyện lịch sử (20') lớp phó BGK lớp phó văn thể 1. Hát tập thể: 2. Tuyên bố lí do. giới thiệu đại biểu: Nêu mục đích yêu cầu của buổi sinh hoạt. 3. Tiến hành hoạt động Phần I: Các tổ báo cáo kết quả tìm hiểu - Người điều khiển lần lượt giới thiệu các tổ lên trình bày kết quả sưu tầm. - BGK chấm công khai kết quả của các tổ. - Ghi điểm lên bảng Phần I1: Thi kể chuyện - Người điều khiển chương trình giới thiệu lần lượt các tổ, các cá nhân đã đăng kí tiết mục kể chuyện lên kể - BGK cho điểm từng tiết mục kể cộng và lấy điểm cho tổ, tổ nào nhiều điểm sẽ giành giải nhất. Phần III: Thi tổ chức trò chơi. Các tổ lần lượt cử đại diện lên cho lớp chơi trò chơi tổ nào thu hút các bạn tham gia nhiêu, sôi nổi sẽ đạt điểm cao. - Xen vào các phần chơi là các tiết mục văn nghệ. IV. Kết thúc hoạt động.( 5' ) - Nhận xét buổi hoạt động. - GVCN phát biểu tuyên dương những em, những tổ có ý thức tham gia tốt. - Dặn chuẩn bị nội dung buổi sinh hoạt lần sau: Hội vui học tập, biểu diễn văn nghệ chủ đề về 22 - 12. Ngày thực hiện:.................... Tiết 8 Hội vui học tập biểu diễn văn nghệ I. Mục tiêu: - Giúp học sinh ôn tập, củng cố những kiến thức của các môn đã học. - Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi. -Biết một số bài hát ca ngợi quê hương, quân đội anh hùng - Tự hào và yêu quê hương - Rèn luyện tư duy nhanh, kỹ năng trả lời câu hỏi, phong cách biểu diễn II. Nội dung hình thức 1. Nội dung: - Kiến thức các môn đã học. - Hát, múa, thơ, kịch, tiểu phẩm... ca ngợi về anh bộ đội cụ hồ 2. Hình thức: -Thi trả lời giữa các tổ. - Biểu diễn cá nhân, tập thể. III. Chuẩn bị 1. Phương tiện. - Chuẩn bị câu hỏi của các bộ môn - Một số tiết mục văn nghệ. Nhạc cụ ( nếu có ) - Cờ cho các đội. 2. Tổ chức: - GVCN phổ biến nội dung, thời gian, chủ điểm cho học sinh chuẩn bị từ giờ trước. - Xây dựng chương trình thi - Cử người điều khiển chương trình: Lớp trưởng. - Cử BGK, thư kí. - Trang trí lớp: Tổ 2 ; các tổ luyện tập các tiết mục văn nghệ . Người điểu khiển Nội dung *Hoạt động 1 : Hội vui học tập (25') Lớp phó văn thể Lớp trưởng Lớp trưởng + BGK *Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ (15') Lớp trưởng Lớp phó văn thể 1. Hát tập thể: 2. Tuyên bố lí do. giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu chương trình, bầu ban giám khảo, thư kí. - Công bố nội dung, thể lệ cuộc thi 3/ Tiến hành hoạt động Phần I: Tiến hành thi - Giới thiệu nội dung và cách thi Gồm 2phần: + Phần thi trả lời câu hỏi - Người điều khiển đọc câu hỏi, ai giơ tay trước được quyền trả lời BGK cho điểm nếu trả lời đúng, nếu không trả lời được thì người khác có quyền trả lời, không ai trả lời được thì khán giả sẽ trả lời. + Phần thi tập thể: - Cách thi: Người điều khiển đọc câu hỏi các đội phất cờ giành quyền trả lời. - Thư kí ghi kết quả lên bảng BGK căn cứ chấm điểm theo ba lem * BGK công bố kết quả Văn nghệ xen kẽ vào các phần của cuộc thi Phần II : Biểu diễn văn nghệ - Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ của các tổ đã chuẩn bị. - Các tổ chuẩn bị hóa trang khi đến tiết mục của tổ mình thì lên biểu diễn. * Chú ý phong cách biểu diễn - Trang phục phù hợp với bài hát, điệu múa - Giữa các tiết mục văn nghệ có thể xen các trò chơi vào để thay đổi không khí. IV. Kết thúc hoạt động. ( 5' ) - Người điều khiển nhận xét, đánh giá giờ hoạt động. - GVCN phát biểu. - Dặn chuẩn bị cho buổi hoạt động lần sau.

File đính kèm:

  • docGDNGLL7 thang 12.doc