Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 7 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo

 A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, sự cần thiết phải tôn

 sư trọng đạo.

 2. Kĩ năng: HS biết rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.

 3. Thái độ: HS có thái độ biết ơn, kính trọng thầy cô giáo; Biết phê phán

 những thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy, cô giáo.

 B. Phương pháp:

 - Kích thích tư duy; Giải quyết vấn đề; Thảo luận nhóm; tổ chức trò chơi.

 C. Chuẩn bị

 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 7. Tình huống, ca dao, tục ngữ,danh

 ngôn nói về tôn sư trọng đạo.

 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

 Tìm đọc truyện: " Thầy dắt tôi suốt cả cuộc đời".

 D. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định: ( 1’).

 II. Kiểm tra bài cũ: (5’).

 1. Nêu những biểu hiện của yêu thương con người ?.

 2. Vì sao phải yêu thương con người? Cho ví dụ?.

 III. Bài mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 7 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 2009 Ngày dạy : / / 2009 TIẾT 7: BÀI 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, sự cần thiết phải tôn sư trọng đạo. 2. Kĩ năng: HS biết rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo. 3. Thái độ: HS có thái độ biết ơn, kính trọng thầy cô giáo; Biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy, cô giáo. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy; Giải quyết vấn đề; Thảo luận nhóm; tổ chức trò chơi.. C. Chuẩn bị 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 7. Tình huống, ca dao, tục ngữ,danh ngôn nói về tôn sư trọng đạo. 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. Tìm đọc truyện: " Thầy dắt tôi suốt cả cuộc đời". D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 1’). II. Kiểm tra bài cũ: (5’). 1. Nêu những biểu hiện của yêu thương con người ?. 2. Vì sao phải yêu thương con người? Cho ví dụ?. III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (1’): Sống ở đời nhất là ơn cha, ơn mẹ sau là ơn thầy. Trong cuộc đời của những ngươì thành đạt, nên người không ai là không có thầy cả. Vậy chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đ/v thầy cô giáo đã và đang dạy mình.... 2 Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1:( 8’)Khai thác nội dung truyện đọc: " Thầy dắt tôi suốt cả cuộc đời"( SBT-GDCD 6). Gv: Gọi HS đọc truyện (GV chuẩn bị ở máy chiếu) Gv: Thầy hiệu trưởng Vũ Danh Lân đã làm những việc gì khiến tác giả nhớ ơn thầy suốt đời? Gv: Tác giả đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đ/v thầy?. Gv: Em hãy nhớ và kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất về một thầy, cô giáo đã dạy em? Gv: Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo đã và đang dạy mình? Gv: Những việc làm đó thể hiện điều gì? * HĐ2:( 10’) Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học. Gv: Thế nào là tôn sư?. Gv: Theo em trọng đạo là gì?. * HĐ3:(8’) Thảo luận nhóm. Gv: chia HS làm 4 nhóm thảo luận theo 4 nd sau: 1. Em hiểu thế nào về hai câu tục ngữ sau: - Học thầy không tày học bạn. - Không thầy đố mày làm nên. 2. Có người cho rằng: "Kính trọng thầy là không được phép có ý kiến, việc làm trái lời thầy". Các em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?. 3. Nêu các biểu hiện của tôn sư, trọng đạo?. 4. Nêu những việc làm thể hiện thiếu tôn sư, trọng đạo và hậu quả của nó?. Hs: Các nhóm lần lượt trình bày, bổ sung, nhận xét sau đó GV chốt lại. Gv: Vì sao phải tôn sư, trọng đạo? Ví dụ: * HĐ4: ( 5 phút)Liên hệ thực tế, luyện tập. Gv: Em đã làm gì để thể hiện tôn sư trọng đạo?. Gv: HD học sinh làm bài tập a, SGK/19. Hs: Thi hát về thầy cô giáo. 1. Thế nào là tôn sư trọng đạo? - Tôn sư là: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn những thầy giáo, cô giáo, những người đã dạy mình ở mọi nơi, mọi lúc. - Trọng đạo là: Coi trọng những lời thầy dạy, và làm theo đạo lí tốt đẹp học tập được qua thầy cô giáo. * Biểu hiện: - Có tình cảm, thái độ, hành động làm vui lòng thầy cô giáo. - Có hành động đền ơn đáp nghĩa, làm điều tốt đẹp xứng đáng với sự dạy dỗ của thầy cô. 2. Ý nghĩa: - Tôn sư, trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc VN. Thể hiện lòng biết ơn đ/v thầy cô giáo. - Đó là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thuỷ chung thể hiện đạo lí làm người. 3. Cách rèn luyện: IV. Củng cố: ( 5’) Thế nào là tôn sư?. Theo em trọng đạo là gì?. Vì sao phải tôn sư, trọng đạo? V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập b, c SGK/19,20. - Xem trước bài 7 để giờ sau học.

File đính kèm:

  • docTIET 7.doc
Giáo án liên quan