Tiết 5 Thực hành Nhận biết một số loại phân hoá học thông thường

1- Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Học sinh phân biệt được một số loại phân hoá học thường dùng.

b) Kĩ năng:

Rèn kĩ năng quan sát, phân tích các loại phân tích.

c) Thái độ:

Ý thức đảm bảo an toàn lao động.

2- Chuẩn bị:

a) Giáo viên: Phân lân, vôi, urê, ống nghiệm, đèn cồn, kẹp sắt, gắp than, thìa nhỏ, bật lửa, nước.

b) Học sinh: Phân hoá học các loại.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 5 Thực hành Nhận biết một số loại phân hoá học thông thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: THỰC HÀNH Ngày: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HOÁ HỌC THÔNG THƯỜNG 1- Mục tiêu: a) Kiến thức: - Học sinh phân biệt được một số loại phân hoá học thường dùng. b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích các loại phân tích. c) Thái độ: Ý thức đảm bảo an toàn lao động. 2- Chuẩn bị: a) Giáo viên: Phân lân, vôi, urê, ống nghiệm, đèn cồn, kẹp sắt, gắp than, thìa nhỏ, bật lửa, nước. b) Học sinh: Phân hoá học các loại. 3- Phương pháp dạy học: phương pháp trực quan, thí nghiệm. 4- Tiến trình: 4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 4.2- Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 4.3- Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Để xác định được các loại phân hoá học các em đang có thuộc phân gì, nhóm nào thì bài thực hành hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi này. Hoạt động 2: Hướng dẫn kĩ thuật trong buổi thực hành. - GV giới thiệu đặc điểm của các loại phân bón. + Mức hoà tan trong nước hoà tan à đạm hay kali, ít hay không tan à lân. + Mùi vị khi đun nóng: có mùi khai à đạm, không có mùi khai à kali. + Màu sắc: nâu, nâu sẫm hay trắng xám à lân, trắng à vôi. Hoạt động 3: Quy trình thực hành. - GV yêu cầu học sinh đọc quy trình thực hành. Hoạt động 4: Thực hành. + Bước 1: Giáo viên thao tác mẫu, học sinh quan sát + Bước 2: HS thao tác, giáo viên quan sát và giúp đỡ HS lưu ý học sinh về qui tắc an toàn lao động. Hoạt động 5: Đánh giá kết quả - Gv đánh giá, nhận xét giờ thực hành. - HS ghi kết quả thực hành vào mẫu báo cáo. - Thu dọn, vệ sinh nơi thực hành. I- Đặc điểm: - Hoà tan: đạm hay kali, ít tan hay không tan: lân. - Có mùi khai: đạm, không có mùi khai: kali - Nâu, nâu sẫm hay trắng xám: lân - Trắng: vôi II- Quy trình thực hành: Xem SGK trang 18, 19 III- Thực hành: Nhận biết một số loại phân hoá học thông thường. Ghi báo cáo thực hành theo mẫu ở trang 19 SGK 4.4- Củng cố và luyện tập: - Gọi yêu cầu HS nêu lại đặc điểm của các loại phân. 4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Xem lại các bước thực hành. - Chuẩn bị “Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường” * Đọc kĩ nội dung bài tìm ra ưu điểm, nhược điểm của cách bón phân. 5- Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 5.doc
Giáo án liên quan