1.1. Kiến thức:
- Hiểu được mục đích và yêu cầu kĩ thuật làm đất, bón phân lót cho cây trồng.
1.2. Kĩ năng: rèn kĩ năng tư duy nhận xét
1.3. Thái độ: giáo dục học sinh làm đất và bón phân là công việc gắn liền với nhà nông.
2.Trọng tm:
Các công việc làm đất và cách bón phân lót trước khi gieo trồng.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3114 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 15 Làm đất và bón phân lót, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
Mục tiêu chương:
1.Kiến thức:
- Hiểu được mục đích và yêu cầu kĩ thuật làm đất, bón phân lót cho cây trồng. Biết được mục đích kiểm tra, xử lí hạt giống và các phương pháp gieo trồng
- Biết cách xử lí hạt giống (lúa, ngô) bằng nước ấm theo đúng qui trình. Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt
- Biết được ý nghĩa, qui trình và nội dung của các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy nhận xét
- Làm được các thao tác trong qui trình xử lí, biết sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước. Làm đựơc các bước đúng qui trình thực hành.
- Biết chăm sóc cây trồng.
3. Thái độ:
- Có ý thức lao động, có kĩ thuật và có tinh thần chịu khó, cẩn thận, yêu lao động.
- Giáo dục học sinh làm đất và bón phân là công việc gắn liền với nhà nông, mỗi loại cây đòi hỏi phương pháp gieo trồng khác nhau
- Rèn ý thức cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động
Bài: Tiết: 15 LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
Tuần dạy:
Ngày dạy:
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Hiểu được mục đích và yêu cầu kĩ thuật làm đất, bón phân lót cho cây trồng.
1.2. Kĩ năng: rèn kĩ năng tư duy nhận xét
1.3. Thái độ: giáo dục học sinh làm đất và bón phân là công việc gắn liền với nhà nông.
2.Trọng tâm:
Các cơng việc làm đất và cách bĩn phân lĩt trước khi gieo trồng.
3. Chuẩn bị
3.1.Giáo viên: tìm hiểu tài liệu
3.2.Học sinh: tìm hiểu các cách làm đất và bón phân ở địa phương
4. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức, kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng :
Muốn cải tạo và bảo vệ đất dùng biện pháp nào? Trước khi gieo trồng thường làm gì?
( Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ
Làm đất và bón phân lót )
3. Bài mới
Hoạt động giáo viên – học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Ngồi các điều kiện cần thiết như giống,phân bĩn. . .thì cơng việc làm đất cũng khơng kém phần quan trọng.
Hoạt động 2: tìm hiểu về mục đích của việc làm đất
G: có 2 thửa ruộng: 1 có cày và 1 chưa cày nếu đem gieo trồng sẽ trồng thửa ruộng nào? Vì sao?
H: thửa ruộng có cày. Vì thửa ruộng chưa cày đất cứng, cỏ dại, mầm mĩng sâu bệnh…
G: đất phải như thế nào cây trồng mới sinh trưởng phát triển tốt?
H: cung cấp đủ nước, dinh dưỡng và không khí
G: mục đích của việc làm đất?
G: Ở địa phương em cĩ tiến hành làm đất trước khi gieo trồng khơng?
Hoạt động 3: tìm hiểu về các công việc làm đất
G: cho HS quan sát hình 25 cày đất và đọc thông tin SGK
Cày đất có tác dụng gì?
Ngoài việc dùng trâu bò để cày còn dùng công cụ gì đề cày đất?
H: máy cày
G: nêu ưu nhược điểm của việc dùng máy?
H; ưu: nhanh, sâu
Nhược: giá thành cao, không cày được đất ruộng ngập nước lầy.
Ở địa phương em dùng phương tiện gì để cày đất?
H: Dùng trâu hoặc máy cày.
G: đất khô quá cày xong đất đã tơi xốp chưa?
H: chưa, đóng cục
G: muốn đất tơi xốp cần làm gì?
H: đập đất
G: Đất ẩm ướt cày xong đất tơi xốp chưa?Muốn đất tơi xốp cần làm gì?
H: Chưa, bừa đất.
G: Bừa và đập đất có tác dụng gì? Cày bừa đất bằng công cụ gì?
H: Thủ công và cơ giới.
G: Phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật nào?
H: Tuỳ loại đất mà cày nông hay sâu, bừa ít hay nhiều.
G: Tại sao phải lên luống? Cây trồng nào thường lên luống?
H: Khoai lang, mía, đỗ, sắn,. . .
G: Lên luống theo qui trình nào?
H: Xác định hướng luống, kt luống, đánh rãnh kéo đất tạo luống làm phẳng mặt luống.
Hoạt động 4: Tìm hiểu kĩ thuật bón phân lót:
G:Đất trồng lúa người ta bón lót như thế nào? Dùng loại phân gì?
H: Bón vãi trước khi bừa, dùng phân chuồng.
G: Đất trồng rau, màu bón phân lót thế nào? Dùng loại phân gì?
H: Bón theo hốc hay hàng, dùng phân chuồng trộn với lân.
G: Qui trình bón phân lót?
I. Làm đất nhằm mục đích gì?
Làm cho đất tơi xốp tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm móng sâu, bệnh hại cây.
II. Các công việc làm đất
1. Cày đất:
Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
2. Bừa và đập đất:
Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, san phẳng đất.
3. Lên luống:
Dễ chăm sóc, chống ngập úng
III. Bón phân lót:
Thường dùng phân hữu cơ và phân lân.
Rải phân lên mặt ruộng theo hàng, theo hốc.
Cày bừa để xáo trộn phân và đất.
4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố:
1.Nêu các công việc làm đất?
Cày đất
Bừa và đập đất
Lên luống
2.Thường dùng loại phân nào để bĩn lĩt? Cách bĩn như thế nào?
Thường dùng phân hữu cơ và phân lân.
Rải phân lên mặt ruộng theo hàng, theo hốc.
Cày bừa để xáo trộn phân và đất.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
* Đối với bài học tiết này:
Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
Tìm hiểu thêm cách làm đất và bĩn lĩt ở địa phương.
* Đối với bài học tiết tiếp theo:
Xem trước bài: Gieo trồng cây nơng nghiệp
+ Xác định thời vụ gieo trồng như thế nào?
+ Cĩ những phương pháp gieo trồng cây nơng nghiệp nào?
5. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 15.doc