Tiết 48: Chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản (tôm, cá)

Kiến thức: HS cần:

- Mức 1:Nắm được các biện pháp chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh cho tôm, cá.

-Mức 2:Giải thích được một số nguyên tác và biện pháp chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh cho ĐVTS.

-Mức 3:Vận dụng kiến thức để đề ra biện pháp phòng chống dịch bệnh nuôi tôm đã hoành hành ở địa phương trong thời gian quan (như dịch đốm trắng ở tôm trong năm 2013).

2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:

-xử lí thông tin; quan sát

-Quan sát tranh ảnh, vật mẫu.

 -Liên hệ thực tế và vận dụng vào thực tiễn nuôi thuỷ sản.

3.Thái độ: Yêu thích và sẳn sàng tham gia vào sản xuất nuôi thuỷ sản.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 48: Chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản (tôm, cá), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33 Tiết: 46 Ngày soạn: 14/4/2014 Chương II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI THUỶ SẢN Tiết 48: CHĂM SÓC, QUẢN LÝ VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN (tôm, cá) I.Mục tiêu bài học: Kiến thức: HS cần: - Mức 1:Nắm được các biện pháp chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh cho tôm, cá. -Mức 2:Giải thích được một số nguyên tác và biện pháp chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh cho ĐVTS. -Mức 3:Vận dụng kiến thức để đề ra biện pháp phòng chống dịch bệnh nuôi tôm đã hoành hành ở địa phương trong thời gian quan (như dịch đốm trắng ở tôm trong năm 2013). 2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau: -xử lí thông tin; quan sát -Quan sát tranh ảnh, vật mẫu. -Liên hệ thực tế và vận dụng vào thực tiễn nuôi thuỷ sản. 3.Thái độ: Yêu thích và sẳn sàng tham gia vào sản xuất nuôi thuỷ sản. II.Chuẩn bị của GV và HS: 1.Chuẩn bị nội dung: -Nghiên cứu SGK -Tham khảo tài liệu có liên quan đến nội dung của bài 2.Chuẩn bị ĐDDH: -Phòng to hình 84, 85 -SGK và sưu tầm tranh vẽ có liên quan đến chăm sóc, quản lý ao nuôi. -Vật mẫu: một số cây thuốc, tân dược trị bệnh cho tôm, cá. III.Phương pháp dạy – học: Đàm thoại –làm việc với SGK – quan sát tranh + thảo luận nhóm... IV. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 1ph 2.Kiểm tra bài cũ: ; ko 3.Bài mới : *Mở bài: Chăm sóc, quản lý là khâu kỹ thuật quan trọng có tác dụng giúp cho tôm, cá sinh trưởng phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này. * Hoạt động 1: TÌM HIỂU KỸ THUẬT CHĂM SÓC TÔM, CÁ Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 12phut -Hỏi: Thời gian cho ăn như thế nào là hợp lý ? Vì sao ? -GV ghi bảng -Hỏi: Cho ăn như thế nào là đúng kỹ thuật ?Giải thích ? -GV chốt lại kiến thức. -Yêu cầu nêu: vào buổi sáng, trời mát. Vì nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến sự phân huỷ thức ăn và phân bón. -HS cần trả lời được 2 ý: +Nguyên tắc cho em +Mỗi loại thức ăn có cách cho ăn khác nhau I.Chăm sóc tôm, cá: 1/Thời gian cho ăn: Nên cho ăn khi trời còn mát, tốt nhất vào buổi sáng. 2/Cho ăn: -Cần cho ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng. -Nguyên tắc “lượng ít và nhiều lần” -Mỗi loaị thức ăn có cách cho ăn khác nhau. * Hoạt động 2: TÌM HIỂU BIỆN PHÁP QUẢN LÝ AO NUÔI TÔM, CÁ TG Hoạt động của GV hoạt động của HS Nội dung 12phut Giảng: Vai trò của công tác quản lý ao cá là vô cùng quan trọng. Nếu không làm tốt sẽ bị thất bại trong công tác nuôi. -Hỏi:Quản lý ao nuôi tôm cá gồm những công việc nào ? -Hỏi: Kiểm tra ao nuôi tôm cá những công việc nào và nêu thời điểm thực hiện các công việc đó ? -GV ghi bảng -Hỏi:Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm cá nhằm mục đích gì ? -Hỏi: Quan sát hình 84, hãy cho biết kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá phải tiến hành như thế nào ? -GV chốt kiến thức. -HS: gồm : +kỹ thuật ao nuôi tôm cá +Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá. -HS dựa vào bảng 9 để trả lời. -HS dựa vào thông tin mục II – SGK để trả lời. Thông tin bổ sung: Cá nổi đầu là gì ? àCá thiếu oxy, nổi lên mặt nước để đớp không khí gọi là hiện tượng cá nổi đầu. -HS quan sát hình, đọc thông tin chú thích àtrả lời câu hỏi. II.Quản lý: 1/Kiểm tra ao nuôi tôm cá: Bao gồm các công việc: -Kiểm tra đăng, cống vào mùa mưa lũ. -Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm, cá: vào buổi sáng. -Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm, cá: vào buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao. 2/Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm cá: -Mục đich: nhằm đánh giá tốc độ lớn của chúng và chất lượng của vực nước nuôi. -Công việc kiểm tra: +Kiểm tra chiều dài +Kiểm tra khối lượng. * Hoạt động 3: TÌM HIỂU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CHO NUÔI TÔM, CÁ TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 12phut -Hỏi: Tại sao phải coi trọng việc phòng bệnh hơn trị bệnh ch vật nuôi? -Hỏi:Phòng bệnh bằng các biện pháp nào ? -GV ghi sơ lược các biện pháp lên bảng sau khi HS trả lời. -Hỏi: Khi tôm, cá bị bệnh thì nên dùng thuốc không ? Vì sao ? -GV treo tranh H85 àgiới thiệu một số loại thuốc cùng công dụng của nó. -GV giới thiệu thêm một số loại thuốc khác từ mẫu thật. -Tổ chức cho HS làm BT phân loại thuốc từ H85 và mẫu. *Kết luận: (ND ghi ) -HS dựa vào phần mục đích để trả lời. Có thể dựa vào mục đích phòng bệnh đã học ở phần chăn nuôi để trả lời. -HS trả lời àLớp góp ý, bổ sung Yêu cầu nêu được: 5 biện pháp trong SGK. -HS ghi vào vở học các biện pháp -Có. Vì mục đích là tiêu diệt những tác nhân gây bệnh. -HS quan sát tranh -HS quan sát mẫu, biết thêm nhiều loại thuốc. III.Phòng và trị bệnh cho tôm, cá: 1/Phòng bệnh: *Trong công tác phòng bệnh và trị bệnh thì phòng bệnh là chính. *Biện pháp: -Thiết kế ao nuôi hợp lý -Vệ sinh ao nuôi -Ăn đầy đủ -Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và tình hình hoạt động của tôm, cá. -Dùng thuốc phòng bệnh trước mùa thường phát sinh bệnh. 2/Chữa bệnh: Khi tôm, cá mắc bệnh có thể dùng thuốc thảo mộc hoặc tân dược để trị bệnh. 4.Củng cố :2’ Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK 5.Kiểm tra – Đánh giá : 3’ -H : Muốn phòng bệnh cho tôm, cá cần có những biện pháp gì ? -H : Hãy kể tên một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá ? 6.Nhận xét – dặn dò  -Nhận xét về thái độ học tập của học sinh; tiết học đạt hiệu quả chưa. - Dặn dò: đọc trước bài 55 – SGK; càn tìm hiểu phương pháp chế biến, bảo quản sản phẩm thuỷ sản ở địa phương. V.Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docCN7,tuần 33.doc