I. Mục tiêu
1. Kĩ năng:
- Viết được chương trình có sử dụng vòng lặp với số lần biết trước.
- Sử dụng được câu lệnh ghép.
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp với số lần biết trước.
2. Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa, chuẩn bị phòng thực hành đủ số máy tính hoạt động tốt.
2. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài, học thuộc kiến thức lý thuyết đã học.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 47 Bài thực hành 5: Sử dụng câu lệnh for – do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Ngày soạn: 06/03/2011
Tiết: 47
BÀI THỰC HÀNH 5:
SỬ DỤNG CÂU LỆNH FOR – DO.
Mục tiêu
Kĩ năng:
Viết được chương trình có sử dụng vòng lặp với số lần biết trước.
Sử dụng được câu lệnh ghép.
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp với số lần biết trước.
Thái độ:
Học sinh nghiêm túc trong giờ học.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa, chuẩn bị phòng thực hành đủ số máy tính hoạt động tốt.
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài, học thuộc kiến thức lý thuyết đã học.
Phương pháp:
Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, thực hành.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu cấu trúc và cách thi hành của câu lệnh lặp.
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành bài tập 1.
: GV: giành thời gian 15 phút để HS lập trình bài toán đã làm
Bài 1
HS : đọc đề
GV :? Nêu cách giải?
HS : nêu phương án
GV :?Cần nhân 1 số với các số từ 1 đền 10. Gọi số đó là số N ta sẽ sử dụng vòng lặp xác định từ giá trị đầu đến giá trị cuối là bao nhiêu?
HS : từ 1 đến 10
GV :? yêu cầu mở rộng: in ra tất cả bảng cửu chương từ 1 đến 10?
HS : nêu phương án
GV :? giá trị N lúc này có phải nhập nữa không?
HS : không
GV :?Giá trị N chạy từ bao nhiêu đến bao nhiêu?
HS : từ 1 đến 10
GV : =>Vậy ta cần một vòng lặp N từ 1 đến 10
GV: yêu cầu HS làm thành hai bài khác nhau
HS : lập trình và chạy chương trình
GV : ? Quan sát kết quả nhận được? Kết quả có dễ dàng quan sát không?
HS : sửa theo hướng dẫn của GV.
GV :? Thực hiện bài 2
GV :? Để kết quả trông dễ nhìn ta sử dụng Câu lệnh GotoXY(a, b) có tác dụng đưa con trỏ về cột a, hàng b. WhereX cho biết số thứ tự của cột và WhereY cho biết số thứ tự của hàng đang có con trỏ. Ví dụ GotoXY(5,WhereY) đưa con trỏ về vị trí cột 5 của hàng hiện tại.
HS : Dịch và chạy chương trình
GV: Giúp HS sửa một số lỗi
. Hoạt động 2 : Thực hành trên máy :
GV: Yêu cầu học sinh về vị trí máy của mình khởi động TP để thực hành các bài tập trên.
HS: Về máy khởi động chương trình, tiến hành thực hành.
GV: Quan sát, theo dõi các nhóm thực hành. Nhắc nhở các em chưa chú ý. Hướng dẫn các nhóm chưa thực hành được.
Hoạt động 3 : Nhận xét tiết thực hành.
GV : Yêu cầu học sinh thoát khỏi phần mềm. Tắt máy.
GV: Cho điểm 2 nhóm thực hành tốt nhất, tuyên dương những nhóm thực hành tốt và nhắc nhở các nhóm làm chưa tốt lần sau thực hành tốt hơn, khuyến khích các em có thái độ tốt hơn trong tiết thực hành sau.
Bài 1( SGK)
uses crt;
var N,i:integer;
begin
clrscr;
write('Nhap so N='); readln(N);
writeln;
writeln('Bang nhan ',N);
writeln;
for i:=1 to 10 do writeln(N,' x ',i:2,' = ',N*i:3);
readln
end.
In toàn bộ bảng cửu chương
uses crt;
var N,i:integer;
begin
clrscr;
writeln('Bang nhan ',N);
writeln;
for N:=1 to 10 do
for i:=1 to 10 do writeln(N,' x ',i:2,' = ',N*i:3);
readln
end.
Chỉnh sửa câu lệnh lặp của chương trình như sau:
for i:=1 to 10 do
begin
GotoXY(5,WhereY); writeln(N,' x ',i:2,' = ',N*i:3); writeln
end;
Củng Cố:
Hướng dẫn về nhà:
Thực hành lại trên máy các thao tác đã làm trong tiết học.
V. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- bài thực hành 5.doc