A. Mục tiêu:
ã HS hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng điện và chức năng của mỗi nhóm đồ dùng điện.
ã HS hiểu được các số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của chúng.
ã Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kĩ thuật điện.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
v GV:
ã Tranh vẽ các đồ dùng điện gia đình.
ã Một số đồ dùng điện cho mỗi nhóm (bóng điện, bàn là điện, quạt điện ).
ã Các nhãn hiệu đồ dùng điện.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5912 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 42 Bài 37: phân loại và số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42
Bài 37: Phân loại và số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện
Ngày soạn: / /2006
Ngày giảng: / /2006
Mục tiêu:
HS hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng điện và chức năng của mỗi nhóm đồ dùng điện.
HS hiểu được các số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của chúng.
Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kĩ thuật điện.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV:
Tranh vẽ các đồ dùng điện gia đình.
Một số đồ dùng điện cho mỗi nhóm (bóng điện, bàn là điện, quạt điện…).
Các nhãn hiệu đồ dùng điện.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng (Máy chiếu)
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ (5phút)
GV nêu yêu cầu kiểm tra: Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ SGK_T130 và sau đó trả lời câu hỏi 3_SGK_T130.
GV gọi 1 HS lên bảng kiểm tra.
GV nhận xét và cho điểm.
HS: Đọc phần ghi nhớ như trong SGK_T130 và trả lời câu hỏi 3.
Hoạt động 2
Giới thiệu bài học (2phút)
GV: Hiện nay cũng như trong tương lai, đồ dùng điện đã và đang trở thành thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hành ngày. Để hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng điện và chức năng, số liệu kĩ thuật của mỗi nhóm đồ dùng điện, chúng ta dãy cùng nghiên cứu bài: “Phân loại và số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện”.
HS: Lắng nghe và ghi đề bài.
Tiết 42
Bài 37: Phân loại và số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện.
Hoạt động 3
Phân loại đồ dùng điện gia đình (15phút)
GV: Dựa vào tranh vẽ các đồ dùng điện và hiểu biết trong thực tế, yêu cầu HS nêu tên và công dụng của đồ dùng điện trong hình 37.1_SGK_T131.
GV chọn 3 loại đồ dùng điện: đèn điện, bàn là điện, máy xay sinh tố và hỏi:
Năng lượng đầu vào của các đồ dùng điện này là gì? Năng lượng đầu ra của chúng là gì?
GV nhấn mạnh đó chính là cách phân loại đồ dùng điện và yêu cầu HS điền vào bảng 37.1.
HS:
Hình 37.1.1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8:
Đèn sợi đốt, đèn ống huỳnh quang: chiếu sáng.
Bình đun nước: đun nước nóng.
Nồi cơm điện: nấu cơm.
Bàn là điện: là quần áo.
Quạt điện: quạt mát.
Máy khuấy: đánh trứng
Máy xay sinh tố: xay hoa quả.
Điện năng – quang năng (đèn điện).
Điện năng – nhiệt năng (bàn là điện).
Điện năng – cơ năng (máy xay sinh tố).
Phân loại đồ dùng điện gia đình:
Dựa vào nguyên lý biến đổi năng lượng người ta phân ra 3 nhóm:
Đồ dùng điện loại điện - quang:
Biến đổi điện năng thành quang năng, dùng để chiếu sáng.
Đồ dùng điện loại điện – nhiệt:
Biến đổi điện năng thành nhiệt năng, dùng để đốt nóng, đun nấu…
Đồ dùng điện loại điện – cơ:
Biến đổi điện năng thành cơ năng, dùng để dẫn động, làm quay các máy…
Hoạt động 4
Tìm hiểu các số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện (10phút)
GV đưa ra một số nhãn đồ dùng điện để HS quan sát tìm hiểu và đặt các câu hỏi:
Số liệu kĩ thuật gồm các đại lượng gì?
Số liệu kĩ thuật do ai quy định?
GV hướng dẫn HS đọc và giải thích các đại lượng ghi trên nhãn đồ dùng điện.
Giải thích đại lượng trên nhãn bóng đèn điện 220V – 60W:
220V là điện áp định mức của bóng đèn.
60W là công suất định mức của bóng đèn.
Yêu cầu HS cho biết các đại lượng định mức trên nhãn của bình nước nóng ARISTON cho trên hình 37.2
HS quan sát và thảo luận:
Số liệu kĩ thuật gồm các đại lượng định mức:
Điện áp định mức U - đơn vị là Vôn (V).
Dòng điện định mức I - đơn vị là Ampe (A).
Công suất định mức P - đơn vị là oát (W).
Số liệu kĩ thuật do nhà sản xuất quy định (để sử dụng được tốt, bền, lâu, và an toàn).
HS:
Công suất định mức: 2000W
Điện áp định mức: 220V
Dòng điện định mức: 11,4A
Dung tích định mức: 15 l
II. Các số liệu kĩ thuật:
1. Các đại lượng điện định mức
Các đại lượng định mức là:
Điện áp định mức U - đơn vị là Vôn (V).
Dòng điện định mức I - đơn vị là Ampe (A).
Công suất định mức P - đơn vị là oát (W).
Hoạt động 5
ý nghĩa của số liệu kĩ thuật (10phút)
GV: Các số liệu kĩ thuật có ý nghĩa như thế nào khi mua và sử dụng đồ điện?
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của phần này trong SGK_T133.
GV rút ra kết luận: Chọn đồ dùng điện phải phù hợp để sử dụng và có điện áp định mức bằng điện áp nguồn.
Tại sao phải sử dụng đồ dùng điện đúng số liệu kĩ thuật?
Các số liệu kĩ thuật giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật.
Chọn mua bóng đèn 220V – 40W vì điện áp định mức của bóng đèn 220V phù hợp với nguồn điện ở nhà, công suất định mức 40W phù hợp với yêu cầu công suất đèn bàn học.
Phải sử dụng đồ dùng điện đúng số liệu kĩ thuật để đảm bảo an toàn và tránh hỏng đồ dùng điện.
2. ý nghĩa của số liệu kĩ thuật:
Các số liệu kĩ thuật giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật.
Để tránh hỏng đồ dùng điện, khi sử dụng cần chú ý:
Đấu đồ dùng điện vào nguồn có điện áp bằng điện áp định mức của đồ dùng điện.
Không cho đồ dùng điện làm việc quá công suất định mức, dòng điện vượt quá giá trị định mức.
Hoạt động 6
Tổng kết bài và giao công việc về nhà (3phút)
GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ.
Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 3 câu hỏi trong SGK_T133.
Yêu cầu HS đọc trước và chuẩn bị bài 38: “Đồ dùng loại điện - quang”.
1 HS đọc phần ghi nhớ
HS ghi BTVN.
Ghi nhớ: SGK
Học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 3 câu hỏi trong SGK_T133.
File đính kèm:
- Tiet 42_Bai 37_Phan loai va so lieu ki thuat cua do dung dien.doc