1- Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Học sinh biết được các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân bón đối với đất, cây trồng.
b) Kĩ năng:
Biết tận dụng các sãn phẩm phụ (thêm, cành, lá) cây hoang dại để làm phân bón.
c) Thái độ:
Giáo dục lòng say mê lao động, lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên của đất nước.
2- Chuẩn bị:
a) Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập củng cố.
b) Học sinh: chuẩn bị bài.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 4 Tác dụng của phân bón trong trồng trọt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
Ngày:
TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT
1- Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Học sinh biết được các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân bón đối với đất, cây trồng.
b) Kĩ năng:
Biết tận dụng các sãn phẩm phụ (thêm, cành, lá) cây hoang dại để làm phân bón.
c) Thái độ:
Giáo dục lòng say mê lao động, lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên của đất nước.
2- Chuẩn bị:
a) Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập củng cố.
b) Học sinh: chuẩn bị bài.
3- Phương pháp dạy học: đàm thoại, quan sát.
4- Tiến trình:
4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
4.2- Kiểm tra bài cũ:
HS1:
- Em hãy cho biết mục đích của các biện pháp sử dụng đất dưới đây.
Biện pháp
Mục đích
- Thâm canh tăng vụ
- Không bỏ đất hoang
- Chọn cây trồng phù hợp với đất.
Vừa sử dụng đất vừa cải tạo.
¨ Mục đích: tăng năng suất, tăng diện tích, năng suất cao, đất phì nhiêu.
- Vì sao phải bảo vệ đất trồng?
¨ Nếu không bảo vệ đất trồng mất chất dinh dưỡng năng suất thấp.
HS2:
- Biện pháp cải tạo đất trồng:
a. Canh tác
b. Thuỷ lợi
c. Bón phân
d. Tất cả các ý trên
¨Chọn câu d
- Nêu đất mỏng nghèo dinh dưỡng ta làm thế nào để cải tạo đất?
¨ Cày sâu, bừa kỉ kết hợp bón phân hữu cơ.
4.3- Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Qua việc tìm hiểu những loại phân ở địa phương thường dùng. Em hãy cho biết dùng những loại phân đó có tác dụng gì? Bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về phân loại.
+ HS tìm hiểu nội dung ở SGK
- Phân bón là gì?
- Phân hữu cơ gồm những phân gì?
- Phân vô cơ, phân vi sinh gồm những phân gì?
+ HS thảo luận nhóm, làm BT trình bày.
Nhóm phân bón
Loại phân loại
Phân hữu cơ
Phân hoá học
Phân vi sinh
a, b, c, g, k, l, m
n, h, d
I
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của phân bón.
+ HS quan sát hình 6/17 SGK và cho biết các tác dụng của phân bón.
- Phân bón có tác dụng:
+ Tăng độ phì nhiêu của đất
+ Tăng năng suất
+ Tăng chất lượng.
GV giảng giải:
Phân bón làm cho năng suất cây trồng tăng. Tuy nhiên nếu bón quá liều lượng sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân, năng suất cây trồng không những tăng mà còn giảm.
I- Phân bón là gì?
Phân bón là “thức ăn” do người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
- Phân bón có 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hoá học, phân vi sinh.
II- Tác dụng của phân bón:
Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và tăng chất lượng nông sản
4.4- Củng cố và luyện tập:
- Gọi HS đọc phần “Có thể em chưa biết”
- Phân bón là gì? (là thức ăn của cây trồng do con người cung cấp)
- Câu nào đúng nhất
1. Phân bón gồm 3 loại là:
Cây xanh, đạm, vi lượng.
Đạm lân, kali
Phân chuồng, phân hoá học, phân xanh.
Phân hữu cơ, phân hoá học, phân vi sinh
¨ Đúng nhất d
2. Bón phân hợp lí:
Làm cho đất thoáng khí
Cây trồng mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.
Năng suất cao
Chất lượng sản phẩm mới tốt
¨Đúng nhất b.
4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài – trả lời câu hỏi SGK/T.17.
- Chuẩn bị tiết sau thực hành “Nhận biết một số loại phân hoá học thông thường”
* Mỗi nhóm đem theo 4 mẫu phân hoá học.
5- Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 4.doc