Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Tuyết Anh

I/ Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bi, HS:

 Kiến thức: Biết được thời vụ trồng rừng và quy trình trồng rừng bằng cy con.

 Kĩ năng: Qua quy tr×nh k thut ®µo h, trng c©y c bÇu vµ c©y rĨ trÇn mµ h×nh thµnh ®­ỵc k

 thut vµ k n¨ng trng c©y rng c t lƯ sng cao.

 Thái độ: C ý thc lµm viƯc cn thn theo ®ĩng quy tr×nh.

 II/ Chuẩn bị: GV:- Phóng to H41; 42; 43/SGK.

 - Một số tranh ảnh liên quan (nếu có).

 HS: Nội dung.

 III/ Các hoạt động dạy học:

 1. On định:

 2. Kiểm tra:

 3. Bài mới:

 */ Giới thiệu bài: Hỏi: Người ta đã làm thế nào để có được cây con tốt đem trồng rừng?

 (5) HS trả lời. GV cho điểm.

 Hỏi: Vì sao có khi trồng cây xong, các cây bị chết hàng loạt?

 HS trả lời. GV cho điểm.

 Từ các câu trả lời trên, GV nêu vấn đề: Làm thế nào để trồng cây rừng có tỉ lệ sống cao,

 

doc173 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Tuyết Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao câu hỏi cho mỗi nhóm. Nhóm 1: Thời vụ, quy trình gieo hạt và trồng rừng ở nước ta? Nhóm 2: -Vai trò của chăn nuôi? - Mục đích, các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi. Nhóm 3: - Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh? Tầm quan trọng của vệ sinh phòng bệnh? - Nguyên nhân sinh ra bệnh? Cách phòng trị bệnh cho vật nuôi? Nhóm 4: - Vai trò của nuôi thủy sản? - Tính chất của nước nuôi thủy sản? HS: Ổn định nhóm và nhận câu hỏi từ GV HĐ2: Tiến hành ôn tập. (39’) GV nêu câu hỏi: GV bổ sung và kết luận. HS: Thảo luận nội dung GV phân công. HS: Đại diện các nhóm lên trả lời. HS: Học thông tin ở SGK. 4. Dặn dò: Về nhà ôn tập kĩ các bài 24; 26; 30; 39; 44; 46; 49; 50 để tiết sau thi HK2 (1’) Tiết 52: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HK2 I/ Mục tiêu bài kiểm tra: Thông qua tiết kiểm tra giúp cho HS củng cố và hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng đã học. Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống của gia đình và XH. II/ Chuẩn bị: GV: Hệ thống các câu hỏi. HS: Nội dung + giấy bút. III/ Hình thức: Thi tự luận. IV/ Nội dung câu hỏi: ĐỀ 1 Câu 1: Nêu thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng ở nước ta? (2đ) Câu 2: Tại sao phải chế biến thức ăn cho vật nuôi? Hãy kể tên các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi? Theo em ở địa phương thường dùng phương pháp chế biến nào? (3đ) Câu 3: a. Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh? (2đ) b. Vệ sinh phòng bệnh có vai trò gì trong chăn nuôi? (1đ). Câu 4: Nuôi thủy sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội? (2đ) ĐỀ 2 Câu 1: Nêu thời vụ trồng rừng và quy trình trồng cây con bằng rễ trần? (2đ) Câu 2: Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta? (2đ) Câu 3: a. Trình bày những nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi? Cho VD minh hoạ? (2đ) b. Nêu cách phòng bẹânh cho vật nuôi? (1đ) Câu 4: a. Hãy nêu tính chất lí học của nước nuôi thủy sản? (2đ) b. Theo em, để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá ta cần phải làm gì? (1đ) Tiết 11: Bài 8 - 14: T.H NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HOÁ HỌC THÔNG THƯỜNG – MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI I/ Mục tiêu bài học: (SGV/ Trang 29 - 46) II/ Phương pháp và chuẩn bị: 1. Phương pháp: Thực hành. 2. Chuẩn bị: GV:- Mẫu phân, 5 ống nghiệm, 5 đèn cồn, 5 kẹp gắp than, diêm. - Các mẫu thuốc, nhãn hiệu thuốc. - Sơ đồ quy trình nhận biết phân hoá học. HS: -Mỗi nhóm 3-4 mẫu phân, than củi, nước sạch, diêm. - Các nhãn hiệu thuốc. III/ Các hoạt động dạy học. Oån định. Kiểm tra:- Em hãy nêu nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại? (5’) - Sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh hại bằng cách nào? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Nhận biết một số loại phân hoá học. (25’) 1. Tổ chức thực hành. GV chia nhóm TH. GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. GV nêu mục tiêu của bài, quy tắc ATLĐ và vệ sinh môi trường. GV: Giới thiệu quy trình TH, sau đó gọi HS nhắc lại. HS: Các nhóm ổn định. HS: Tiếp thu. HS: 1 – 2 HS nhắc lại. 2. Thực hiện quy trình. Bước 1: GV: Thao tác mẫu. GV: Quan sát, nhắc nhở giúp HS thực hiện các thao tác khó. HS quan sát. Bước 2: HS thao tác. HS hoàn thiện quy trình và ghi kết quả vào mẫu bảng ở SGK. 3. Đánh giá kết quả. GV nêu nhận xét tuyên dương những nhóm chuẩn bị tốt, làm có kết quả tốt. GV cho điểm các nhóm và thu bài thu hoạch. HS thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh. HĐ2: Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu thuốc phòng trừ sâu, bệnh hại. (15’) 1. Thực hiện quy trình. a/ Nhận biết các dạng thuốc. GV hướng dẫn. HS quan sát: màu sắc, dạng thuốc(bột, tinh thể, lỏng) của từng mẫu thuốc rồi ghi vào vở bài tập. b. Đọc nhãn hiệu và phân biệt độ độc của thuốc. +/ Cách đọc tên thuốc. GV hướng dẫn HS đọc tên một số loại thuốc đã ghi trong SGK và đối chiếu với hình vẽ trên bảng. +/ Phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng. GV đưa ra 1 số nhãn hiệu các loại thuốc. Giải thích các kí hiệu và biểu tượng về mức độ độc của các loại thuốc. HS: Nhắc lại cách đọc tên thuốc và giải thích các kí hiệu ghi trong tên thuốc. HS: Quan sát đối chiếu với bảng ghi độ độc để xác định loại thuốc đó ở vào mức độ nào? 2. Tổng kết bài TH. GV: Gọi 1 HS của nhóm 1 báo cáo kết quả. GV: Ghi lên bảng. GV: gọi 1 HS quan sát nhãn, màu và lên nhận xét trước cả lớp. GV cho điểm và bổ sung. HS: Đại diện nhóm 1 lên báo cáo kết quả. HS: Các nhóm khác bổ sung. HS: Quan sát và nhận xét. 4/ Dặn dò:(1’) Học kĩ bài 1; 2; 7; 11; 12; 13 để tiết sau kiểm tra 1 tiết. Tiết 33: Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI. I/ Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS: Kiến thức: Biết được khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục và các yếu tố ảnh hưởng. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát và hoạt động nhĩm . Thái độ: Cĩ ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuơi. II/ Chuẩn bị: GV: - Bảng số liệu về cân nặng, kích thước của một số vật nuôi. - Phiếu học tập. HS: Nội dung + Tranh ảnh liên quan. III/ Tiến trình dạy học: Kiểm tra: - Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta? (5’) - Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi? Giới thiệu bài (1’) Sự phát triển của vật nuôi từ lúc còn là hợp tử đến lúc thành cá thể non đến trưởng thành rồi già diễn ra phức tạp nhưng tuân theo những quy luật nhất định.Vậy, thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?Nó có đặc điểm gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những kiến thức cơ bản đó. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 1. Khái niệm sự sinh trưởng. (7’) GV: Treo bảng 28/SGV và hướng dẫn HS cùng đọc số liệu. GV: Quan sát hình ảnh 3 con ngan, em có nhận xét gì về khối lượng, hình dạng, kích thước cơ thể? GV kết luận: HS: Đọc nội dung mục 1 và quan sát H54/T86/SGK. HS: Phát biểu ý kiến. HS ghi vào vở: Tiểu kết: Sinh trưởng là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận của cơ thể. 2. Khái niệm về sự phát dục.(7’) GV: Yêu cầu HS quan sát ảnh của hình 54 và đọc mục 2/SGK. Hỏi: Nhìn vào hình 54, mào con ngan lớn nhất có đặc điểm gì? Hỏi: Con gà trống thành thục sinh dục khác con gà trống nhỏ ở những đặc điểm nào? GV:- Đặc điểm con ngan trưởng thành có mào to, con gà trống biết gáy, biết đạp mái, thể hiện sự phát dục của con vật. -Ở con cái, cùng với sự phát triển của cơ thể, buồng trứng sinh trưởng đến lúc trưởng thành, buồng trứng bắt đầu sinh ra trứng chín, đó là sự phát dục buồng trứng. GV treo bài tập trang 87 lên bảng. HS: Quan sát và đọc nội dung mục 2. HS: Mào rõ hơn con thứ 2, có màu đỏ. HS: Mào đỏ, to, biết gáy HS hoàn thiện: HĐ2: Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm của quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. a. Sinh trưởng phát dục theo giai đoạn.(5’) GV treo sơ đồ đồ 8 lên bảng. GV treo bảng 29/SGV lên bảng. Hỏi: Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn diễn ra như thế nào? HS: Đọc sơ đồ HS đọc. HS: Theo các giai đoạn khác nhau. b. Sinh trưởng phát dục không đồng đều.(5’) GV treo bảng 30/ SGV lên bảng. Hỏi:- Giai đoạn bào thai, khối lượng tăng bao nhiêu lần? - Giai đoạn từ sơ sinh đến trưởng thành, khối lượng tăng bao nhiêu lần? - Sự tăng trọng 2 giai đọan có giống nhau không? GV kết luận: Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh trưởng phát dục không đồng đều về khả năng trọng lượng, sự phát triển các cơ quan bộ phận, khả năng tích lũy mỡ. HS: Đọc nội dung. HS trả lời: 2500 lần. HS: 200 lần. HS: Không. Giai đọan bào thai tăng nhanh hơn. c. Sinh trưởng phát dục theo chu kì. (5’) GV: Mỗi loài vật có chu kì động dục khác nhau: Lợn 21 ngày; ngựa 23 ngày; ga, vịt hàng ngày.. GV treo sơ đồ câm lên bảng. GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập áp dụng SGK/Trang 88. HS: Điền các đặc điểm sinh trưởng phát dục vào các ô trống. HS: hoàn thiện. HĐ3: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng phát dục của vật nuôi.(5’) Mục tiêu: HS nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi gia đình. GV: Treo bảng 28/SGV lên bảng. Hỏi: -Nuôi thật tốt một con lợn ỉ có thể tăng khối lượng bằng con lợn Lanđơrat không? Tại sao? - Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao phải làm gì? GV kết luận: Yếu tố tác động đến sự sinh trưởng phát dục của vật nuôi: Giống (yếu tố di truyền) Yếu tố ngoại cảnh (Thức ăn, nuôi dưỡng,chăm sóc) HS: Quan sát và trả lời: Không . Vì do gen di truyền quyết định. HS: Chọn giống tốt và kĩ thuật nuôi tốt HS ghi vào vở. Tổng kết bài học: (5’) Gọi 1-2 HS đọc phần “Ghi nhớ”. GV hệ thống lại bài học, nêu câu hỏi, HS trả lời. Dặn dò: +/Học bài + Trả lời câu hỏi cuối bài. +/ Xem trước bài 33 SGK.

File đính kèm:

  • docGiao an CN7 dung chuan.doc
Giáo án liên quan