Tiết 38 Bài 33: an toàn điện

A. Mục tiêu:

ã HS hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.

ã HS biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống.

ã HS có ý thức thực hiện an toàn điện trong sản xuất và đời sống.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

v GV:

ã Các tranh ảnh về các nguyên nhân gây tai nạn điện.

ã Tranh về một số biện pháp an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa điện.

ã Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện như: Găng tay cao su, ủng cao su, thảm cách điện, bút điện

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 38 Bài 33: an toàn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38 Bài 33: An toàn điện Ngày soạn: / /2006 Ngày giảng: / /2006 Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. HS biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống. HS có ý thức thực hiện an toàn điện trong sản xuất và đời sống. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Các tranh ảnh về các nguyên nhân gây tai nạn điện. Tranh về một số biện pháp an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa điện. Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện như: Găng tay cao su, ủng cao su, thảm cách điện, bút điện… Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng (Máy chiếu) Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ (5phút) GV nêu yêu cầu kiểm tra: Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ SGK_T115 và sau đó trả lời câu hỏi 3_SGK_T115. GV gọi 1 HS lên bảng kiểm tra. GV nhận xét và cho điểm. HS: Đọc phần ghi nhớ như trong SGK_T115 và trả lời câu hỏi 3. Hoạt động 2 Giới thiệu bài học (2phút) Như chúng ta đã biết điện năng có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất. Nhưng dòng điện cũng có thể gây nguy hiểm cho con người. Vậy, nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh những tai nạn đó? Đó là nội dung của bài học hôm nay: “An toàn điện”. HS: Lắng nghe và ghi đề bài. Tiết 37 Bài 33: An toàn điện. Hoạt động 3 Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện (15phút) GV yêu cầu HS thảo luận và sau đó cho biết những nguyên nhân tai nạn điện. GV: Kết hợp sử dụng tranh, ảnh khai thác kinh nghiệm của HS trong cuộc sống, qua các phương tiện thông tin đại chúng, GV hướng dẫn cho HS nêu được những nguyên nhân tai nạn điện: Do chạm trực tiếp vào vật mang điện. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất. Cụ thể GV yêu cầu HS quan sát hình 33.1 và điền chữ a, b, c vào chỗ trống (…) cho thích hợp. Gọi 1 HS đọc bảng 33.1 để biết khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Nhắc nhở HS không được lại gần chỗ dây điện bị đứt chạm mặt đất, rấtnhuy hiểm và phải báo ngay cho trạm quản lí điện gần đó nhất. HS: Thảo luận và phát biểu những nguyên nhân tai nạn điện: Không hiểu biết và không có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng đồ điện. Do không cẩn thận khi sử dụng điện. Do không kiểm tra an toàn các thiết bị, đồ dung điện trước khi sử dụng. Không tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện. Do vi phạm khoảng cách an toàn đường dây cao áp. Do đến gần dây điện đứt rơi xuống đất. HS điền vào chỗ trống_T116: h.33.1c, h.33.b, h.33.1a. 1 HS đọc bảng 33.1 Nguyên nhân gây ra tai nạn điện: Do chạm trực tiếp vào vật mang điện. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất. Hoạt động 4 Tìm hiểu về các biện pháp an toàn điện (16 phút) Trước tiên GV cần phải nhấn mạnh: “Bảo đảm an toàn điện là nguyên tắc cần phải tuân thủ mỗi khi sử dụng hoặc sửa chữa điện” để giúp HS hình thành thói quen an toàn trong cuộc sống và sản xuất. GV: Từ các nguyên nhân gây tai nạn điện, GV hướng dẫn HS thảo luận đưa ra một số biện pháp an toàn điện. Cụ thể: Quan sát hình 33.4, hãy điền chữ a, b, c, d vào chỗ trống (…) cho đúng. Yêu cầu HS quan sát hình 33.5 và gọi 1 HS cho biết một số dụng cụ an toàn điện. HS: Thảo luận và đưa ra một số biện pháp an toàn trong sử dụngvà sửa chữa điện: Kiểm tra cách điện dây dẫn điện và đồ dùng điện thường xuyên, hoặc khi có hiện tượng bất thường. Khi sửa chữa điện phải cắt nguồn trước khi sửa chữa, sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. Sử dụng nguồn điện áp an toàn. Giữ khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp. Không đến gần dây điện đứt rơi xuống đất. HS điền vào chỗ trống_T118: h.33.4a, h.33.4c, h.33.4b, h.33.4d. HS: Một số dụng cụ an toàn điện: Giày cao su cách điện, giá cách điện, dụng cụ lao động có chuôi cách điện, găng tay cao su cách điện, thảm cao su cách điện. II. Một số biện pháp an toàn điện: 1. Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện: Kiểm tra cách điện dây dẫn điện và đồ dùng điện thường xuyên, hoặc khi có hiện tượng bất thường. Giữ khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp. Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện. 2. Một số biện pháp an toàn khi sửa chữa điện: Khi sửa chữa điện phải cắt nguồn trước khi sửa chữa. Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. Hoạt động 5 Tổng kết bài học và giao công việc về nhà (7phút) GV gọi 1 HS đọc phần “Ghi nhớ” trong SGK_T120. Yêu cầu cả lớp làm câu hỏi 3_SGK_T120 sau đó gọi 1 HS lên trả lời. Yêu cầu HS đọc trước bài 34 và chuẩn bị dụng cụ thực hành. 1 HS đọc phần ghi nhớ. 1 HS trả lời câu hỏi 3. Chuẩn bị dụng cụ thực hành. Ghi nhớ: SGK_T120

File đính kèm:

  • docTiet 38_Bai 33_An toan dien.doc
Giáo án liên quan