I/ MỤC TIÊU:
- HS hiểu được khái niệm về mối ghép động .
- HS biết được cấu tạo , đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động .
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ bộ ghế gấp, khớp tịnh tiến, khớp quay .
- ĐDDH : mô hình các loại khớp động .
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 27 Mối ghép động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 09/12/2005 -Tiết 27
I/ MỤC TIÊU:
HS hiểu được khái niệm về mối ghép động .
HS biết được cấu tạo , đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động .
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ bộ ghế gấp, khớp tịnh tiến, khớp quay .
ĐDDH : mô hình các loại khớp động .
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động GV – HS Nội dung
Hoạt động 1: kiểm tra
Mối ghép tháo được gồm những loại mối ghép nào? Công dụng của mối ghép tháo được .
Hoạt động 2: giới thiệu bài
Trong sản xuất và đời sống , ngoài mối ghép cố định còn có mối ghép động đóng vai trò quan trọng để chế tạo nên các cơ cấu trong máy. Vậy thế nào là mối ghép động?
Hoạt động 3: tìm hiểu thế nào là mối ghép động
HS quan sát h27.1 sgk hình chiếc ghế xếp ở ba tư thế : gấp, đang mở, mở hoàn toàn và trả lời câu hỏi:
Chiếc ghế gồm mấy chi tiết lắp ghép với nhau?
Chúng được ghép với nhau theo kiểu ghép nào?
Khi gấp và mở ghế tại các mối ghép A, B, C, D các chi tiết chuyển động so với nhau như thế nào ?
GV: mối ghép mà các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép động hay khớp động .
GV đưa ra một số khớp động cho HS quan sát để phân loại các loại khớp:khớp tịnh tiến , khớp quay, khớp cầu .
Trong thực tế , những chi tiết máy nào có các dạng khớp trên ?
Hoạt động 4: tìm hiểu các loại khớp động :
1/Khớp tịnh tiến :
HS quan sát h27. 3 và trả lời câu hỏi :
Bề mặt của khớp tịnh tiến có dạng như thế nào ?
(mặt phẳng hoặc mặt trụ tròn xoay, nhẵn bóng) HS hoàn thành câu hỏi sgk
+Trong khớp tịnh tiến các điểm trên vật chuyển động như thế nào ?(cùng quỹ đạo thẳng, cùng vận tốc)
+Khi hai chi tiết chuyển động trượt trên nhau xảy ra hiện tượng gì ? Hiện tượng này có lợi hay có hại? Có thể khắc phục hiện tượng đó như thế nào ?
+Kể tên một số khớp tịnh tiến mà em biết
2/Khớp quay:
HS quan sát h.27.4 sgk, trả lời câu hỏi :Khớp quay gồm mây chi tiết
Các bề mặt tiếp xúc của khớp quay thường có hình dạng gì?
+Để giảm ma sát cho khớp quay , trong kỹ thuật người ta làm thế nào ?
+Trong thực tế khớp quay ứng dụng ở đâu?
I.Thế nào là mối ghép động:
Mối ghép động là mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau
Mối ghép động gồm : khớp tịnh tiến , khớp quay, khớp cầu . . .
II.Các loại khớp động :
1.Khớp tịnh tiến :
a)Cấu tạo:
khớp tịnh tiến có các mặt tiếp xúc là mặt phẳng hoặc mặt trụ tròn xoay nhẵn bóng.
b)Đặc điểm :(sgk)
c)Ứùng dụng :(sgk)
2.Khớp quay:
a)Cấu tạo:(sgk)
b)Ứng dụng :(sgk)
Ghi nhớ:(sgk)
Hoạt động 5: Tổng kết : Tìm xem trong xe đạp, khớp nào là khớp quay?
Khớp ỏ giá gương xe máy, cần ăng ten có là khớp quay không ?
HS đọc phần Ghi nhớ
Hoạt động 6 : hướng dẫn học ở nhà
+Học bài , trả lời các câu hỏi trong sgk
+Xem trước Bài 28, chuẩn bị mỗi tổ 1 moay ơ trước của xe đạp, khăn lau, báo cáo thực hành . Tiết sau thực hành Ghép nối chi tiết .
File đính kèm:
- giaoancongnghr8hglkghki (8).doc