Tiết 23: Tuần 22: Cưa - Đục - dũa -khoan kim loại

 -Hiểu được ứng dụng của các phương pháp cưa và đục

 - Biết đươc các thao tác cơ bản cưa và đục kim loại

-Biết kĩ thuật cơ bản dũa và khoan kim loại

-Biết qui tắc an toàn dũa và khoan kim loại

- An toàn trong quá trinh gia công

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 23: Tuần 22: Cưa - Đục - dũa -khoan kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh 21.1à21.6 ;cưa ,đục, êtô bàn ,một đoạn phôi vật liệu bằng thép Tranh SGK . Dũa tròn dũa dẹp , dũa tam giác ,êtô bàn , mẫu phôi có tiết diện vuông hoặc tròn 2.học sinh : Xem trước bài ở nhà C.Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: ( phút ) Kiểm tra : -Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra ? công dụng của của chúng . Nêu cấu tạo thước cặp - Hãy nêu cách sử dụng dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt Giới thiệu bài mới :Từ một vật liệu ban đầu , để gia công được sản phẩm có thể phải dùng một hay nhiều phương pháp khác nhau theo một quy trình . Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu một số phương pháp gia công cơ khí thường gặp như cưa , cắt , đục . Đó là phương pháp gia công thô với lượng dư thừa lớn , sau khi cưa ,đục xong cần phải qua các phương pháp gia công khác để các sản phẩm có hình dáng , kích thước , và độ nhẳn bóng theo yêu cầu bề mặt …. Hoạt động 2: ( phút ) Tìm hiểu kĩ thuật cắt kim loại bằng cưa bằng tay - GV Nêu các bước chuẩn bị như ( Mục 2a phần I SGK -GV biểu diễn tư thế đứng và thao tác cưa (phân tích cho hs tư thế đứng và cách cầm cưa , phôi liệu phaỉ được kẹp chặt thực hiện chậm để cho hs dẽ quan sát ) và làm theo - Cho hs quan sát lại hình 21.2 a,b SGK -> GV mô tả thao tác thực tế cưa - GV giải thích độ căng độ phẳng , độ trùng của lưỡi cưa . Hoạt động 3: ( phút ) Tìm hiểu đục kim loại - GV đưa các dụng cụ các loại búa , đục , êtô . -Cho hs quan sát cấu tạo của một số loại đục ( đục lưỡi thẳng , đục lưỡi cong với các góc cắt khác nhau ) - Hướng dẫn hs quan sát kỉ phần lưỡi cắt , phần đầu đục từ đó y/c hs tự tìm hiểu cấu tạo của lưỡi đục . +Góc cắt đục có giống nhau không ? +Khi đục các vặt liệu mền ( đồng nhôm ) và cứng ( gang thép ) thì nên chọn dục có góc cắt như thế nào ? + Tại sao đục được làm bằng thép tốt ? - GV nêu một số loaị thép để chế tạo đục như : Thép 45 ( có cábon là 45%) , thép công cụ cácbon (CD70 ) … GV mô tả cách cầm búa và cách cầm đục như hình 21.4 SGK và lưu ý cách cầm các ngón tay phải cầm chặt vừa phải để dễ điều chỉnh khi gia công . - GV thao tác tư thế khi đứng đục ( giống tư thế cưa ) - GV thao tác kĩ thuật đánh búa và phương pháp đục như hình 21.5 ; 21.6 SGK để hs quan sát -Cho một vài hs thao tác tư thế đứng , thao tác đục và y/c hs khác nhận xét . - GV : Nhác nhở đặc biệt khi đục phải chú ý an toàn -Giới thiệu bài : Sau khi cưa hoặc đục kim loại bề mặt không nhẵn bóng số lượng còn dư . Muốn tạo ra các chi tiết có hình dáng , kích thước đảm bão theo y/c kĩ thuật một cách chính xác , có độ bóng cao cần phải áp dụng các phương pháp gia công khác trong đó dũa kim loại ,còn khoan nhằm tạo ra lỗ hoặc làm cho có sẵn rộng ra . Dũa và khoan kim loại là hai phương pháp không thể thiếu trong quá trình gia công cơ khí .Hoạt động 4: ( phút ) Tìm hiểu dũa kim loại - Cho hs quan sát các loaiï dũa - Công dụng cuả từng loại dũa như thế nào ? - GV cho ví dụ về công dụng của từng loại dũa trong gia công kĩ thuật - Hướng dẫn hs chọn dũa: Phải phù hợp với dạng bề mặt vật liệu và hình dáng gia công ->vật liệu mền dùng dũa thô , vật liệu cứng dùng dũa mịn (tinh ) - Hướng dẫn kĩ thuật dũa + Chọn êtô kẹp và tư thế đứng ( Như tư thế cưa kim loại ) +Kẹp chặt phôi vào êtô để dũa + Phương pháp cầm dũa ( GV vừa giảng vừa làm mẫu cho hs quan sát theo thao tác sau ) * Đẩy dũa để cắt kim loại * Kéo dũa về chú ý thao tác chậm * Giữ cho dũa luôn thăng bằng GV Hỏi:Vì sao phải làm giữ dũa luôn thăng bằng ? ( GV dựa vào lực tác dụng và cánh tay đòn để giải thích nguyên tắc giữ dũa thăng bằng trong quá trình gia công ) -y/c hs đọc phần an toàn trong mục 2 phần I SGK Hoạt động 5: ( phút ) Tìm hiểu khoan -Giới thiệu phương pháp khoan : GV dùng hình vẽ và vật thật để giới thiệu mũi khoan -Mũi khoan thường dùng làloại mũi khoan xoắn ruột gà - Công dụng của khoan là gì ? : Được sử dụng để khoan lỗ vì so với tiện , dập ,đột thì khoan có thể khoan được lỗ sâu hơn , đường kính nhỏ và dễ thực hiện . - GV giới thiệu về kĩ thuật về phần cắt : Có hai lưởi cắt chính và một lưỡi cắt ngang . Phần định hướng có hai rãnh thoát phoi , đường kính phần định hướng bằng đường kính lỗ cần khoan , phần đuôi hình trụ ( mũi khoan nhỏ hoặc côn ) để lắp vào bầu khoan hoặc côn truyền lực . - GV giới thiệu về khoan máy gồm những nội dung sau +Động cơ điện +Bộ phận truyền động ( dây đai) +Hệ thống điều khiển ( tay quay ,các nút bấm đóng mở động cơ điện ) + Phần dẫn hướng và bệ máy -GV giới thiệu kĩ thuật khoan +Lấy dấu tâm lỗ khoan +Chọn đường kính mũi khoan và lắp mũi khoan vào máy + Kẹp vật cần khoan lên êtô và điều chỉnh cho tâm của mũi khoan trùng với tâm lỗ của vật cần khoan - GV nêu yêu cầu an toàn khi khoan Hoạt động 6 : ( phút ) Tổng kết - Trong thực tế em đã thấy cưa đục kim loại ở đâu - Để sản phẩm cưa và dục đạt yêu cầu kĩ thuật cần phaỉ chú ý đền vấn đến gì ? - Mời một hs đọc phần ghi nhớ SGK - Hai học sinh lên bảng trả lời câu hỏi - Dưới lớp chú ý và nhận xét - Nghe nội dung GV thông tin - Vừa nghe GV triển khai vừa xem hình trong SGK - Quan sát các thao tác mẫu của GV ( tư thế đứng ,cách cầm cưa , thao tác cưa , cách kẹp phôi ) à một vài em làm theo y/c cầu của giáo viên -quan sát hình 21.2a,b, SGK và mô tả lại các thao tác cưa - Thu thập thông tin GV thông báo ( về độ căng , độ phẳng , độ trùng của lưỡi cưa ) - Quan sát cấu tạo của một số loại đục đục lưỡi thẳng , đục lưỡi cong với các góc cắt khác nhau - Quan sát kỉ phần lưỡi cắt , phần đầu đục từ đó tìm hiểu cấu tạo của lưỡi đục . - Thu thập thông tin GV thông báo - Quan sát thao tác kĩ thuật đánh búa và phương pháp đục của GV -Một vài hs thao tác tư thế đứng , thao tác đục và hs khác nhận xét . - Thu thập thông tin GV thông báo - Quan sát hình vẽ và vật mẫu – trả lời câu hỏi của GV -Công dụng của các loại dũa làm làm phẳng và bóng bề mặt , nhất là các bề mặt hẹp , các mặt lỗ hình phức tạp không thể thực hiện trên máy bào máy phay , mài được . - Nghe – thu thập thông tin - thu thập thông tin – quan sát GV làm mẫu - Nghe thông tin GV thông báo -Đ ọc nội dung trong SGK - Quan sát hình vẽ và vật mẫu – trả lời câu hỏi của GV -Được sử dụng để khoan lỗ vì so với tiện , dập ,đột thì khoan có thể khoan được lỗ sâu hơn , đường kính nhỏ và dễ thực hiện . - Nghe – thu thập thông tin - thu thập thông tin – quan sát GV làm mẫu - Nghe thông tin GV thông báo - Đ ọc nội dung trong SGK -Biểu diễn lại cách cầm dũa , thao tác dũa - Nhắc lại trình tự khoan - Trả lời câu hỏi SGK D.Nội dung ghi bảng I.Cắt kim loại bằng cưa tay 1. Khái niệm .SGK 2. Kĩ thuật cưa . a) Chuẩn bị -Lắp lưỡi cưa - lấy dấu - Chọn chiều cao bàn êtô -Kẹp vật lên ê tô b ) Tư thế đứng và thao tác cưa -Người đứng thẳng , thoải mái khối lượng cơ thể phân bố đều lên hai chân , -Cách cầm cưa tay phaỉ nắm cán tay trái nắm đầu kia của khung cưa -Thao tác : Khi đẩy phải ấn lưỡi cưa và đẩy từ từa để tạo lực cắt , khi kéo cưa về tay trái không ấn , tay phaỉ rút cưa về nhanh hơn lúc đầu 3. An toàn khi cưa II. Đục kim loại 1. Khái niệm 2. Kĩ thuật đục a.cách cầmđục -Tay thuận cầm búa, cách phần đầu cán từ 20mm-30mm , Tay kia cầm đục ,cách phần đầu đục từ 20mm-30mm -Khi cầm đục và cầm búa các ngón tay cầm chặt vừa phaỉ để dễ diều chỉnh b ) Tư thế đục (giống phần cưa ) * Chú ý lực cánh búa phaỉ vuông góc với má kẹp êtô c)Cách đánh búa : -Bắt đầu đục : +Để lưỡi đục sát vào mép vật cách mặt trên của vật từ 0,5-1mm . + Đánh búa nhẹ nhàng để cho lưỡi đục bám vào khảng 0,5 mm . +Nâng đục sao cho đục nghiêng với mặt phẳng nằm ngang một góc 30-350 . Sau đó đánh búa mạnh và đều . +Khi chặt đứt ta đặt đục vuông góc với mặt nằm ngang - Khi chặt gần đứt phải giảm dần lực đánh búa 3. An toàn khi đục III.Dũa 1.Kĩ thuật dũa a)Chuẩn bị - Chkọn êtô , tư thế đứng như đứng cưa -kẹp vật dũa chặt vừa phải , cách từ 10 –20 mm b) Cách cầm dũa và thao tác dũa - Tay phải cầm cán , tay trái đặt lên đầu dũa - Khi dũa phải thực hiện hai chuyển động : Một là đẩy dũa theo lực cắt , khi đó hai tay ấn xuống , sao cho dũa được thăng bằng ;khi kéo dũa không cần cắt , kéo nhanh và nhẹ nhàng 2. An toàn (SGK ) IV.Khoan 1. Mũi khoan : cấu taọ phần cắt , phần dẫn hứng ,và phân đuôi 2. Máy khoan : khoan tay , khoan máy 3. Kĩ thuật khoan - Lấy dấu xác định tâm lỗ trên vật cần khoan -chọn mũi khoan có đường kính lỗ cần khoan -lắp mũi khoan vào bầu khoan - Kẹp vật khoan lễn êtô trên bàn bàn khoan - Quay tay quay cho mũi khoan đi xuống , điều chỉnh tâm của lỗ cần khoan trung với tâm của mũi khoan - Bấm công tác điện , điều chỉnh tay quay để mũi khoan khoan hết chiều sâu của lỗ cần khoan 4 An toàn khi khoan ( SGK ) E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiaosancn8tiet1-70 (25).doc