Tiết 23: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “vì sao”

1. Nhận ra hiện tượng nhân hóa, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hóa (BT1)

2. Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?(BT2)

3. Trả lời đúng 2-3 câu hỏi Vì sao? Trong BT3

 

docx4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5162 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 23: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “vì sao”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Trường tiểu học Phú Trinh 1. › Giáo sinh: Lê Thị Thúy Nga. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 23: NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “VÌ SAO” MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Nhận ra hiện tượng nhân hóa, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hóa (BT1) Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?(BT2) Trả lời đúng 2-3 câu hỏi Vì sao? Trong BT3 ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1: Tên các sự vật con vật Từ ngữ dùng để gọi các sự vật, con vật Từ ngữ miêu tả các sự vật, con vật CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ -Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài: + HS 1: Tìm 5 từ chỉ hoạt động nghệ thuật. + HS 2 Tìm 5 từ chỉ các môn nghệ thuật. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 2. Dạy bài mới a/ Giới thiệu bài: - Giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ tiếp tục làm các bài luyện tập về nhân hóa, sau đó chúng ta sẽ ôn luyện câu hỏi Vì sao? - GV ghi tên bài lên bảng, gọi nối tiếp học sinh nhắc lại tên bài b/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Gọi HS khác đọc nội dung của bài - GV nêu yêu cầu: + Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ? + Mỗi sự vật, con vật trên được tả bằng những từ ngữ nào? + Nêu những từ ngữ, hình ảnh tác giả đã dùng để miêu tả các sự vật, con vật trên? -GV tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm 4 HS. -Đại diện nhóm đứng lên trình bày kết quả thảo luận. -Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. - GV nhận xét chốt lại kết quả dán nội dung BT1 lên bảng. -GV hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp, cái hay trong các hình ảnh nhân hóa của bài thơ: + Theo em, tác giả đã dựa vào những hình ảnh có thực nào để tạo nên những hình ảnh nhân hóa trên? ( GV có thể làm mẫu về 1 sự vật) + GV hỏi cách nhân hóa các sự vật, con vật như vậy có gì hay? - GV gọi 1HS đứng lên trình bày lại toàn bộ nội dung của bài tập 1. -GV chốt lại nội dung bài tập 1. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - 1HS khác đọc nội dung bài tập 2. - GV cho HS làm vào vở bài tập, yêu cầu HS suy nghĩ và gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? -GV gọi 1 HS làm vào bảng phụ. -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. -GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. -HS khác đọc nội dung bài tập. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi; 1HS đọc câu hỏi cho HS kia trả lời sau đó đổi vai. -GV gọi 4 cặp đại diện trình bày trước lớp. -GV nhận xét HS trả lời. + Đóng phim, ca hát, múa, biểu diễn, làm thơ. + Điện ảnh, cải lương, kịch nói, xiếc, ảo thuật. - Nghe GV giới thiệu bài. - HS nối tiếp nhắc lại tên bài. -1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. -1 HS đọc trước lớp , cả lớp theo dõi bài trong SGK. -HS chú ý lắng nghe. + Những sự vật, con vật là: lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời. +Mỗi sự vật, con vật được miêu tả bằng hình ảnh: lúa-chị, tre-cậu, gió-cô, mặt trời-bác. +Chị lúa- phất phơ bím tóc; Cậu tre- bá vai nhau thì thầm đứng học; Đàn cò- áo trắng, khiêng nắng qua sông; Cô gió- chăn mây trên đồng; Bác mặt trời- đạp xe qua ngọn núi. -HS thảo luận theo nhóm 4 HS. 2 bàn một nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả -Các nhóm chú ý nhận xét, bổ sung câu trả lời. - HS chú ý theo dõi. + HS trả lời cá nhân Ÿ Chị lúa phất phơ bím tóc, ở đây có thể hình dung lá lúa dài, phất phơ trong gió, nên tác giả nói bím tóc của chị lúa phất phơ trong gió. Ÿ Tre mọc thành từng lũy, sát vào nhau, cành tre đan vào nhau giống như những cậu học trò bá vai nhau, trong gió, lá tre, thân tre cọ vào nhau phát ra tiếng động rì rào như tiếng thì thầm của những cậu học trò khi học bài. Ÿ Đàn cò có lông trắng, nên tác giả nói đàn cò mặc áo trắng, khi đàn cò bay qua sông như khiêng nắng qua sông. Ÿ Gió thổi làm mây bay, tác giả nhân hóa gió như như con người ( chăn trâu, chăn bò), còn gió chăn mây trên đồng. Ÿ Bác mặt trời sáng mọc đằng đông, chiều lặn đằng tây, ở hai phía ngọn núi được nhân hóa thành đạp xe qua ngọn núi. + Cách nhân hóa các sự vật, con vật như vậy thật hay và đẹp vì nó làm cho các sự vật, con vật sinh động hơn, gần gũi với con người hơn, đáng yêu hơn. -1HS trình bày lại toàn bộ nội dung của bài tập 1. -HS chú ý lắng nghe. -1HS đọc yêu cầu. -1HS đọc nội dung. - Cả lớp làm vào vở bài tập. -1HS làm vào bảng phụ. a, Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá. b, Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất. c, Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác. -1 HS nhận xét -1HS đọc yêu cầu -1HS đọc nội dung -2HS ngồi gần nhau thảo luận nhóm. -Các nhóm trình bày kết quả: a, Người tứ xứ đổ về xem hội vật rất đông vì ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ./... vì ai cũng muốn biết ông Cản Ngũ trông như thế nào, vật hay ra sao. b, Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì Quắm Đen lăn xả vào đánh rất hăng, còn ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ. c, Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt, thực ra ông vờ bước hụt để lừa Quắm Đen vào thế vật của ông. d, Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì cả về mưa trí, kinh nghiệm và sức lực anh đều kém xa ông Cản Ngũ. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học -GV dặn dò HS về nhà viết vào vở bài tập câu trả lời bài tập 3. Tập đặt câu hỏi Vì sao? Đối với các hiện tượng xung quanh.

File đính kèm:

  • docxTuan 25 Luyen tu va Cau Nhan hoa on cach dat va tra loi cau hoi Vi sao.docx
Giáo án liên quan