1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
-Khái niệm về giống vật nuôi
-Biết được cách phân loại giống vật nuôi
-Hiểu được vai trò của giống trong chăn nuôi.
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-Đọc, hiểu thông tin
-Quan sát
-Tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp
-Biết áp dụng vào sản xuất chăn nuôi.
3.Thái độ:
-Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng
-Có thái độ sẳn sàng lao động và lòng say mê, hứng thú trong học tập, lao động sản xuất.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6359 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 22 Bài 31: giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Tiết: 22 Ngày soạn: 2/12/2013
Bài 31: GIỐNG VẬT NUÔI
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
-Khái niệm về giống vật nuôi
-Biết được cách phân loại giống vật nuôi
-Hiểu được vai trò của giống trong chăn nuôi.
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-Đọc, hiểu thông tin
-Quan sát
-Tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp
-Biết áp dụng vào sản xuất chăn nuôi.
3.Thái độ:
-Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng
-Có thái độ sẳn sàng lao động và lòng say mê, hứng thú trong học tập, lao động sản xuất.
II.Chuẩn bị bài dạy:
1.Giáo viên:
-Tìm hiểu các giống vật nuôi đang có ở địa phương mình giảng dạy.
-Tranh ảnh các giống vật nuôi có giới thiệu trong bài (hình 51, 52, 53 SGK) hoặc các giống vật nuôi đang có ở địa phương.
-Sưu tầm tranh ảnh các loại thức ăn vật nuôi, các sản phẩm chế biens từ chăn nuôi (sữa, bơ, đồ hộp, da sừng...) tranh ảnh dùng sức kéo của vật nuôi (cày ruộng, kéo xe, cưỡi ngựa...)
2.Học sinh:
-Xem trước SGK và các tài liệu có liên quan
-Kẻ sẳn bảng trang 84 SGK vào vở bài tập.
III.Phương pháp dạy – học:
Nêu và giải quyết VĐ –làm việc với SGK – quan sát tìm tòi – thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: 1ph
2.Kiểm tra bài cũ: 5 phut
HS1: Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta ?
HS2: Em cho biết nhiệm vụ của phát triển chăn nuôi trong thời gian tới?
3.Bài mới:
*Mở bài: (1 phút)
Các em thường nghe nói nhiều về giống vật nuôi, chẳng hạn giống gà (gà Lơ-go, gà nòi, gà đá, gà tây...), giống vịt (vịt ta, vịt xiêm...), giống lợn (lợn F1, lợn Móng Cái, lợn Ỉ...). Vậy chúng ta hiểu như thế nào là giống vật nuôi ? Và giống vật nuôi có vai trò gì trong chăn nuôi ?
*Phát triển bài:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VỀ GIỐNG VẬT NUÔI (16 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
-Hỏi: Địa phương em có những giống vật nuôi nào ?
+Hỏi: Các con trong cùng một giống có đặc điểm ra sao ?
+Yêu cầu HS quan sát hình 51, 52, 53 SGK và đọc thông tin tương ứng
+GV cho HS làm vào vở bài tập điền từ.
+GV sưả chữa, bổ sung.
-Tiếp đến, hướng dẫn HS làm nốt bài tập kẻ bảng SGK tr 84
-Hỏi: Có mấy cách phân loại giống vật nuôi ? Cho ví dụ.
Giảng: Như vậy, dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân loại giống vật nuôi: địa lý – hình thái, ngoại hình – mức độ hoàn thiện của giống – Hướng sản xuất.
-Hỏi: Để được công nhận là một giống vật nuôi, phải có các điều kiện nào ?
+GV có thể đưa ra các ví dụ cho từng tiêu chí
VD: điều kiện b4 cần phải có 150 con đực và 4000 con cái
-Hỏi: Tại sao số lượng cá thể phải đông ?
-GV chốt kiến thức
-HS trả lời
-TL: giống nhau về ngoại hình, sản lượng, năng suất, có tính di truyền ổn định.
-HS đọc thông tin, quan sát tranh, tự hoàn thiện BT vào vở BT
-HS hoàn thiện trong vở BT
-HS dựa vào SGK để trả lời đầy đủ.
-HS trả lời 4 điều kiện trong SGK
-TL: Để giống không bị thoái hóa, tuyệt chủng, cần tạo điều kiện cho quá trình ngẫu phối để duy trì sự tồn tại của giống.
I.Khái niệm về giống vật nuôi.
Được gọi là giống vật nuôi khi những vật nuôi đó có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm chung, có tính di truyền ổn định và đạt đến một số lượng cá thể nhất định.
Hoạt động 2:TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI (16 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
-Dẫn dắt và ghi bảng
-Gv cho HS tìm hiểu bảng 3 SGK tr 85
-Hỏi: Giữa giống gà Lơ-go và gà ri, giống nào cho năng suất trứng cao hơn ?
+Hỏi: tương tự với bò Hà lan và bò Sin.
Hỏi: Từ đó cho thấy, trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất như thế nào ?
-Cho HS đọc ví dụ ở mục 2-SGK tr 85
-Hỏi: Từ đó cho ta thấy, các giống vật nuôi khác nhau thì tỉ lệ mỡ trong sữa khác nhau và chất lượng sữa sẽ như thế nào ?
Giảng: Như vậy, con giống tốt thì năng suất cao, phẩm chất tốt, dẫn đến Năng suất kinh tế sẽ cao và ngược lại. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn.
Hỏi: Như vậy, giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi ?
*Kết luận: phần ND ghi bài
-HS tìm hiểu bảng 3 -> trả lời câu hỏi do GV đặt ra.
-Trả lời
-TL: Các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau.
-TL: khác nhau
-Yêu cầu trả lời được:
+quyết định năng suất chăn nuôi
+quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
II.Vai trò của giống trong chăn nuôi.
-Giống vật nuôi có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi.
-Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn giống vật nuôi phù hợp.
4.Tổng kết và kiểm tra đánh giá: (5ph)
-Hỏi: Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi ? Cho ví dụ.
-Hỏi: Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi ?
-Hỏi: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi ?
5.Hướng dẫn về nhà:( 1ph)
-Học bài , trả lời các câu hỏi cuối bài SGK
-Chuẩn bị bài 32.
V.Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- CN7,tuần 17-1.doc