A- Mục tiêu.
- Quan sát, nhận biết, ghi chép được các đặc điểm hình thái của bệnh hại cây ăn quả.
- Có ý thức bảo vệ cây trồng, rèn luyện khả năng quan sát.
- Có ý thức kỉ luật trật tự đảm bảo vệ sinh an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
Chuẩn bị các dụng cụ vật liệu sau:
- Tranh vẽ một số loại bệnh hại cây ăn quả.
- Kính hiển vi, tiêu bản, kính lúp.
- Mẫu bệnh hại cây ăn quả.
- Bộ phận cây bị hại.
HS: Chuẩn bị các mẫu bệnh hại cây trồng và các bộ phận cây trồng bị bệnh phá hại.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 21 Bài 12: thực hành. nhận biết một số sâu, bệnh hại cây ăn quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21.
Tuần 21
Thứ…ngày…tháng…năm 200…
Bài 12: Thực hành.
Nhận biết một số sâu, bệnh hại cây ăn quả.
A- Mục tiêu.
Quan sát, nhận biết, ghi chép được các đặc điểm hình thái của bệnh hại cây ăn quả.
Có ý thức bảo vệ cây trồng, rèn luyện khả năng quan sát.
Có ý thức kỉ luật trật tự đảm bảo vệ sinh an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
Chuẩn bị các dụng cụ vật liệu sau:
Tranh vẽ một số loại bệnh hại cây ăn quả.
Kính hiển vi, tiêu bản, kính lúp.
Mẫu bệnh hại cây ăn quả.
Bộ phận cây bị hại.
HS: Chuẩn bị các mẫu bệnh hại cây trồng và các bộ phận cây trồng bị bệnh phá hại.
C- Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Trong tiết học trước chúng ta đã cùng nhau quan sát và nhận biết được một số loại sâu hại cây trồng, phân biệt được các loại sâu thuộc kiểu biến thái hoàn toàn và biến thái hoàn toàn. Hôm nay chúng ta cùng nhau quan sát và nhận biết một số loại bệnh hại cây ăn quả.
Hoạt động 2: Nội dung thực hành.
Gv thông báo nội dung bài thực hành.
GV sử dụng mẫu vật và tranh ảnh mô tả trạng thái và hình dạng của các loại bệnh hại cây trồng.
GV yêu cầu học sinh lắng nghe, quan sát mẫu vật và hoàn thành vào báo cáo thực hành.
Quan sát, ghi chép các đặc điểm, triệu chứng của một số loại bệnh hại cây trồng.
Bệnh mốc xương hại nhãn vải.
Trên quả vết bệnh có màu nâu đen, lõm xuống khô hay thối ướt rồi lan sâu vào trong thịt quả. Trên quả có thể mọc ra một lớp trắng mịn.
Bệnh thối hoa nhãn vải.
Bệnh gây hại la,f cho các chùm hoa có màu nâu thối khô có thể làm giảm tới 80 đến 100% năng suất quả.
Bệnh thán thư hại xoài.
Đốm bệnh trên lá màu xám nâu, tròn hay có góc cạnh liên kết thành từng mảng màu khô tối, gây rạn nứt thủng lá.
Trên hoa quả là các đốm màu đen, nâu làm cho hao quả rụng.
Bệnh loét hại cây ăn quả có múi.
Ban đầu là những chấm màu vàng trong sau lớn dần, phá vỡ biểu bì mặt lá tạo ra vết loét dạng tròn đường kính 0,2 đến 0,8 cm, màu xám nâu, các mô bị săn lại có gờ nổi lên. Quanh vết loét có quầng màu vàng trong, sũng nước.
Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi
Trên lá có đốm vàng, thịt lá biến màu vàng, gân lá màu xanh lục, làm gân nổi lá nhỏ, cong và rụng sớm cành khô dần, quả nhỏ méo mó.
4- Củng cố.
GV nhận xét về ý thức thái độ làm việc của học sinh trong bài thực hành.
Nhận xét về ý thức chuẩn bị mẫu vật của học sinh.
Đánh giá, chấm điểm một số bài thực hành
5- Hướng dẫn về nhà.
Tiếp tục sưu tầm các mẫu vật về sâu, bệnh hại cây trồng.
áp dụng vào thực tế để có biện pháp phòng trừ sâu, bệnh một cách kịp thời.
Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
…………………………………………………………..
Hết tuần 21.
File đính kèm:
- cn9- t21.doc