A- Mục tiêu.
- Quan sát, nhận biết, ghi chép được các đặc điểm hình thái của sâu hại cây ăn quả ở giai đoạn sâu non và sâu trưởng thành.
- Có ý thức bảo vệ cây trồng, rèn luyện khả năng quan sát.
- Có ý thức kỉ luật trật tự đảm bảo vệ sinh an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
Chuẩn bị các dụng cụ vật liệu sau:
- Khay đựng mẫu vật.
- Tranh vẽ một số loại sâu hại cây ăn quả.
- Mẫu sâu hại cây ăn quả.
- Bộ phận cây bị hại.
HS: Chuẩn bị các mẫu sâu hại cây trồng và các bộ phận cây trồng bị sâu phá hại.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4685 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 20 Bài 12: thực hành. nhận biết một số sâu, bệnh hại cây ăn quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20.
Tuần 20
Thứ…ngày…tháng…năm 200…
Bài 12: Thực hành.
Nhận biết một số sâu, bệnh hại cây ăn quả.
A- Mục tiêu.
Quan sát, nhận biết, ghi chép được các đặc điểm hình thái của sâu hại cây ăn quả ở giai đoạn sâu non và sâu trưởng thành.
Có ý thức bảo vệ cây trồng, rèn luyện khả năng quan sát.
Có ý thức kỉ luật trật tự đảm bảo vệ sinh an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
Chuẩn bị các dụng cụ vật liệu sau:
Khay đựng mẫu vật.
Tranh vẽ một số loại sâu hại cây ăn quả.
Mẫu sâu hại cây ăn quả.
Bộ phận cây bị hại.
HS: Chuẩn bị các mẫu sâu hại cây trồng và các bộ phận cây trồng bị sâu phá hại.
C- Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Gv giới thiệu mục tiêu của bài thực hành: Quan sát đặc điểm hình thái của một số loại sâu hại cây trồng, phân biệt các giai đoạn phát triển trong vòng đời của mỗi loại sâu đó qua quan sát thực tế và qua tranh vẽ.
Hoạt động 2: Nội dung thực hành.
Gv lần lượt mô tả cấu tạo, đặc điểm hình thái của mỗi loại sâu hại cây trồng qua tranh vẽ và các mẫu vật đã chuẩn bị.
Học sinh lắng nghe, quan sát và ghi bài hoàn thành báo cáo thực hành.
Gv yêu cầu học quan sát, ghi chép và phân biệt các nhóm sâu thuộc kiểu biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
Bọ xít hại nhãn, vải.
Con trưởng thành có màu nâu, đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá, con trưởng thnàh và sâu non hút nhựa ở các mầm non và mầm hoa làm cho mép lá bị héo và cháy khô, lá chết vàng, quả non bị rụng.
Sâu đục quả nhãn, vải, xoài, chôm chôm.
Con trưởng thành nhỏ, hai râu dài, cánh nhỏ, lông mép dưới cánh dàỉơ cánh trên chỉ có lông ở đầu cánh. Sâu non màu trắng ngà.
Dơi hại vải, nhãn.
Thường hại quả vải nhãn vào ban đêm từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng.
Rầy xanh hại xoài.
Rầy nhỏ hình nêm dài từ 3 đến 5mm màu xanh đến xanh nâu, đen. Rỗy đẻ trứng ở cuống, chùm hoa và bên trong gân lá, mô lá non.
Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi.
Con trưởng thành nhỏ màu vàng nhạt có ánh bạc, cánh trước hình lá nhọn, lông mép dài ở góc và đầu cánh có 2 vết đen.
Sau non mới nở màu xanh nhạt rồi chuyển dần sang màu xanh vàng.
Sâu xanh hại cây ăn quả có múi.
Sâu trưởng thành thân to cánh rộng màu đen. Trên cánh có 6 vết đỏ vàng.
Sâu non màu nâu sẫm rồi chuyển sang màu xanh.
Sâu đục thân, đục cành hại cây ăn quả có múi.
Sâu trưởng thành là loại xén tóc màu nâu, sâu non màu trắng ngà, đục phá thân cây và cành lớn. Con cái đẻ trứng vào nách lá, ngọn cành. Sâu thường phá hại mạnh vào tháng 5 và tháng 6.
4- Củng cố.
Gv nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh.
Đánh giá, nhận xét về ý thức, thái độ học tập của học sinh.
Chấm điểm một số nhóm.
5- Hướng dẫn về nhà.
Học kĩ bài và áp dụng bài vào thực tế.
Sưu tầm một số mẫu cây trồng bị bệnh phá hại.
Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành như ở bài trước.
……………………………………………………………
Hết tuần 20.
File đính kèm:
- cn9- t20.doc