I/ MỤC TIÊU
- Biết được hình dáng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong nghành cơ khí.
- Biết công dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến.
II/ CHUẨN BỊ
1) Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- Một số dụng cụ cơ khí như: Thước dây, thước cặp, thước đo góc, cờ lê, mỏ lết, tua vít, kìm, cưa, dũa, búa, đục.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6683 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 18 Bài 8 : dụng cụ cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn: 07/11/ 2007
Tiết 18 Ngày dạy 08/ 11/ 2007
BÀI 8 : DỤNG CỤ CƠ KHÍ
I/ MỤC TIÊU
Biết được hình dáng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong nghành cơ khí.
Biết công dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến.
II/ CHUẨN BỊ
Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- Một số dụng cụ cơ khí như: Thước dây, thước cặp, thước đo góc, cờ lê, mỏ lết, tua vít, kìm, cưa, dũa, búa, đục.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠTĐỘNG CỦA HỌC SINH
5ph
- GV đặt vấn đề: Vật liệu cơ khí là gì? Chúng được sử dụng nhu thế nào?
- GV vào bài như phần mở bài SGK sau đó thông báo:
* Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong nghành cơ khí gồm: Dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công.
- HS lắng nghe GV thông báo.
- HS tự đọc thông tin đầu bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dụng cụ đo và kiểm tra.
15ph
- GV yêu cầu các nhóm hãy quan sát các dụng cụ có trong nhóm mình và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đâu là thước đo chiều dài?
+ Tên gọi và công dụng của từng loại?
- Sau khi các nhóm phân biệt được thước đo chiều dài GV yêu cầu các nhóm chỉ ra thước đo góc và nêu công dụng của chúng
1) Thước đo chiều dài:
- HS hoạt đọng theo nhóm:
+ Quan sát các dụng cụ có trong nhóm để tìm ra thước đo chiều dài.
+ Kết hợp quan sát các hình vẽ trong SGK để nêu ra tên gọi và công dụng của từng loại.
a) Thước lá:
- Dùng để đo độ dài của chi tiết hoặc kích thước của sản phẩm.
b) Thước cặp:
- Dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu của lỗ
2) Thước đo góc:
- Thước đo góc thường dùng là êke, hoặc là thước đo góc vạn năng.
- Dùng để đo độ của các góc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt.
15ph
- GV yêu cầu các nhóm hãy quan sát các dụng cụ có trong nhóm mình và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đâu là dụng cụ tháo lắp?
+ Tên gọi và công dụng của từng loại?
+ Đâu là dụng cụ kẹp chặt
+ Tên gọi và công dụng của từng loại?
1) Dụng cụ tháo lắp:
- HS hoạt đọng theo nhóm:
+ Quan sát các dụng cụ có trong nhóm để tìm ra dụng cụ tháo lắp.
+ Dụng cụ tháo lắp thường dùng là: Cờ lê, mỏ lết, tua vít.
+ Dùng để tháo lắp các đai ốc, đinh ốc, đinh xoắn.
2) Dụng cụ kẹp chặt:
+ Dụng cụ kẹp chặt là kìm tay và kìm đế.
+ Công dụng của chúng là dùng để kẹp chặt các chi tiết trong lúc gia công.
Hoạt động 4 Tìm hiểu dụng cụ gia công.
10ph
- GV yêu cầu các nhóm hãy quan sát các dụng cụ có trong nhóm mình và trả lời các câu hỏi sau:
- Hãy cho biết tên gọi của tùng loại dụng cụ gia công có trong nhóm em và nêu lên công dụng của từng loại?
+ Dụng cụ gia công gồm các loại sau:
a) Búa:
Dùng để tác dụng lực trong các khâu như đục, gò trong gia công cơ khí.
b) Cưa:
Dùng để cắt các chi tiết bằng kim loại.
c) Đục :
Dùng để đục, chặt các chi tiết bằng kim loại.
d) Dũa:
Dùng để gia công bề mặt các chi tiết bằng kim loại.
GHI NHỚ (5ph)
Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong nghành cơ khí gồm: dụng cụ đo, dụng cụ thoá lắp, và dụng cụ kẹp chặt, dụng cụ gia công. Chúng dùng để xác định hình dáng, kích thước và tạo ra các sản phẩm cơ khí.
File đính kèm:
- ahdfkijgpaoifp0weufkuadogjapis (14).DOC