Thiết kế tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 9 năm 2011

T3.TẬP ĐỌC CÁI GÌ QUÝ NHẤT

I-Mục tiêu

-Đọc diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)

-Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất . (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

-TCTV: Thì giờ

II.Đồ dùng dạy học

 -Tranh minh họa sách GK

III-Các hoạt động dạy – học

 

doc30 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 9 năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn là 5 phần thì số bé gồm 4 phần và 4 đơn vị, từ đó vẽ sơ đồ và giải bài toán tìm hai số biết tổng và tỉ số. Bài 4: Hiệu hai số là 56.Tìm hai số đó biết ¼ số lớn hơn 1/3 số bé 4 đơn vị. Gợi ý: Coi 1/3 số bé là 1 phần thì ¼ số lớn là 1 phần như thế và 4 đơn vị , nên số bé gồm 3 phần và số lớn gồm 4 phần và 4 x4 = 16 đơn vị.Từ đó vẽ sơ đồ rồi giải. Bài 5: Ba bạn An, Bình, Cường có 116 hòn bi. Số bi của An bằng 2/3 số bi của Bình, số bi của Bình bằng 4/3 số bi của Cường .Tìm số bi của mỗi bạn. Gợi ý: Tỉ số bi của An và Bình là: , tỉ số bi của Bình và Cường là Nên nếu coi số bi của An là 8 phần thì số bi của Bình là 12 phần và số bi của Cường là 9 phần như thế. Vậy 3 bạn có tổng số phần là: 8 + 12 +9 = 29 phần, tìm giá trị mỗi phần rồi tính số bi của mỗi bạn. Bài 6. Một hình chữ nhật có chu vi 154 cm . Nếu chia hình chữ nhật thành hai mảnh hình chữ nhật nhỏ thì tổng chu vi hai hình chữ nhật là 194cm. Tính diện tích hình chữ nhật ban đầu. Gợi ý: Khi chia hình chữ nhật thành hai mảnh thì tổng chu vi của hai hình nhỏ hơn chu vi hình chữ nhật ban đúng bằng 2 lần độ dài cạnh đem chia.Vậy 2 lần độ dài một cạnh của hình chữ nhật là: 194 -154 = 40 (cm). Độ dài một cạnh của hình chữ nhật là 40 : 2 = 20 cm, mà nửa chu vi của hình chữ nhật là 154 : 2 = 77cm nên độ dài cạnh kia là 77 -20 = 57 cm.Ta sẽ tính được diện tích hình chữ nhật ban đầu. Bài 7. Hai hình vuông có tổng chu vi là 84 cm và diện tích hình lớn hơn diện tích hình nhỏ là 105 cm2.Tính diện tích mỗi hình vuông. .......... Gợi ý: Vẽ hai hình vuông chồng lên nhau để xác định phần diện tích hình lớn hơn hình nhỏ, bằng cách cắt ghép phần hơn đó thành một hình chữ nhật có chiều dài chình là tổng 2 cạnh hình vuông, chiều rộng chính là hiệu hai cạnh hình vuông. Từ đó tính được cạnh mỗi hình vuông. Bài 1.Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. 3m5dm = .............m ; 21m24cm = ...............m; 7dm4cm =...............dm 4dm 32cm = ...........dm; 3cm5mm=.................cm; 12m5cm=................m 7km1m=..................km; 3km32m =....................km; 9km125m=...........km Bài 2 .Viết số tự nhiên thích hợp vào chỗ chấm. 3,45 m=.........cm ; 3,5m=..........cm; 312,05m=.......cm 7,68m=.......cm; 4,06dm= .....mm; 1,2 cm=..........mm 12,5hm= .....m, 207,7 dam=......mm; 23,7 m= .....cm Bài 3.Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài gấp rưỡi chiều rộng và chu vi bằng 12,5 dam.Tính diện tích thửa ruộng ra mét vuông? GV gợi ý HS đổi ra đơn vị là dm để tính số đo mỗi cạnh sau đó tính diện tích xong mới đổi về mét vuông. Chiều dài gấp rưỡi chiều rộng có nghĩa chiều dài 3 phần chiều rộng 2 phần. Bài 4.Một cửa hàng trong 3 ngày bán được 13,5 dam vải. Ngày thứ nhất bán gấp 3 lần ngày thứ 2.Ngày thứ 2 bán bằng ngày thứ 3. Tính số vải mỗi ngày bán. HD đổi ra mét sau đó vẽ sơ đồ để giải bài toán. Bài 5*. Một hình chữ nhật có chu vi bằng 0,8 m.Chiếu rộng bằng 0,6 chiều dài.Tính chu vi hình chữ nhật đó ra cm2. Gợi ý HS đổi 0,8m ra cm, đổi 0,6 thành phân số để tìm tỉ số của hai cạnh.Từ đó ta được bài toán cơ bản tìm hai số biết tổng và tỉ số. ĐẠO ĐỨC: TÌNH BẠN (T1) I-Mục tiêu : - Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn . - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. * - KÜ n¨ng tư duy phª ph¸n ( BiÕt phª ph¸n, ®¸nh gi¸ nh÷ng quan niÖm sai, nh÷ng hµnh vi øng xö kh«ng phï hîp víi b¹n bÌ). KÜ n¨ng ra quyÕt ®Þnh phï hîp trong c¸c t×nh huèng cã liªn quan tíi b¹n bÌ. KÜ n¨ng giao tiÕp, øng xö vøi b¹n bÌ trong häc tËp, vui ch¬i vµ trong cuéc sèng. KÜ n¨ng thÓ hiÖn sù c¶m th«ng, chia sÎ víi b¹n bÌ. II. Đồ dùng dạy - học - Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc lời: Mộng Lân. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra -GV nhận xét B-Bài mới 1-Giới thiệu bài : 2-Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài: Hoạt động1: Thảo luận cả lớp. - Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: + Bài hát nói lên điều gì? + Lớp chúng ta có vui như vậy không? + Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè? + Trẻ em có quyền được tự do có bạn bè không? Em biết điều này từ đâu? * Kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn - GV đọc một lần truyện Đôi bạn. - Cả lớp thảo luận các câu hỏi ở trang 17, SGK. +Câu chuyện gồm mấy nhân vật? + Khi vào rừng 2 bạn đã gặp chuyện gì? +Chuyện gì xẩy ra sau đó? +Hành động bỏ chạy của bạ đó cho thấy bạn đó là người như thế nào? +Khi con gấu bỏ đi người bạn bị bỏ rơi đã nói gì với người bạn kia? + Em thử đoán xem sau câu chuyện này tình cảm giữa hai người bạn thế nào? + Theo em khi đã là bạn bè thì nên cư xử với nhau như thế nào? * Kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn. Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK GV nêu từng tình huống gọi một số HS lên trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. 3-Củng cố, dặn dò : - GV yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp. - Ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng. * Kết luận: Các biểu hiện của tình bạn đẹp là: tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau, ... - Kiểm tra bài học của tiết trước. - Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết. - Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý của GV. Lớp nhận xét, bổ sung ý kiến. -Tình đoàn kết giữa các bạn trong lớp -HS tự do nêu -Không có niềm vui. -Trẻ em có quyền tự do kết bạn và cũng cần có bạn bè. - Lắng nghe. - HS theo dõi, lắng nghe. - HS lên đóng vai theo nội dung truyện. -3 nhân vật đôi bạn và con gấu. -Hai người gặp một con gấu. - Khi thấy gấu một người bạn đã bỏ chạy và leo tót lên cây để ẩn nấp để mặc bạn ở dưới đất. -Là người bạn chưa tốt chưa có tinh thần đoàn kết. -Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo chạy thoát thân là kẻ tồi tệ. - Hai người sẽ không chơi với nhau nữa/ người bạn kia nhận ra lỗi của mình và mong bạn tha thứ. -Chúng ta phải thương yêu và đùm bọc lấy nhau. - HS trao đổi bài làm với bạn ngồi cạnh bên. - HS lên trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Cả lớp nhận xét, bổ sung. a.Chúc mừng bạn b.An ủi động viên giúp đỡ bạn c. Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực. - HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp. - Lắng nghe. - HS liên hệ những tình bạn bạn đẹp trong lớp. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐỰỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I-Mục tiêu - Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương (hoặc nơi khác); kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II- Đồ dùng dạy - học -Bảng phụ viết văn tắt gợi ý 2 : III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra -GV nhận xét –ghi điểm B-Bài mới 1-Giới thiệu bài -Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học . 2-Hướng dẫn hs nắm yêu cầu của đề bài -Gv mở bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 2b . -Gv kiểm tra việc hs chuẩn bị nội dung cho tiết học . 3-Thực hành kể chuyện -Gv đến từng nhóm nghe hs kể, hướng dẫn, góp ý . -Cho HS thi kể trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung và bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất C-Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học . -Dặn hs đọc trước nội dung KC và tranh minh họa của tiết KC Người đi săn và con nai -Hs kể lại câu chuyện đã kể ở tiết KC tuần 8 . -HS lắng nghe -Một hs đọc đề bài và gợi ý 1,2 trong SGK -Một số hs giới thiệu câu chuyện sẽ kể . VD: Tôi muốn kể với các bạn chuyến đi chơi Đà Lạt vào mùa hè vừa qua. / Tết năm ngoái, em đựơc bố mẹ đưa về quê ăn Tết với ông bà. Em muốn kể về cảnh đẹp của làng quê em . -Hs kể theo cặp . -Mỗi hs kể xong có thể trả lời câu hỏi của bạn về chuyến đi . -HS về chuẩn bị bài tiết sau. Lịch sử CÁCH MẠNG MÙA THU I-Mục tiêu - Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa dành chính quyền thắng lợi: Ngày 19-8-1945, hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở mật thámChiều ngày 19-8-1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng. - Biết cách mạng tháng tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả: + Tháng 8-1945 nhân dân ta khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. + Ngày 19-8 trở thành ngày Cách mạng tháng tám II- Đồ dùng dạy - học Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu : HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ A-Kiểm tra -GV nhận xét –ghi điểm B-Bài mới : *Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : (GV ghi mục bài ) Nhiệm vụ học tập của học sinh : -Nêu được diễn biến tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa ngày 19-08-1945 ở Hà Nội. -Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám Năm 1945. -Liên hệ với các cuộc nổi dậy khác *Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) -Việc vùng lên cướp chính quyền ở Hà Nội đã diễn ra như thế nào ? Kết quả ra sao ? -Trình bày ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ? *Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) +Khí thế của cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì ? +Cuộc vùng lên của nhân dân đạt được kết quả gì? kết quả đó sẽ mang lại tương gì cho nước nhà? C-Củng cố D-Nhận xét – Dặn dò : -Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước . -HS lắng nghe -Không khí khởi nghĩa ở Hà Nội được miêu tả trong SGK. -Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và thái độ của lực lượng phản cách mạng. Kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ờ Hà Nội: ta đã giành được chính quyền, ta đã giành được thắng lợi tại Hà Nội. -Nếu không giành được chính quyền ở Hà Nội thì khó có thể gặp cơ hội thuận lợi khác. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội ảnh hưởng lớn đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước. + Báo cáo kết quả thảo luận. Học sinh thảo luận . -Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng. -Giành độc lập, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách đô hộ.. -Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK . -Chuẩn bị bài sau .

File đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 9 tat ca cac mom.doc