I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
-Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em
2. Thái độ:
- Ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn.
3. Hành vi:
- Biết nêu ý kiến của mình đúng lúc, đúng chỗ.
- Lắng nghe ý kiến của bạn bè, người lớn và biết bày tỏ quan điểm.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng ghi tình huống.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
31 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 4 - Học kì I - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh rơi túi tiền.
- Viết bài vào vở nháp.
- Đọc bài làm của mình.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Toán
Tiết 25:Biểu đồ (tt)
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Làm quen với biểu đồ hình cột.
- Bước đầu biết cách đọc biểu đồ hình cột.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phóng to, hoặc vẽ sẵn vào bảng phụ biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
HS 1: Làm bài tập 1/ 29.
HS 2: Làm bài tập 2/29.
GV nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới:Giới thiệu bài:
Giới thiệu biểu đồ hình cột – Số chuột của 4 thôn đã diệt.
- GV treo biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt và giới thiệu:
+ Biểu đồ có mấy cột?
+ Dưới chân của các cột ghi gì?
+ Trục bên trái của biểu đồ ghi gì?
+ Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì?
- GV hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ:
Luyện tậpBài 1:
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ và hỏi : Biểu đồ này là biểu đồ hình gì? Biểu đồ biểu diễn về cái gì?
Bài 2:Yêu cầu HS đọc số lớp Một của trường tiểu học Hoà Bình trong từng năm học.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV treo biểu đồ và hỏi : Cột đầu tiên trong biểu đồ biểu diễn gì?
- Trên đỉnh cột này có chỗ trống, em điền gì vào đó? vì sao?
- Cột thứ hai trong bảng biểu diễn mấy lớp?
- Năm nào thì trường Hoà Bình có 3 lớp Một?
- Vậy ta điền năm học 2002-2003 vào chỗ trống dưới cột thứ hai.
- GV yêu cầu HS tự làm với 2 cột còn lại.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS quan sát biểu đồ.
- Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi của GV để nhận biết đặc điểm của biểu đồ.
+ Biểu đồ có 4 cột.
.- Biểu đồ hình cột, biểu diễn số cây của khối lớp bốn và lớp năm đã trồng.
- Lớp 4A, 4B, 5A, 5B, 5C.
- Có 3 lớp trồng được trên 30 cây đó là lớp 4A, 5A, 5B.
- Lớp 5A trồng được nhiều cây nhất.
- Lớp 5C trồng được ít cây nhất.
- Số cây trồng được của cả khối lớp 4 và khối lớp 5 là 35 + 28 + 45 + 40 + 23 = 171 (cây)
- HS nhìn SGK và đọc.
- Điền vào những chỗ còn thiếu trong biểu đồ rồi trả lời câu hỏi.
- Cột đầu tiên trong biểu đồ biểu diễn số lờp Một của năm học 2001-2002.
- Điền 4, vì đỉnh cột ghi số lớp Một của năm 2001-2002.- Biểu diễn 3 lớp.- Năm 2002-2003trường Hoà Bình có 3 lớp Một.- Theo dõi.
1 em lên bảng làm bài, cả lớp dùng bút chì làm bài SGK.
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà luyện tập thêm về biểu đồ.
- Về nhà làm bài tập 2 (phần b)/32
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
*********************************************************
Khoa học:
Ăn nhiều rau và quả chín,
Sử dụng thực phẩm sạch, an toàn
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Nêu được ích lợi của việc ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
Biết các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau quả hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình minh họa ở trang 22, 23 SGK
5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
+nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:.
Ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi với các câu hỏi:
1. Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau?
2. Ăn rau và quả chín hàng ngày có ích lợi gì?+ Gọi các HS trình bày và bổ sung ý kiến.
- Kết luận:
Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
1. Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch.
2. Làm thế nào để nhận ra rau, thịt đã ôi?
3 Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì?
4. Vì sao không nên dùng thực phẩm có màu sắc và mùi vị lạ?
5. Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn?
6. Nấu chín thức ăn có lợi gì?
7. Tại sao phải ăn thức ăn ngay khi nấu xong?
8. Bảo quản thức ăn chưa dùng hết trong tủ lạnh có lợi gì?
Theo hướng dẫn của GV
Câu trả lời đúng là:
1. Nếu vài ngày không ăn rau em thấy người mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được
2. Ăn rau và quả chín hàng ngày để chống táo bón, đủ các chất khoáng và vitamin cần thiết, đẹp da, ngon miệng.
1. Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc
2. Rau mềm và nhũn, có màu hơi vàng là rau bị úa, thịt thâm, có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi.
3 Khi mua đồ hộp cần chú ý đến hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, phồng, han gỉ.
4. Thực phẩm có màu sắc, mùi vị lạ có thể đã bị nhiễm hóa chất của phẩm màu, dễ gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe con người.
5. Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ.
6. Nấu chín thức ăn giúp ta ăn ngon miệng, không bị đau bụng, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh.
7. Aên thức ăn ngay khi nấu xong để đảm bảo nóng sốt, ngon miệng, không bị ruồi, muỗi hay các vi khuẩn khác bay vào.
8. Thức ăn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh cho lần dùng sau, tránh lãng phí và tránh bị ruồi, bọ đậu vào.
Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn
Địa lí
Bài 4:trung du Bắc Bộ
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ
- Nêu được quy trình chế biến chè
- Dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức
- Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ hành chính Việt Nam.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
. Kiểm tra bài cũ:
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
2. Bài mới:Giới thiệu bài.
Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
- GV hình thành cho HS biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ như sau:
+ GV cho HS xem tranh , ảnh + Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?
+ Các đồi ở đây như thế nào?
+ Mô tả sơ lược vùng trung du?
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
- GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang – những tỉnh có vùng đồi trung du.
Chè và cây ăn quả ở trung du
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
+ Hình 1, hình 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang?
+ Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Em biết gì về chè Thái Nguyên?
+ Chè ở đây được trồng để làm gì?
+ Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp
- GV yêu cầu HS làm việc cả lớp
- GV cho HS cả lớp quan sát tranh, ảnh đồi trọc
+ Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống, đồi trọc?
+ Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì?
Gọi HS trả lời các câu hỏi trên
- GV nhận xét.
- HS quan sát tranh, ảnh trong SGK, trả lời các câu hỏi
+ Vùng trung du là vùng đồi
+ Các đồi ở đây có đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp
+ Vùng trung du là vùng đồi, đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp
+ Vùng trung du Bắc Bộ có nét riêng biệt, mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi
- HS làm việc theo nhóm, đọc mục 2 trong SGK, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý của GV
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây ăn quả (cam, chanh, dứa, + Hình 1, hình 2 cho biết cây trồng có ở Thái Nguyên và Bắc Giang là chè
+ Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Chè ở Thái Nguyên thơm ngon nổi tiếng
+ Chè ở đây được trồng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
+ Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao
+ Quy trình chế biến chè: Hái chè Phân loại chè Vò, sấy khô Các sản phẩm chè
- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung
- HS làm việc cả lớp
- HS quan sát
- Trả lời các câu hỏi
Củng cố, dặn dò:
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ?
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Nhận xét tiết học
Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt tập thể theo tổ – văn nghệ giao lưu
-Tổ chức cho HS hát ,múa các bài hát ca ngợi các anh bộ đội
-Qua đó GD cho HS về Truyền thống anh bộ đội cụ Hồ
II/Hình thức tổ chức
-Tổ chức cho HS biểu diễn theo nhóm:mỗi nhóm chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ như hát múa
-GV chọn ngẫu nhiên hội đồng trọng tài chấm các tiết mục
-Nhóm nào biểu diễn được nhiều ca khúc đúng chủ đề hơn thì nhóm đó thắng cuộc
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc
*********************************************************************************
Hết Tuần 5
File đính kèm:
- TUAN 5 HUONG.doc