I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
- Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.
- Giáo dục các em có ý thức tiếp thu thông tin, bảo vệ, giữ gìn các phương tiện thông tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số bì thư
- Điện thoại đồ chơi (cố định, di động)
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4656 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài soạn môn Tự nhiên xã hội - Bài: các hoạt động thông tin liên lạc Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG
TRƯỜNGTIỂU HỌC SỐ 1 TRIỆU HÒA
THIẾT KẾ BÀI SOẠN MÔN TNXH
BÀI: CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
Lớp: 3
Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh
Năm học: 2008- 2009
CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
- Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.
- Giáo dục các em có ý thức tiếp thu thông tin, bảo vệ, giữ gìn các phương tiện thông tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số bì thư
- Điện thoại đồ chơi (cố định, di động)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 2HS trả lời
1. Em sống tỉnh nào? Hãy kể tên các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở tỉnh mình?.
2. Các cơ quan đó có nhiệm vụ gì?
HS trả lời: Em sống ở tỉnh Quảng Trị. Các cơ quan đó là: UBND, Sở giáo dục, bệnh viện, bưu điện,....
- HS trả lời: Các cơ quan đó có nhiệm vụ điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của nhân dân.
2. Bài mới: Khởi động
Một ngày kia, em phải đi học ở rất xa, làm thế nào để biết được tin tức của bạn bè, bố mẹ ở quê hương, địa phương mình?
Như vậy là chúng ta đã phải dùng các phương tiện liên lạc là bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình. Qua các phương tiện trên các em sẽ nhanh chóng biết tin tức từ những nơi xa xôi. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể để biết thêm ích lợi của nó qua bài: Các hoạt động thông tin liên lạc.
HS trả lời: Em sẽ:
- Viết thư
- Gọi điện thoại.
- Nghe đài, đọc báo, xem ti vi, ...
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động ở bưu điện.
- Thảo luận nhóm 4
1. Kể tên các hoạt động thông tin liên lạc diễn ra ở bưu điện?
2. Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện?
Yêu cầu: Đại diện các nhóm trình bày.
GV nhận xét, bổ sung.
Trò chơi: Thảo luận đóng vai.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Câu 1: Các hoạt động diễn ra ở bưu điện là: gọi điện thoại, gửi thư, gửi bưu phẩm, ...
Câu 2: Bưu điện giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
Yêu cầu: Em hãy thảo luận, đóng vai thể hiện một hoạt động thường gặp ở bưu điện.
- Yêu cầu HS thể hiện.
- Các nhóm đóng vai: nhân viên bưu điện, khách gửi thư, ....
- 3 nhóm đóng vai: thể hiện người gửi thư hỏi mua tem, người đưa thư, gọi điện thoại,..
GV nhận xét, bổ sung:
- Hiện nay, dọc đường đi và những nơi công cộng, chúng ta thấy có nhiều hộp điện thoại công cộng giúp chúng ta gọi điện thoại nhanh và thuận tiện hơn.
- Đối với những tài sản đó chúng ta cần phải làm gì?
GV kết luận: Bưu diện có rất nhiều hoạt động giúp chúng ta liên lạc dễ dàng nhanh chóng với nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ những phương tiện liên lạc đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương tiện phát thanh, truyền hình.
Hằng ngày, không chỉ qua điện thoại, thư tín, em còn biết thông tin, tin tức từ phương tiện nào?
+ Để chuẩn bị tốt cho chương trình phát thanh và truyền hình, các nhân viên phải làm những công việc gì để cập nhật tin tức kịp thời, chính xác để thông tin đến cho mọi người được biết.
* Thảo luận nhóm 6 (7')
- Kể tên các chương trình truyền hình và phát thanh và cho biết tác dụng của mỗi chương trình.
Yêu cầu các nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng.
- Tổ chức báo cáo, nhận xét, bổ sung.
GV chốt lại: Các chương trình phát thanh, truyền hình có nhiều tác dụng nhằm cung cấp thông tin giúp chúng ta thêm hiểu biết và thư giãn.
Vậy để có nhiều thông tin, hiểu biết em phải làm gì?
GV: ta phải thường xuyên đọc báo, nghe đài, xem tivi để biết thông tin. nếu không sẽ là người lạc hậu.
Hoạt động 3: Trò chơi Mặt xanh, mặt đỏ
GV nêu luật chơi
- Cô đọc lần lượt các câu, nếu cho là đúng đưa thẻ đỏ, nếu sai đưa biển xanh.
Kết hợp giải thích tại sao?
GV tuyên dương học sinh
GV kết luận: Chúng ta bảo vệ các phương tiện thông tin liên lạc và biết lấy thông tin đúng cách để đảm bảo việc học tập, giúp đỡ gia đình.
Hoạt động 4: Củng cố
Nối ô chữ cho phù hợp
- Chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn, không phá hỏng, nghịch ngợm.
- HS trả lời: Em biết thông tin qua báo, đài, tivi.
- HS trả lời: Các nhân viên phải đi thu thập thông tin, đi phỏng vấn, viết bài, quay băng, phát thành, đọc bài, ...
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm dán kết quả làm việc của nhóm lên bảng.
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe.
- Em phải nghe đài, đọc báo, xem tivi thường xuyên.
- HS chú ý lắng nghe đọc để trả lời.
File đính kèm:
- TNXH 3.doc