Thiết kế bài học lớp 5 - Tuần học 5

ĐẠO ĐỨC

CÓ CHÍ THÌ NÊN

I. Mục tiêu:

- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.

- Biết được : Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống

-Cảm phục và nôi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộcsống để trở thành người có ích cho gia đình , xã hội.

II. Chuẩn bị:

 Tranh SGK

III. Các hoạt động:

 

doc52 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài học lớp 5 - Tuần học 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày 11 tháng 09 năm 2009 LỊCH SỬ PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU I. Mục tiêu: - Biết Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX ( GT đôi nét về cuộc đời hoạt động của PBC): + PBC sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An .PBC lớn lên khi đất nước bị TDP đô hộ , ông day dứt lo tìm con đường giải phong DT . +từ năm 1905 – 1908 ông vận động TN VN sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước . Đây là phong trào Đông Du II. Chuẩn bị: Tranh SGK III. Các hoạt động: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” 3. Giới thiệu bài mới: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: (làm việc cả lớp) - Hoạt động lớp, cá nhân - Em biết gì về Phan Bội Châu? - Ông sinh năm 1867, trong một gia đình nhà nho nghèo, tại làng Đan Nhiệm, nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An . Ÿ Giáo viên nhận xét + giới thiệu thêm về Phan Bội Châu (kèm hình ảnh) + Phan Bội Châu (1867 - 1940) quê ở làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. 17 tuổi đã hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Chủ trương lúc đầu của ông là dựa vào Nhật để đánh Pháp. + Năm 1924, Phan Bội Châu từng tiếp xúc với lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc và toan theo đường lối XHCN nhưng chưa kịp thi hành thì bị Pháp bắt. - Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp? - Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách và trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật cũng là một nước Châu Á nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp. Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt: Phan Bội Châu là người có ý chí đánh đuổi Pháp và chủ trương của ông là dựa vào Nhật vì Nhật cũng là một nước Châu Á. * Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm) - Hoạt động nhóm đôi, trả lời câu hỏi phiếu HT. - Giáo viên giới thiệu: 1 hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu là tổ chức cho thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật, gọi là phong trào Đông Du - Học sinh đọc ghi nhớ. - Giáo viên phát phiếu học tập - Phong trào bắt đầu lúc nào? Kết thúc năm nào? - Bắt đầu từ 1905, chấm dứt năm 1908 - Phong trào Đông du do ai khởi xướng và lãnh đạo? - Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo - Mục đích? - Cử người sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài cứu nước. - Phong trào diễn ra như thế nào? - 1905: 9 người sang Nhật nhờ chính phủ Nhật đào tạo - Phan Bội Châu viết “Hải ngoại huyết thư” vận động: + Thanh niên yêu nước sang Nhật du học. + Kêu gọi đồng bào quyên tiền ủng hộ phong trào. - 1907: hơn 200 người sang Nhật học tập, quyên góp được hơn 1 vạn đồng. - Học sinh Việt Nam ở Nhật học những môn gì? Những môn đó để làm gì? - Học sinh trả lời - Ngoài giờ học, họ làm gì? Tại sao họ làm như vậy? - Học sinh nêu - Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào? - 1908: lo ngại trứơc phogn trào Đông Du, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào ® Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất thanh niên Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. Ÿ Giáo viên nhận xét - rút lại ghi nhớ - Học sinh đọc ghi nhớ * Hoạt động 3: Củng cố( HS K,G biết được vì sao phong trào Đông Du bị thất bại) - Hoạt động lớp, cá nhân - Tại sao chính phủ Nhật thỏa thuận với Pháp chống lại phong trào Đông Du? - Học sinh 2 dãy thi đua thảo luận trả lời ® Rút ra ý nghĩa lịch sử - Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta - Giúp người Việt hiểu phải tự cứu sống mình ® Giáo dục tư tưởng: yêu mến, biết ơn Phan Bội Châu 5. Tổng kết - dặn dò: TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I. Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh ( về ý , bố cục , dùng từ , đặt câu ) ;lỗi trong bài văn và tự sửa được lỗi II. Chuẩn bị: Chấm bài học sinh hoàn tất III.C ác hoạt động: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Nhận xét bài làm của lớp - Hoạt động lớp - Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp - Đọc lại đề bài + Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc. + Thiếu sót: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. - Giáo viên trả bài cho học sinh - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi - Học sinh đọc lời nhận xét của thầy cô, học sinh tự sử lỗi sai. Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý) - Giáo viên theo dõi, nhắc nhở các em - Lần lượt học sinh đọc lên câu văn, đoạn văn đã sửa xong Ÿ Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung - Học sinh theo dõi câu văn sai hoặc đoạn văn sai - Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh tìm ra lỗi sai - Xác định sai về mặt nào - Một số HS lên bảng lần lựơt từng đôi - Học sinh đọc lên - Cả lớp nhận xét * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp 5. Tổng kết - dặn dò: TOÁN MILIMÉT VUÔNG - BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH I. Mục tiêu: -Biết tên gọi, kí hiệu , độ lớn của mm2 ; Biết quan hệ giữa mm2 và cm2 . - Biết tên gọi , kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích . II. Chuẩn bị: VBTT III. Các hoạt động: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Dam2, hm2 3. Giới thiệu bài mới: Milimét vuông - Bảng đơn vị đo diện tích 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: - Hướng dẫn học sinh nắm được tên gọi, ky hiệu, độ lớn của milimét vuông. Quan hệ giữa milimét vuông và xăngtimét vuông. - Hoạt động cá nhân 1-Giới thiệu đơn vịđo diện tích milimét vuông: - Học sinh nêu lên những đôn vị đo diện tích đã học cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2 milimét vuông a) Hình thành biểu tượng milimét vuông inhHin - Milimét vuông là gì? - diện tích hình vuông có cạnh là 1 milimét - Học sinh tự ghi cách viết tắt: - milimét vuông viết tắt là mm2 - Hãy nêu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. - Học sinh giới thiệu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. - Các nhóm thao tác trên bìa cứng hình vuông 1cm. - Đại diện trình bày mối quan hệ giữa cm2 - mm2 và mm2 - cm2. Ÿ Giáo viên chốt lại - Dán kết quả lên bảng 1cm2 = 100mm2 1mm2 = cm2 * Hoạt động 2: - Hoạt động cá nhân - Giáo viên hỏi học sinh trả lời điền bảng đã kẻ sẵn. 1 dam2 = ? m2 1 m2 = mấy phần dam2 - Học sinh hình thành bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại. - Gọi 2 học sinh lên bảng, vừa đọc, vừa đính từng đơn vị vào bảng từ lớn đến bé và ngược lại. - Mỗi đơn vị đo diện tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền ? -Mỗi đơn vị đo diện tích kém mấy lần đơn vị lớn hơn tiếp liền ? - Học sinh nêu lên mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau. - Lần lượt học sinh đọc bảng đơn vị đo diện tích. * Hoạt động 3: Phương pháp: Đ. thoại, thực hành Ÿ Bài 1: - Học sinh đọc đề - Học sinh làm bài Ÿ Giáo viên chốt lại - Học sinh sửa bài (đổi vở) * Hoạt động 4: - Hoạt động nhóm, bàn Ÿ Bài 2 (a cột 1) - Học sinh đọc đề - Xác định dạng - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đổi - Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài (đổi vở) 5 cm2 = .. mm2 12 m2 9 dm2 = dm2 2010 m2 = dam2 .. m2 Bài 3 * Hoạt động 5: Củng cố 5. Tổng kết - dặn dò: ÂM NHẠC ÔN: HÃY GIỬ CHO EM BẦU TRỜI XANH I. Mục tiêu : - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài “Hãy giử cho em bầu trời xanh”, làm quen với hình thức ca nông (hát đuổi) - HS thể hiện đúng cao độ II. Đồ dùng dạy - học : Nhạc cụ gõ III. Hoạt động dạy - học : 1/ Phần mở đầu: Giời thiệu nội dung tiết học 2/ Phần hoạt động : a) Ôn tập bài : Hãy giử cho em bầu trời xanh - Ôn lời 1 của bài hát - HS tự hát lời 2 theo đĩa (nếu có), đếm 2-1 khi bắt đầu vào bài - Chia thành các nhóm học hát đối đáp + Đoạn a (lời 1) : 4 câu, mỗi nhóm 1 câu + Đoạn b : tất cả cùng hát - Lời 2 : tương tự - HS kết hợp với gõ đệm và thể hiện động tác - HS thi hát trước lớp 3/ Phần kết thúc : Về hát lại và tập thể hiện động tác SINH HOẠT LỚP I. Kiểm điểm tuần qua : 1. Thường xuyên : a) Nề nếp học tập : - Xếp hàng ra vào lớp tốt - Xếp hàng ra về nhanh, trật tự - Chuyên cần : không vắng - Vệ sinh trước và sau lớp học còn đợi nhắc nhở - Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, truy bài 15’ đầu giờ chưa được tốt 2. Trọng tâm : - Nề nếp học tập tương đối - Chuyên cần buổi sáng tương đối tốt, buổi chiều còn vắng - Vệ sinh còn chậm II. Công tác tuần tới : - Duy trì nề nếp học tập - Ổn định tốt vệ sinh, duy trì sĩ số - Tiếp tục trang trí lớp - Thực hiện tốt đồng phục

File đính kèm:

  • docgiao an(13).doc