Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 23 - Cô Hồng

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Các KNS cần GD: KN ứng xử, KN quan sát

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

1. Kiểm tra bài cũ :

- HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng , trả lời câu hỏi về nội dung bài .

2. Dạy học bài mới :

- Giới thiệu bài :

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc

- Hai HS khá giỏi (nối tiếp nhau) đọc bài văn.

- Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn (2-3 lượt). chia bài làm 3 đoạn để luyện đọc

- GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài

- HS luyện đọc theo cặp

- Một, hai HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Lớp 5 Tuần 23 - Cô Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: - HS cả lớp tự làm bài . - 4 HS nêu kết quả . HS trong lớp nhận xét . - GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2: (HS khá giỏi làm nếu còn thời gian) - GV hướng dẫn HS cả lớp quan sát miếng gỗ và nêu câu hỏi gợi ý . - Tất cả HS tự làm bài tập. - GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, HS khác nhận xét. - GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3:- HS đọc bài toán , GV hướng dẫn tìm hiểu bài. - HS tự làm bài . - HS lên bảng chữa bài . - Lớp NX , GV đánh giá bài làm của HS và HD có thể làm bằng cách khác 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Về học bài , chuẩn bị bài sau. _________________________________________ Luyện từ và câu Tiết 45: ôn nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I. Mục đích ,yêu cầu : - Củng cố ôn tập cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Các KNS cần GD: KN hợp tác, KN ra quyết định. II. Đồ dùng dạy – học : - Hệ thống bài tập để HS ôn tập III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 1. Kiểm tra bài cũ : - HS làm lại các BT2, 3 (phần Luyện Tập) của tiết LTVC trước. 2. Bài mới : - Giới thiệu bài - GV ghi bài tập lên bảng HS làm để củng cố Bài tập 1: Nối vế câu ở cột A với cột B để tạo thành 3 câu ghép A 1. Tuấn không những học giỏi A. mà chúng còn cấu kết với Nhật để đàn áp , bóc lột dân tộc ta nhiều hơn 2. Thực dân Pháp chẳng những B. mà bạn ấy còn rất ngoan, chăm chỉ làm không chống lại phát xít Nhật khi việc giúp đỡ bố mẹ Chúng vào Đông Dương 3. Học tập không chỉ giúp chúng C. mà nó còn góp phần làm cho cuộc sống Ta có kiến thức văn minh hơn. Bài tập 2: Điền thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản. A. Tuy nhà nghèo nhưng…. B. Mặc dù còn khó khăn nhưng... C. Dù xa nhà nhưng… - HS làm xong GV chấm và chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS làm bài tập ở nhà và chuẩn bị bài cho tiết sau Địa lí Tiết 23 Một số nước ở CHâu âu I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS - Sử dụng lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của liên bang Nga, Pháp . - Nhận biết một số nét về dân cư , kinh tế của các nước Nga , Pháp . II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ thế giới III. Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ : - 2HS nêu đăc điểm tự nhiên ở Châu Âu. - GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới : - Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Liên bang Nga Bước 1: - HS kẻ bảng có 2 cột : ghi các yếu tố và đặc điểm sản phẩm chính của nghành SX . Bước 2 : - HS đọc trong SGK để điền các tư liệu vào trong bảng Bước 3 : - Gọi một số HS trả lời trước lớp . - HS nhận xét . - GV kết luận . Hoạt động 2 : Tìm hiểu về Pháp Bước 1: - HS sử dụng hình 1 để xác định vị trí địa lí nước Pháp . - HS so sánh vị trí địa lí , khí hậu nước Pháp với LB Nga . - Một số em trình bày kết quả. - HS nhận xét ( mỗi em một ý ) - GV kết luận . Hoạt động 3 : Tìm hiểu về dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu . Bước 1: - Cho HS thảo luận nhóm đôi theo hệ thống câu hỏi trong SGK . - GV cung cấp thêm thông tin cho HS . Bước 2 : - Một số nhóm nêu kết quả. HS nhận xét . GV kết luận 3. Củng cố dặn dò : - GV yêu cầu 1 số HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK - GV nhận xét tiết học - HS về nhà học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài sau . ___________________________________________________________________ Tập làm văn Tiết 45 Lập chương trình hoạt động I. Mục đích, yêu cầu : - Dựa vào dàn ý đã cho, biết lập CTHĐ cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh. - Những ghi chép HS đã có khi thực hiện một hoạt động tập thể. - Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to để HS lập CTHĐ . - Các KNS cần GD: KN thể hiện sự tự tin, KN đảm nhận trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy – học : - Bảng phụ viết vắn tắt cấu trúc 3 phần của CTHĐ . III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới : - Giới thiệu bài: Trong tiết học này, các em tiếp tục luyện tập lập CTHĐ cho một hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh. Chúng ta sẽ xem ai là người giỏi tổ chức các hoạt động tập thể. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS lập CTHĐ : Tìm hiểu yêu cầu của đề bài : - Hai HS tiếp nối nhau đọc đề bài và gợi ý trong SGK. - Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn 1 trong 5 hoạt động đã nêu . - GV nhắc HS chú ý: + Đây là những hoạt động do uỷ ban chỉ huy liên đội của trường tổ chức. Khi lập một CTHĐ, em cần tưởng tượng mình là liên đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội. + Khi chọn hoạt động để lập chương trình, nên chọn hoạt động em đã biết, đã tham gia. Trong trường hợp cả 5 hoạt động em đều chưa biết, chưa tham gia em cần dựa vào kinh nghiệm tham gia các hoạt động khác để tưởng tượng và lập một CTHĐ mới. - Một số HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập chương trình. - GV mở bảng phụ đã viết cấu trúc 3 phần của một CTHĐ, một HS nhìn bảng đọc lại. Hoạt động 2: HS lập CTHĐ - HS lập CTHĐ vào VBT. - GV nhắc HS nên viết tắt ý chính. Khi trình bày miệng mới nói thành câu. - Một số HS đọc KQ làm bài. cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ. - Mỗi HS dựa theo góp ý chung của thầy cô và các bạn, tự chỉnh sửa CTHĐ của mình. GV mời 1 HS đọc lại CTHĐ sau khi đã sửa chữa, chấm điểm. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại CTHĐ đã viết ở lớp, viết lại vào vở. Thứ 6 ngày 7 tháng 2 năm 2014 Toán Tiết 115 thể tích hình lập phương I. Mục tiêu: Giúp HS : - Tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương . - Biết vận dụng công thức tính để giải một số bài tập có liên quan . - Làm được bài tập 1, 3 SGK II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật . 2. Bài mới : - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương: - GV tổ chức cho HS tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích của hình lập phương như là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật . - GV đặt câu hỏi để HS rút ra được cách tính và công thức tính thể tích của hình lập phương ( làm theo VD a và b ) . GV nhận xét đánh giá - Gợi ý để HS nêu quy tắc và công thức tính. V = a x a x a - Yêu cầu 1 số HS nhắc lại - GV nêu VD cho HS áp dụng công thức để tính Hoạt động 2: Thực hành : Bài 1: - Vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để làm - HS cả lớp tự làm bài vào vở . Sau đó đổi vở để kiểm tra cho nhau . - 4 HS nêu kết quả . HS trong lớp nhận xét . - GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2( HS khá giỏi làm) - Tất cả HS tự làm bài tập. - GV yêu cầu 2 HS nêu kết quả, HS khác nhận xét. - GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3: - HS đọc bài toán , GV hướng dẫn tìm hiểu bài. - HS tự làm bài . - HS lên bảng chữa bài . - Lớp NX , GV đánh giá bài làm của HS . 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích của hình lập phương - Về học bài , chuẩn bị bài sau. _________________________________________ Luyện từ và câu Tiết 46 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I- Mục đích ,yêu cầu : - Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến - Biết tạo ra câu ghép mới (thể hiện quan hệ tăng tiến) bằng cách nối các vế - Các KNS cần GD: KN tìm kiếm và xử lý thông tin, KN quản lý thời gian. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 1. Kiểm tra bài cũ : - HS làm lại các BT của tiết trước 2. Bài mới : - Giới thiệu bài : Hoạt động 1: Phần luyện tập Bài tập 1:- Một HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc mẩu chuyện vui người lái xe đãng trí) - GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập: - Tìm trong truyện câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến và Phân tích cấu tạo cuả câu ghép đó - HS phát biểu ý kiến. GV cho HS lên bảng phân tích, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2:- HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm bài. - Mời 3 HS lên bảng thi làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận: 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức học về câu ghép có quan hệ tăng tiến để viết câu cho đúng. Chuẩn bị cho tiết sau . - Làm bài tập ở nhà. ____________________________________ Tập làm văn Tiết 46 Trả bài văn kể chuyện I- Mục đích ,yêu cầu : - Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo ba đề đã cho. - Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy cô chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn. - Các KNS cần GD: KN nhận thức, KN đảm nhận trách nhiệm. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 1. Kiểm tra bài cũ : - GV mời 2-3 HS đọc trước lớp CTHĐ các em đã lập trong tiết TLV trước, về nhà đã viết lại vào vở; chấm điểm. 2. Bài mới : - Giới thiệu bài : Hoạt động 1: GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp a) Nhận xét về kết quả làm bài - Những ưu điểm chính : Số lượng bài của các em đầy đủ , Viết bài đúng nội dung yêu cầu của đề. - Những thiếu sót, hạn chế : + Vẫn còn có HS viết chưa đúng chính tả . + Một số HS chưa có phần mở đầu . + Một số HS chưa nêu ý nghĩa câu chuyện . b) Thông báo điểm số cụ thể Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài. GV trả bài cho từng HS . a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung : - GV chỉ các lỗi cần chữa . - Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp. b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài. - HS đọc lời nhận xét của thầy (cô ) giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi. - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc Hoạt động 3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp - HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. Hoạt động 4: HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn - Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt (một đoạn thân bài hoặc đoạn mở bài, kết luận), viết lại cho hay hơn. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại (có so sánh với đoạn cũ). GV chấm điểm đoạn viết của một số HS. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học, - Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV Ôn tập về văn tả đồ vật _________________________

File đính kèm:

  • docTKBDL5 - TUAN 23 HONG.doc