Giáo án Khoa học 5 bài 1 đến 15

 CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

Khoa học: SỰ SINH SẢN

I-Mục tiêu: HS có khả năng:

 - Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

 - Nêu ý nghĩa của sự sinh sản

II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

 - Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm)

III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động 1: TRÒ CHƠI “BÉ LÀ CON AI ? ”

* Mục tiêu: HS nhận rõ mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.

* Chuẩn bị:

 - GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ một em bé và một người mẹ hay một người bố của em bé đó. Từng cặp sẽ phải bàn nhau và chọn một đặc điểm nào đó để vẽ sao cho mọi ngừơi nhìn vào hai hình có thể nhận ra dó là hai mẹ con hoặc hai bố con.

 

doc28 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học 5 bài 1 đến 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. * Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận nhóm GV viết sẵn các câu hỏi ra các phiếu và phát cho các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận: 1. Muỗi a – nô -phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ trong nhà và xung quanh nhà? 2, Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người? 3. Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành? 4. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản? 5. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người? Bước 2: Thảo luận cả lớp. Sau khi các nhóm đã thảo luận, GV yêu cầu đại diện của một nhóm trả lời câu hỏi thứ nhất. Nếu HS này trả lời tốt thì có quyền chỉ định một bạn bất kì thuộc nhóm khác trả lời câu hỏi thứ 2 và cứ như vậy cho đến hết. Nếu HS của nhóm nào trả lời chưa đầy đủ thì HS khác của nhóm phải bổ sung. Nếu câu trả lời tốt mới có quyền chỉ định tiếp các bạn nhóm khác trả lời câu tiếp theo. Gợi ý các trả lời: 1. Muỗi a nô phen thường ẩn náu ở những nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm,. Và đẻ trứng ở những nơi nước đọng, ao tù hoặc ở ngay trng các mảnh bát, chum, vại, lon sữa bò,..có nước. 2. Vào buổi tối và ban đêm, muỗi thường bay ra nhiều để đốt ngừơi. 3, Để diệt muỗi trưởng thành ta có thể phun thuốc trừ muỗi (hình 3 trang 27 SGK); tổng vệ snih và không cho muỗi có chỗ ẩn nấp (hình 4 trang 27 SGK). 4. Để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản có thể sử dụng các biện pháp sau: chôn kín các rác thải và dnj sạch những nơi có nước đọng, lấp những vũng nước thả că để chúng ăn bọ gậy,.. 5. Để ngăn chặn không cho muỗi đốt người: Ngủ màn, mặc quần dài, áo dài tay buổi tối, ở một số nới người ta còn tẩm màn bằng chất phòng muỗi (hình 5 trang 27 SGK) Kết thúc tiết học, GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 27 SGK. Lưu ý: GV cần phân biệt “tác nhân” và “nguyên nhân” gây bệnh: - Tác nhân gây bệnh: Chỉ trực tiếp vi khuẩn, vi-rút, kí sinh trùng,.. gây bệnh. - Nguyên nhân gây bệnh: Hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm tác nhân và cá yếu tố gây bệnh khác như môi trường, chế độ dinh dữơng, Ngày dạy ../../ Khoa học Bài 13: phòng bệnh sốt xuất huyết I- Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết. - Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết - Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II- đồ dùng dạy – học -Thông tin và hình trang 28,29 SGK III- Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: thực hành làm bài tập trong SGK. * Mục tiêu: -HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết. - HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp GV chỉ định một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân. Dưới đây là đáp án: 1-b; 2-b; 3-a; 4-b; 5 –b. kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao? Lưu ý: GV thong tin đoạn tin sau để HS hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh sót xuất huyết : Tại hội nghị bàn về các biện pháp dập dịch sốt xuất huyết khu vực phía nam, ngày 22 –6-2004, theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế: “6 tháng đầu năm, cả nước có 17754 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết với 33 ca tử vong92,3% người bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi, đáng chú ý là do nhập viện trễ (sau 3 ngày mắc bệnh) nên nhiều bệnh nhân không tránh nổi tử vong. Theo số liệu ban đầu, có đến 74,2% trường hợp chết trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện ” (Theo Thanh Tùng, báo Thanh Niên , thứ tư, 23 –6- 2004). Kết luận: - Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh. - bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, bệnh nặng có thể gây chết người nhanh chóng trong vòng từ 3 đến 5 ngày. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: Giúp HS : - BIết thực hiện cách cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. - Có ý thức trong việc ngăn không cho muỗi sinh sản và đốt người. * Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu cả lớp quan át các hình 2, 3, 4 trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi : - Chỉ nói về nội dung của từng hình. - Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. Gợi ý trả lời: Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nữ đang quét sân, bạn nam dang khơi thông cống rãnh (để ngăn không cho muỗi đẻ trứng) Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt người cả ban ngày và ban đêm). Hình 4: Chum nước có nắp đậy (để ngăn không cho muỗi đẻ trứng) Bước 2: GV yêu cầu Hs thảo luận câu hỏi: - Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết. - Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy.? Kết luận: Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày. Ngày dạy ../../ Khoa học Bài 14: phòng bệnh viêm não I- Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Nêu tác nhân đường lây truyền bệnh viêm não . - Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não. -Thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II- đồ dùng dạy – học hình trang 30,31SGK III- Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: trò chơi “ ai nhanh, ai đúng ? ” * Mục tiêu: -HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não. - HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm não. * Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm: - Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng . - Một cái chuông nhỏ (hoặc vật thay thế có thể phát hiện ra âm thanh) * Cách tiến hành: Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi - Mọi thành viên trong nhóm đều đọc các câu hỏi và các câu trả lời trang 30 SGK rồi tìm xem mỗi câu hỏi ứng với câu trả lời nào. Sau đó sẽ cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng . Cử một bạn khác lắc chuông để báo hiệu là nhóm đã làm xong. - Nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc. Bước 2: Làm việc theo nhóm HS làm việc theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Làm việc cả lớp. GV ghi rõ nhóm nào làm xong trước, nhóm nào làm xong sau. Đợi tất cả các nhóm cùng xong, GV mới yêu cầu các em giơ đáp án. Dưới đây là đáp án: 1-c; 2-d; 3-b; 4-a. Hoạt động 2: quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: Giúp HS : - Biết thực hiện các cách tieu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. * Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 30 , 31 SGK và trả lời các câu hỏi : - Chỉ và nói về nội dung của từnghình. - Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đói với việc phòng tránh bệnh viêm não. Gợi ý trả lời: Hình 1: Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt) Hình 2: Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não. Hình 3 : Chuồng gia súc được làm cách xa nhà ở. Hình 4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trừơng xung quanh nhà ở: quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước, Bước 2: GV yêu cầu Hs thảo luận câu hỏi: Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não? (Phần này GV gợi ý đểcác em liên hệ cho sát thực tế ở điạ phương) kết luận: - Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muõi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày. - Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ngày dạy ../../ Khoa học Bài 15: phòng bệnh viêm gan a i- Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A. - Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. - Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A. II- đồ dùng dạy – học - Thông tin và hình trang 32,33 SGK - sưu tầm các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh viêm gan A. III- Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: trò chơi “Bé là con ai?” * Mục tiêu: HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A. * Cách tiến hành: Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 trang32 SGK và trả lời các câu hỏi: - Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A. - Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì? - bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? Bước 2: Làm việc theo nhóm Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Làm việc cả lớp Đại diện từng nhóm trình bầy kết qủa làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Bảng dưới đây gợi ý cho GV tham khảo để giúp HS trả lời các câu hỏi: Bệnh viêm gan A Mốt số dấu hiệu của bệnh - Sốt nhẹ - Đau ở vùng bụng bên phải - Chán ăn Tác nhân Vi – rút viêm gan A Đường lây truyền Bệnh lây qua đường tiêu hoá (vi –rút viêm gan A có trong phân người bệnh , có thể lây sang người khác qua nước lã, thức ăn sống bị ô nhiễm, tay không sạch,) Hoạt động 2: quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: Giúp HS : - Nêu được cách phòng bệnh viêm gan A - Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A. * Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 33 SGK và trả lời các câu hỏi : - Chỉ và nói về nội dung từng hình. - Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A. Gợi ý trả lời: Hình 2: Uống nước đun sôi để nguội Hình 3: Ăn thức ăn đã nấu chín Hình 4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn Hình 5: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đại tiện. Bước 2: GV nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận: - Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A. - Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì? -Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A. kết luận: - Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại tiện. - Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý: Người bệnh cần nghỉ ngơi; ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi ta min; không ăn mỡ; không uống rượu.

File đính kèm:

  • docKHOA HOC 5 TIET 1-15.doc