Tập đọc Tiết 41. Trí dũng song toàn

- Giúp HS:

+ Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng phân biệt lời các nhân vật.

+ Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự và quyền lợi của đất nước.

+ HS có ý thức tự hào về dân tộc mình.

- GDKNS: Tự nhận thức ( tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc) . Nhận thức được trách nhiệm công dân của mình. Tư duy sáng tạo.

 

docx6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5743 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập đọc Tiết 41. Trí dũng song toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TT: Tiểu học An Phú. GVHD: Huỳnh Thị Thu Nguyệt Giáo sinh: Nguyễn Thị Hồng Tươi Lớp TT: 5.4 Thứ hai, ngày 14 tháng 1 năm 2013 Tập đọc Tiết 41. TRÍ DŨNG SONG TOÀN Mục tiêu dạy học Giúp HS: + Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng phân biệt lời các nhân vật. + Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự và quyền lợi của đất nước. + HS có ý thức tự hào về dân tộc mình. GDKNS: Tự nhận thức ( tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc) . Nhận thức được trách nhiệm công dân của mình. Tư duy sáng tạo. Phương tiện dạy học Bảng phụ ghi nội dung bài học. SGK Tiến trình dạy học Hoạt động dạy Hoạt đông học 1/ Ổn định lớp -GV cho học sinh hát. 2/ Kiểm tra bài cũ: “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng”. GV gọi 3 em đọc bài và trả lời câu hỏi. -Em thứ nhất lên đọc đoạn 1. GV nhận xét và ghi điểm. -Em thứ hai lên đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: “ Em hãy kể lại những đóng góp của ông Thiện trong thờikỳ trước Cách mạng?”. GV nhận xét, ghi điểm. -Em thứ ba lên đọc đoạn còn lại và nêu ý nghĩa của bài. GV nhận xét, ghi điểm. 3/ Dạy bài mới. Giới thiệu bài:Ở tiết trước các em đã được học về ông Đỗ Đình Thiện là một người có rất nhiều đóng góp cho Cách mạng. Ở tiết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một người trí dũng song toàn và ông đã để lại tiếng thơm cho muôn đời. Vậy ông là ai? Cô và cả lớp sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: “Trí dũng song toàn”. Luyện đọc. -GV gọi một HS đứng dậy đọc bài. -GV chia đoạn đọc cho HS. + Đoạn thứ nhất: Từ đầu...cho ra lẽ. + Đoạn thứ hai: Thám hoa...đền mạng Liễu Thăng. +Đoạn thứ ba: Lần khác...sai người ám hại ông. +Đoạn cuối: Thi hài Giang Văn Minh...chết như sống. -GV nêu giọng đọc toàn bài: “Đọc bài với giọng kể”. + Đoạn 1: thể hiện sự ân hận, xót thương. + Các đoạn tiếp theo thể hiện sự dõng dạc, tự hào. + Đoạn kết bài thể hiện sự xót thương. Lưu ý câu nói của vua nhà Minh và Giang Văn Minh. -GV cho HS đọc bài: + Lượt 1: Gọi 4 em HS lần lượt đọc bài.(GV chú ý phát âm của các em). *Nêu những từ mà các em thấy khó phát âm. (GV ghi bảng) + Lượt 2: Gọi 4 em HS đọc nối tiếp nhau (như ở đoạn 1). Giải nghĩa các từ khó. *Lưu ý luyện câu nói của Giang Văn Minh.(GV ghi bảng câu nói...) + Lượt 3: Đọc trong nhóm. Hai em là một nhóm tự bắt cặp đọc, em thứ nhất đọc đoạn 1,3, em thứ hai đọc đoạn 2,4. Các em đọc xong quay về vị trí ngồi cho cô. -GV mời một nhóm đại diện thể hiện. -Gọi HS nhận xét, rồi GV nhận xét lại. * GV đọc mẫu toàn bài. Tìm hiểu bài: *Vừa rồi cả lớp đã nghe cô và các bạn đọc bài, để hiểu rõ hơn về tài trí cũng như con người của Giang Văn Minh chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu nội dung bài. -GV giúp HS chia đoạn tìm hiểu. + Đoạn 1: Từ đầu ... đền mạng Liễu Thăng. + Đoạn 2: Còn lại. Đi vào tìm hiểu nội dung từng đoạn. -Một em đọc lại đoạn 1. -Các em hãy trả lời các câu hỏi : + Giang Văn Minh đã làm như thế nào để vua nhà Minh cho tiếp kiến? + Khi đã được vua nhà Minh cho tiếp kiến rồi thì Giang Văn Minh lại làm gì để vua nhà Minh phải bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng? -GV nhận xét, nói gọn lại ý chính. * Trong cuộc đối thoại này, Giang Văn Minh đã liệu hết mọi chuyện từ trước đó, chỉ chờ cơ hội vua nhà Minh rơi vào bẫy và lúc này vua Minh buộc phải thừa nhận lệ góp giỗ Liễu Thăng là điều vô lí và phải bác bỏ nó. -GV hỏi thêm: từ chi tiết trên thì em thấy Giang Văn Minh là một người như thế nào? -GV nhận xét phần trả lời của HS rồi rút ra kết luận: “Từ những chi tiết trên chứng tỏ Giang Văn Minh là một người mưu trí khi đi sứ Trung Quốc”. Và đây cũng chính là ý chính của đoạn này. * Ở đoạn 1 các em đã biết được Giang Văn Minh là một người mưu trí, vậy bây giờ chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu đoạn 2 xem ngoài mưu trí ra ông còn là người như thế nào nữa nhé. -Một em đọc to đoạn 2. -Gọi một em nhắc lại cuộc đối đáp giữa Giang Văn Minh và Đại thần nhà Minh? -Vì sao vua Minh lại sai người ám hại Giang Văn Minh? * Câu hỏi mở rộng: Ai là người đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng? -Việc ông cứng cỏi đáp lại vế đối của đại thần nhà Minh chứng tỏ ông là một người như thế nào ? -Tìm cho cô câu nói của vua Lê Thần Tông thể hiện sự xót thương khi Giang Văn Minh chết? -Giải thích từ: “Anh hùng thiên cổ” nghĩa là gì?( GV ghi bảng). -Vì sao có thể nói Giang Văn Minh là một người trí dũng song toàn? -HS nhận xét, GV nhận xét, nói ý chính của bài. “Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn đã bảo vệ được quyền lợi và danh dự cho đất nước khi đi sứ Trung Quốc”. ( GV ghi ý chính lên bảng). Đọc diễn cảm. * Sau khi đã tìm hiểu bài các em hãy luyện đọc diễn cảm và đúng giọng điệu của các nhân vật trong bài. -GV treo bảng phụ, đoạn từ: “Thám hoa ... đền mạng Liễu Thăng. -GV đọc mẫu. -Gọi 1-2 HS luyện đọc. -HS đọc diễn cảm theo nhóm đôi. -Tổ chức cho HS thi đua đọc, mỗi dãy cử 1 em thi đua và nhận xét. GDKNS: HS ý thức, tự hào về những đóng góp và sự tài giỏi, mưu trí của Giang Văn Minh. + Là một HS chúng ta cần học tập đối mặt với những khó khăn, thử thách, không được lừa dối và hèn nhát trước mọi việc. 4/Củng cố, dặn dò. -Cho HS nhắc lại nội dung của bài. -Nhận xét tiết học: tuyên dương các em học tốt, nhắc nhở một số em chưa chú ý. -Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. -HS hát. -HS đọc bài. -HS đọc bài và trả lời câu hỏi: “ Trước cách mạng: Năm 1943 ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng”. -HS đọc bài và nêu ý nghĩa: “ Bài ca ngợi , biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã có nhiều trợ giúp cho Cách mạng về tiền bạc, tài sản trong thời kỳ Cách mạng gặp khó khăn về tài chính”. -HS lắng nghe. -HS đọc bài văn. -HS dùng bút chì đánh dấu vào sách. -HS lắng nghe. - HS lần lượt đọc bài. *Linh cữu, cúng giỗ, thảm bại, giận quá. Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? + HS tự bắt cặp đọc. -HS đọc bài. -HS nhận xét. -HS lắng nghe, dò theo. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe và dùng bút chì đánh dấu. -HS đọc bài. + Ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. +Thám hoa vừa khóc ... Liễu Thăng nữa. -Là người mưu trí. -HS lắng nghe, ghi nhớ. -HS lắng nghe. -HS đọc bài. -“Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Bạch Đằng thưở trước máu còn loang”. -Vì Giang Văn Minh dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại. * Ngô Quyền.( 938) -Dũng cảm, dám bảo vệ danh dự cho đất nước. -“Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ”. -Lưu danh để lại tiếng thơm muôn đời. -Vì ông là một người mưu trí và bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua Minh phải bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Để giữ thể diện và danh dự cho đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. -HS nhận xét, lắng nghe, ghi nhớ. HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS đọc bài. -HS thi đọc với nhau. -HS lắng nghe và ghi nhớ. -HS nhắc lại nội dung của bài. -HS lắng nghe. .Hết.

File đính kèm:

  • docxTAP DOC lop 5 Bai Tri Dung Song Toan.docx
Giáo án liên quan