Chuyên đề Môn đạo đức phần lý thuyết

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học năm học 2001- 2002, Bộ giáo dục và đào tạo đã chính thức ban hành chương trình Tiểu học 2000 và đến nay nội dung chương trình sách giáo khoa cấp Tiểu học đã được đưa vào sử dụng đại trà trên phạm vi cả nước. Để đáp ứng được nội dung chương trình sách giáo khoa mới đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 7150 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Môn đạo đức phần lý thuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n với nhau nhiều hơn. Với chương trình mới hiện nay cũng như chương trình trước đây, nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản là hình thành nhân cách cho học sinh, đào tạo ra những người lao động sáng tạo, linh hoạt, phát triển toàn diện, sẵn sàng đáp ứng được với xã hội ngày càng một đổi mới nên giáo dục tiểu học phải có tính hoàn chỉnh. Lâu nay trong các môn học ở tiểu học, đa số giáo viên còn chú trọng nhiều ở môn công cụ như tiếng Việt và Toán. Do đó, giáo viên có thể dạy rất giỏi rất tốt ở hai môn này, nhưng những môn còn lại, trong đó có môn đạo đức do ít được chú trọng nên giáo viên lúng túng, dạy chưa tốt, chưa tạo cho học sinh hứng thú trong học tập hoặc dạy qua loa nên chưa đạt được hiệu quả cao theo yêu của tiết dạy. Thông qua việc dạy và học môn Đạo đức, các giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội được chuyển thành niềm tin, tình cảm, hành vi đạo đức của HS. Dạy học Đạo đức cần xuất phát từ quyền trẻ em, từ lợi ích của trẻ em đến trách nhiệm, bổn phận của HS. II. MỤC TIÊU: Môn Đạo đức ở cấp Tiểu học nhằm giúp HS: @ Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân; với người khác; với cộng đồng, đất nước, nhân loại; với môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. @ Bước đầu hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. @ Bước đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi con người; yêu cái thiện, cái dúng, cái tốt; không đồng tình với các ác, cái sai, cái xấu. III. NỘI DUNG DẠY – HỌC: 1, Kế hoạch dạy học: Lớp Số tiết/tuần Số tuần Tổng số tiết/năm 1 1 35 35 2 1 35 35 3 1 35 35 4 1 35 35 5 1 35 35 Cộng (toàn cấp) 175 175 2, Nội dung dạy học: @ Chương trình có cấu trúc đồng tâm giữa các lớp: F Quan hệ vói bản thân. F Quan hệ với người khác. F Quan hệ với công việc. F Quan hệ với cộng đông, đất nước, nhân loại. F Quan hệ với môi trường tự nhiên. @ Đồng thời được phân chia thành hai giai đoạn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh theo từng nhóm lớp: Giai đoạn thứ nhất (lớp 1,2 và 3): chủ yếu giáo dục học sinh các chuẩn mực hành vi đối với bản thân, đối với gia đình và nhà trường. Nội dung dạy học được thể hiện trên kênh hình và kênh chữ; đơn giản, dễ hiểu. Giai đoạn thứ hai (lớp 4 và 5): nội dung các chuẩn mực được mở rộng về phạm vi (quê hương, đất nước, nhân loại), bước đầu giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi của người công dân, các phẩm chất đạo đức đặc trưng của người lao động mới,…phù hợp với lứa tuổi. Chương trình dành 3 tiết/ năm/ lớp để trường giải quyết các vấn đề đạo đức cần quan tâm ở địa phương. Dạy học Đạo đức hình thành tình cảm, niềm tin và hành vi của học sinh. Muốn vậy, quá trình dạy học Đạo đức phải là quá trình tổ chức để học sinh hoạt động. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học; tránh lối dạy thiên về lý thuyết trừu tượng, khô khan và áp đặt. Kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm và luyện tập kỹ năng, hành vi cho học sinh. Việc dạy học môn Đạo đức phải gắn với việc dạy học các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC LOẠI, CÁC DẠNG BÀI ĐẠO ĐỨC: Dạy học môn Đạo đức nói chung có các tiết dạy đặc trưng là: @ Tiết 1 (của mỗi bài). @ Tiết 2 (của mỗi bài). @ Tiết thực hành rèn luyện kỹ năng (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II, cuối năm học). @ Tiết dành cho địa phương. 1, Tiết 1: Nhiệm vụ chủ yếu là hình thành tri thức mới cho HS và bước đầu củng cố chúng. Hoạt động dạy học chính ở tiết 1 nên bao gồm khoảng 3 hoạt động (không kể hoạt động khởi động). Hoạt động thứ nhất nhằm giới thiệu chuẩn mực đạo đức cần tác động đến HS. Hộat động thứ hai nhằm khẳng định tính đúng đắn, tích cực và cần thiết của chuẩn mực, hành vi. Hoạt động thứ ba củng cố bước đầu cho các em về nội dung của chuẩn mực, hành vi. 2, Tiết 2: nhiệm vụ chủ yếu là hình thành kỹ năng, hành vi đạo đức tương ứng và thái độ tích cực cho HS. Đồng thời, chuẩn bị bước đầu cho các em vận dụng vào cuộc sống. Cách tiến hành tiết hai của một bài Đạo đức rất mở với các hình thức rất đa dạng. Có thể tiến hành tiết dạy thông qua các hoạt động quen thuộc như bày tỏ ý kiến, đóng vai, trò chơi, thảo luận nhóm, … cũng có thể tổ chức tiết dạy bằng các hoạt động linh hoạt, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi như: thi kể chuyện về nội dung đạo đức cần dạy, liên hoan văn nghệ về các nội dung liên quan, triễn lãm tranh, ảnh do các em sưu tầm và tự vẽ, … 3, Dạy học tiết thực hành rèn luyện kỹ năng: Tiết thực hành rèn luyện kỹ năng là những tiết để GV tổ chức cho HS được tập dượt, củng cố và phát triển các kỹ năng hành vi phù hợp với các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học thông qua các hoạt động cụ thể. Hình thức tiến hành loại tiết này rất mở và linh hoạt. Để dạy học tiết này, GV cần lưu ý: @ các hoạt động cần tập trung vào mục tiêu: Ø Hệ thống và củng cố các chuẩn mực hành vi đã học. Ø củng cố và phát triển các kỹ năng chủ yếu của môn học. Như: @ Kỹ năng phân biệt hành vi (phù hợp hay chưa phù hợp với chuẩn mực hành vi đã học). F Kỹ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống thường gặp trong cuộc sống của các em. F Kỹ năng thực hiện theo mẫu hành vi, chuẩn mực hành vi. @ Để củng cố, phát triển được các kỹ năng trên, GV cần đa dạng hóa và phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động như: Ø Phân tích, đánh giá các hiện tượng thực tiễn gần gũi với cuộc sống học sinh. Ø Phân tích, thảo luận nhóm, đóng vai ứng xử các tình huống cụ thể. @ Trong tiết dạy nên tăng cường các hoạt động mà trong đó thể hiện được nhiều kỹ năng, tổng hợp được nhiều chuẩn mực giúp HS được trải nghiệm trong các tình huống đa dạng, gần gũi với cuộc sống. 4, Tiết dành cho địa phương: Tiết dành cho địa phương là những tiết để địa phương sử dụng dạy những vấn đề đạo đức cần quan tâm ở địa phương mình. ð Khi dạy các tiết dành cho địa phương cần lưu ý: F Lựa chọn nội dung cần thiết, đáp ứng các yêu cầu của địa phương, đồng thời phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS. F Có thể dạy từng tiết, hoặc cả 3 tiết tùy từng nội dung và yêu cầu thực tế ở địa phương. F Hình thức tổ chức dạy học các tiết này rất phong phú, đa dạng có thể tổ chức cho HS đi tham quan, du lịch, dã ngoại, cắm trại, hoạt động ngoại khóa (làm sạch, đẹp nghĩa trang, nơi công cộng, di tích lịch sử, văn hóa, nghe nói chuyện, giao lưu, các hội thi tìm hiểu…). 5, Các phương pháp dạy học môn Đạo đức: ð Dạy học môn Đạo đức có thể được tiến hành theo rất nhiều cách. Tuy nhiên có thể bắt đầu từ việc tổ chức cho HS phân tích truyện, quan sát tranh, ảnh, xem băng hình, tiểu phẩm, … và thảo luận phân tích hành vi, việc làm của các nhân vật. Có thể chia ra thành một số dạng bài cơ bản sau: @ Loại bài bắt đầu bằng thảo luận nhóm, đóng vai ứng xử tình huống, đóng tiểu phẩm. Bài 1: Trung thực trong học tập (L4). Có thể bắt đầu bằng việc cho HS ứng xử tình huống. Bài 4: Tiết kiệm tiền của(L4). Có thể bắt đầu bằng việc cho HS thảo luận nhóm. Bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ(L4). Có thể bắt đầu bằng việc cho HS đóng tiểu phẩm. @ Loại bài có thể bắt đầu từ phân tích truyện, quan sát tranh, xem Video clip. Bài 2: Vượt khó trong học tập (L4). Bài 5: Tiết kiệm thời giờ (L4). @ Loại bài có thể bắt đầu bằng trò chơi. Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến. … ð Phương pháp dạy học môn Đạo đức rất phong phú, đa dạng như các phương pháp dạy học truyền thống và các phương pháp hiện đại (phương pháp dạy học mới) như: F Phương pháp kể chuyện. F Phương pháp trình bày trực quan (quan sát). F Phương pháp đàm thoại. F Phương pháp giảng giải. F Phương pháp dựng hoạt cảnh. F Phương pháp tổ chức làm việc theo phiếu cá nhân. F Phương pháp luyện tập theo mẫu hành vi. F Phương pháp tổ chức trò chơi. F Phương pháp nêu gương. F Phương pháp báo cáo. F Phương pháp thảo luận nhóm. F Phương pháp tổ chức điều tra. F Phương pháp động não. F Phương pháp dự án. … 6, Phương tiện dạy học môn đạo đức: F Các phương tiện in, vẽ: các loại tranh, ảnh, hình vẽ … để minh họa; các loại phiếu học tập (dùng cho các hoạt động kể chuyện, quan sát và phân tích tranh, trò chơi). F Các phương tiện là đồ vật, mô hình: các loại đồ dùng, mô hình, vật liệu tự nhiên; các loại dụng cụ (dùng cho các hoạt động bày tỏ ý kiến, trò chơi). F Các phương tiện kỹ thuật nghe, nhìn: như tivi, đầu video clip, máy chiếu … V. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY – HỌC: Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức được hiểu là biểu hiện bên ngoài của bài Đạo đức nói chung và phương pháp dạy học Đạo đức nói riêng về tính chất của bài, về không gian, thời gian, số lương HS tham gia… Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức rất đa dạng, bao gồm các hình thức: học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; học ở trong lớp, ngoài sân trường, vườn trường hoặc ở một địa điểm ngoài trường có liên quan đến nội dung học tập. Hình thức tổ chức dạy học Đạo đức gắn với hoạt động thực tiễn , thực hành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của bài học . Tùy từng bài cụ thể, GV có thể vận dụng hình thức dạy học cho phù hợp. Ví dụ : @ Có thể tổ chức cho học sinh đi thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, khi dạy bài 2: Vượt khó trong học tập (L4). @ Có thể dạy học tại công viên hoặc nơi có nhiều công trình công cộng khi dạy bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng; bài 14: Bảo vệ môi trường (L4). @ Có thể tổ chức cho HS tham gia giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các bạn khuyết tật khi dạy bài 12: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (L4). Trong dạy môn Đạo đức cần vận dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học vói nhau để làm cho tiết học sôi nổi, hấp dẫn, lôi cuốn HS tham gia hoạt động, từ đó, nâng cao hiệu quả của giờ học. Duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docChuyen de dao duc.doc
Giáo án liên quan