Kế hoạch lên lớp Môn: Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 23 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

q Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, rạp xiếc.

q Đọc giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.

2/ Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

q Hiểu nghĩa các từ : ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, đaih tài, thán phục.

q Hiểu nội dung câu chuyện: khen ngợi hai chị em Xô- phi, ca ngợi nhà ảo thuật nổi tiếng.

 B/ Kể chuyện.

1/ Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, Học sinh biết kể theo vai.

2/ Rèn kĩ năng nghe.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lên lớp Môn: Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 23 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng lần lượt từng con chữ. - Học sinh đọc Quang Trung. - Học sinh đọc câu ứng dụng. - Học sinh viết Quê, Bên. - Học sinh viết vào vở Tập Viết. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 23 Thứ , ngày tháng năm 200 . TẬP ĐỌC CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC I/Mục đích – yêu cầu: 1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Chú ý các từ ngữ: Xiếc, tiết mục, vui nhộn, dí dõm, thú vị. thoáng mắt, phục vụ, quý khách... Đọc chính xác các chữ số, số điện thoại. 2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu. Hiểu nội dung tờ quãng cáo trong bài. Bước đầu có những hiểu biết về đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của 1 tờ quảng cáo. II/ Đồ dùng đạy – học: Tranh minh họa cho tờ quảng cáo trong SGK. 1 số tờ quảng cáo đẹp, hấp dẫn, dễ hiểu,hợp với học sinh lớp 3. III/ Các Hoạt động dạy – học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra 2 Học sinh. - Học sinh 1: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Em vẽ Bác Hồ và trả lời câu hỏi sau: H: Theo em hình ảnh Bác Hồ bế 2 cháu Bắc , Nam trên tay có ý nghĩa gì? Học sinh 2: Đọc thuộc lòng bài thơ + trả lời câu hỏi. H: Hình ảnh chim trắng bay trên nền trời xanh có ý nghĩa gì? - Giáo viên nhận xét: +Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu: như mục tiêu 1 của bài. Cách tiến hành: 1/ Giáo viên đọc toàn bài. - Cần đọc rõ ràng, rành mạch, vui. - Ngắt nghỉ hơi dài sau mỗi nội dung thông tin. -Cho Học sinh quan sát tranh minh họa. 2/ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc. a/ Đọc từng câu. - Cho Học sinh đọc nối tiếp. - Luyện đọc từ ngữ khó đọc. 1-6 (đọc mồng một tháng sáu). 50% (đọc: năm mươi phần trăm). 10% (đọc: mười phần trăm). 5180360 (năm, một tám không, ba sáu không) b/ Đọc từng đoạn trước lớp. - Giáo viên chia bảng quảng cáo làm 4 đoạn: * Đoạn 1: Chương trình & tên rạp xiếc. * Đoạn 2: Tiết mục mới. * Đoạn 3: Tiện nghi và mức giảm vé. * Đoạn 4: Còn lại. - Cho Học sinh đọc. - Giải nghĩa từ ngữ : tiết mục, tu bổ, mở màn, hân hạnh. - Giáo viên giải nghĩa thêm: 15 giờ (ba giờ chiều), 19 giờ (bảy giờ tối). c/ Đọc từng đoạn trong nhóm. - Giáo viên chia nhóm 4. d/ Cho học sinh thi đọc. - Giáo viên nhận xét. +Hoạt động 2: Hướng dẫn Học sinh tìm hiểu bài. Mục tiêu: Như mục tiêu của bài. Cách tiến hành: - Cho Học sinh đọc thầm cả bài. - Giáo viên chọn tờ quảng cáo nào đẹp, rõ, phù hợp với học sinh (trong tờ quảng cáo học sinh sưu tầm được) giới thiệu trước lớp. +Hoạt động 3: Luyện đọc lại. Mục tiêu: Như mục tiêu của bài. Cách tiến hành: - Giáo viên (hoặc 1 học sinh khá giỏi) đọc lại cả bài. -Hướng dẫn Học sinh đọc đoạn 2: nhấn giọng ở những từ in đậm trong quảng cáo. - Cho học sinh thi đọc. - Giáo viên nhận xét. +Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò. - Nhắc học sinh ghi nhớ đặc điểm nội dung và cách trình bày một tờ quảng cáo. - Chuẩn bị nội dung học tiết TLV mới. - Học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh quan sát tranh. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu. - Học sinh đọc từ ngữ, con số khó đọc. - Học sinh dùng viết chì đánh dấu đoạn. - Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. - Học sinh đọc nối tiếp mỗi em một đoạn. - 4 Học sinh nối tiếp thi đọc bốn đoạn. - 2 Học sinh đọc cả bài. - Lớp nhận xét. - Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi - Học sinh quan sát. - Học sinh theo dõi trong SGK. - 4 Học sinh đọc lại đoạn 2. - 2 Học sinh thi đọc cả bài. - Lớp nhận xét. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 23 Thứ , ngày tháng năm 200 . CHÍNH TẢ (Nghe-viết) NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM I/ Mục đich – yêu cầu. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người sáng tác Quốc Ca Việt Nam. Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm, vần lẫn l / n ; ut / uc. II/ Đồ dùng dạy – học. Ảnh Văn Cao trong SGK. 3 tờ giấy khổ to viết bài tập a hoặc 2b. Bảng phụ (hoặc giấy to) viết bài tập . III/ Các hoạt động dạy – học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Kiểm tra bài cũ. - Giáo viên kiểm tra 2 HS viết trên bảng lớp. - Lũ lụt, khúc ca,bút chì, múc nước ...... - Giáo viên nhận xét. + Giới thiệu bài mới : + Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh nghe viết. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. - Giáo viên đọc 1 lần bài văn. - Giải nghĩa từ Quốc hội, Quốc ca. - Cho Học sinh xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao H: Những chữ nào trong bài được viết hoa? - Cho HSviết những từ ngữ khó: Trẻ, khởi nghĩa, Quốc hội, Quốc ca, vẽ tranh. b/ GV đọc cho Học sinh viết: - Giáo viên nhắc học sinh tư thế ngồi viết. c/ Chấm chữa bài. - Cho học sinh chữa lỗi. - Giáo viên chấm 5 à7 bài. + Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học . Cách tiến hành: a/ Bài tập 2: GV chọn câu a hoặc câu b * Câu a: - Giáo viên nhắc lại y.cầu chọn l hoặc n để điền vào chổ trống sao cho đúng. - Cho học sinh làm bài. - Cho học sinh thi điền nhanh vào bài tập (GV đã chuẩn bị trước trên giấy to) - Giáo viên nhận xét & chốt lại lời giải đúng: * Câu b: Cách làm như câu a. - Lời giải đúng: Con chim chiền chiện Bay vút, vút cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào. b/ Bài tập 3: Gviên chọn câu a hoặc câu b . * Câu a : - Giáo viên nhắc lại yêu cầu. - Cho Học sinh làm bài. - Cho Học sinh thi làm bài trên bảng phụ (Giáo viên đã chuẩn bị trước). - Giáo viên nhận xét & chốt lại lời giải đúng. * Câu b: Cách làm như câu a. - Lời giải đúng. - Câu với cặp từ trút / trúc. + Cây trúc này rất đẹp. + Mẹ thở phào vì trút được gánh nặng. - Câu với cặp từ lụt / lục. + Quê ngoại em đang lụt nặng. + Bé lục tung đồ đạc lên. + Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Khuyễn khích học sinh học thuộc lòng các khổ thơ trong bài tập 2. - Chuẩn bị tốt cho tiết TLV: Kể về 1 buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. - 2 Học sinh viết trên bảng lớp. - Lớp viết vào bảng con. - Học sinh lắng nghe. - 2 Học sinh đọc bài, cả lớp đọc theo. - Chữ đầu tên bài, các chữ đầu câu. - Tên riêng Văn Cao, Tiến quân ca. - Học sinh luyện viết trên bảng con. - Học sinh viết vào vở. - Học sinh tự chữa lỗi bằng viết chì. - 1 Học sinh đọc yêu cầu câu a. - Học sinh làm bài cá nhân. - Các nhóm lên thi theo cách nối tiêp + đọc kết quả sau khi điền âm đầu. - Lớp nhận xét. - Học sinh chép lời giải đúng vào VBT. - Học sinh chép lời giải đúng vào VBT. - 1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh làm bài cá nhân. - 3 nhóm lên thi. Mỗi em đặt 2 câu theo cặp. - Lớp nhận xét. - Học sinh chép lời giải đúng vào VBT. - Học sinh chép lời giải đúng vào VBT. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 23 Thứ , ngày tháng năm 200 . TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT I/ Mục đích – yêu cầu: Rèn kỹ năng nói: Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật được xem. Rèn kỹ năng viết: Dự a vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn (từ 7 à 10 câu ) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật. II/ Đồ dùng dạy – học. Bảng lớp (hoặc bảng phụ) viết các câu gợi ý cho bài kể . Một số tranh, ảnh về các lạoi hình nghệ thuật. III/ Các hoạt động dạy – học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 2 Học sinh. - Giáo viên nhận xét. + Giới thiệu bài mới. + Hoạt động 1: Hướng dẫn Học sinh làm bài tập. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: a/ Bài tập 1: - GV đưa bảng phụ đã chép bài tập 1 lên . - Giáo viên nhắc lại yêu cầu: Bài tập yêu cầu các em kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Buổi biểu diễn đó có thể là diễn kịch, hát chèo, hát, múa, xiếc, hoặc liên hoan văn nghệ của trường lớp. Các em có thể dựa vào câu hỏi gợi ý để kể hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý. - Cho Học sinh chuẩn bị. - Cho Học sinh trình bày - Giáo viên nhận xét. b/ Bài tập 2: - Giáo viên nhắc lại yêu cầu của bài tập Dựa vào những điều vừa kể, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 à 10 câu) về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem. Khi viết, các em nhớ viết đủ ý, viết thành câu .... - Cho học sinh viết bài. - Cho học sinh trình bày. - Giáo viên nhận xét & Chấm điểm. + Hoạt động 2: Củng cố – dặn dò. - Cho lớp bình chọn những bạn có bài nói, bài viết hay nhất. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn những học sinh chưa viết xong bài ở lớp về nhà hoàn chỉnh. - 2 Học sinh lần lượt lên bảng đọc bài viết của mình về người lao động trí óc. - Học sinh lắng nghe. - 1 Học sinh đọc bài tập & các câu hỏi gợi ý. - Học sinh chuẩn bị cá nhân. - 1 học sinh làm mẫu (trả lời theo các câu hỏi gợi ý) - Một vài học sinh trình bày. - Lớp nhận xét. - 1 Học sinh đọc lại yêu cầu của bài tập. - Học sinh viết bài. - Một số học sinh đọc bài viết của mình. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tổ trưởng Ban giám hiệu

File đính kèm:

  • doc23.DOC
Giáo án liên quan