1.Kiến thức : Đọc
.Ngắt ,nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc lời nhân vật phù hợp với nội dung.
.Hiểu nội dung: Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người. (trả lời được câu hỏi trong SGK)
2.Kĩ năng : Rèn đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ đúng.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh hiểu được tấm lòng của người thầy đối với học sinh.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5605 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập đọc PPCT: 24 Bàn tay dịu dàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1 Tập đọc
PPCT: 24 BÀN TAY DỊU DÀNG.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Đọc
.Ngắt ,nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc lời nhân vật phù hợp với nội dung.
.Hiểu nội dung: Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người. (trả lời được câu hỏi trong SGK)
2.Kĩ năng : Rèn đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ đúng.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh hiểu được tấm lòng của người thầy đối với học sinh.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Bàn tay dịu dàng.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ :
Gọi 2 em kiểm tra.
-Việc làm của Minh và Nam đúng hay sai? Vì sao?
-Ai là người mẹ hiền? Vì sao lại ví cô giáo là người mẹ hiền ?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài:
Hỏi: Các em đã bao giờ được bố mẹ, ông bà hay người lớn xoa đầu chưa? Lúc đó em cảm thấy thế nào?
Nêu: Trong bài học hôm nay, các em sẽ được làm quen với một thầy giáo rất tốt. Chính bàn tay dịu dàng và tình yêu thương vô bờ của thầy dành cho HS đã giúp một bạn HS vượt qua chuyện buồn trong gia đình và cố gắng học tập.
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
-GV đọc mẫu lần 1.
-GV hướng dẫn chia đoạn : 3 đoạn và lưu ý cách đọc: Giọng kể chậm, trầm lắng.
+Giọng của An: lúc đầu buồn bã, sau quyết tâm.
+Lời thầy giáo: nói với An trìu mến, khích lệ.
*Đọc từng câu:
-GVghi nhận phát âm sai của HS để hết lượt (đọc hết bài văn,) mới dừng lạisửa saitừng em.
-Luyện đọc từ khó(từng từ ) :Gv lưu ý âm, vần cần luyện đọc ( Gv đọc mẫu, HS cá nhân ( HS /1từ) Cả lớp đọc lại)
-Hướng dẫn ngắt giọng, nhấn giọng đúng câu văn dài.
Dùng bảng phụ để giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng và tổ chức cho HS luyện ngắt giọng.
-Gíup học sinh tìm hiểu nghĩa từ
-GV đọc mẫu lần 2
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài.
+Chuyện gì đã xảy ra đối với An và gia đình ?
-Từ ngữ nào cho thấy An rất buồn khi bà mới mất?
+Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy như thế nào?
-Theo em,vì sao thầy có thái độ như thế?
+An trả lời thầy thế nào ?
+Vì sao An hứa với thầy sáng mai làm bài tập?
-Từ ngữ , hình ảnh nào trong bài cho thấy thái độ của thầy giáo đối với An?
+Em thấy thầy của An là người như thế nào ?
Ý chính của bài: Bài này nói lên điều gì?
KL: Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người.
Hoạt động 3: Luyện đọc phân vai.
-GV giới thiệu đoạn đọc phân vai
-GV hướng dẫn cách đọc
-GV đọc mẫu
-Nhận xét.
3. Củng cố :
-Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao ?
-Nhận xét tiết học.
Dặn dò- Tập đọc bài.
Người mẹ hiền
-2 em đọc và trả lời câu hỏi.
-Bàn tay dịu dàng.
-Trả lời.
-1HS đọc toàn bài
-Đoạn 1: Bà của An …………. Vuốt ve.
-Đoạn 2 : Nhớ bà ……….. làm bài tập.
-Đoạn 3 :Thầy nhẹ ………. đối với An.
-HS đọc nối tiếp câu (lượt 1)
HS phát hiện từ khó đọc và phân tích: lòng nặng trĩu, nỗi buồn, lặng lẽ, buồn bã, trìu mến.
-Luyện đọc từ khó.
-HS đọc nối tiếp câu (lượt 2)
>Thế là/ chẳng bao giờ/ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích,/ chẳng bao giờ còn được bà âu yếm,/ vuốt ve …//
>Thưa thầy,/ hôm nay/ em chưa làm bài tập.//
>Nhưng sáng mai/ em sẽ làm ạ!// Tốt lắm!// Thầy biết/ em nhất định sẽ làm.//
>Thầy khẽ nói với An.//
-HS dùng bút chì ghi vào SGK
-HS đọc nối tiếp đoạn
-HS phát hiện từ khó hiểu : mới mất, đám tang, âu yếm, thì thào, trìu mến.
-HS tìm hiểu nghĩa từ
-HS đọc theo nhóm, tổ.
-1 HS đọc toàn bài
-Đọc thầm .
+Bà của An mới mất.
+Lòng nặng trĩu nỗi buồn, An ngồi lặng lẽ, thì thào buồn bã, ……..
+Thầy không trách An, thầy chỉ dùng đôi bàn tay nhẹ nhàng, trìu mến xoa lên đầu An.
+Vì thầy rất thông cảm với nỗi buồn của An, với tấm lòng quý mến bà của An. Thầy biết An thương nhớ bà quá mà không làm bài chứ không phải em lười.
+Sáng mai em sẽ làm.
+Em cảm nhận được tình thương và lòng tin tưởng của thầy./ Em không muốn thầy buồn./ …
+Nhẹ nhàng xoa đầu An, bàn tay thầy dịu dàng, trìu mến, thương yêu, thầy khen An “Tốt lắm!”.
+Thầy là người rất yêu thương, quý mến học sinh./ biết chia sẻ và cảm thông với học sinh./…
Thầy rất quan tâm đến An
Đoạn3: Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An…….Thầykhẽ nói với An.
-1,2 HS đọc
- Thi đọc phân vai trước lớp ( vai :An, thầy và người dẫn chuyện)
-Bình chọn bạn đọc hay
-Thầy vì thầy nhân hậu./ An vì An hiền lành thật thà.
-Đọc bài.
File đính kèm:
- TAP DOC BAN TAY DIU DANGTUAN 8.docx