I.MỤC TIÊU:
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Cô giáo như người mẹ hiền , vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em hs nên người. Hs KT đọc rõ các âm: m, n, đ.
- Kính yêu cô giáo vì cô như người mẹ hiền, vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc dạy bảo các em nên người.
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa SGK. Bảng phụ viết câu hướng dẫn đọc.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập đọc Người mẹ hiền (Tiết 22, 23), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: TẬP ĐỌC Tuần : 8
Ngày dạy : Thứ hai, ngày 5 tháng 10 năm 2009
Tên bài dạy : Người mẹ hiền (Tiết 22, 23)
I.MỤC TIÊU:
Đọc đúng rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
Hiểu ND: Cô giáo như người mẹ hiền , vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em hs nên người. Hs KT đọc rõ các âm: m, n, đ.
Kính yêu cô giáo vì cô như người mẹ hiền, vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc dạy bảo các em nên người.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa SGK. Bảng phụ viết câu hướng dẫn đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Thầy
Trò
Hoạt động 1: Khởi động
Ổn định
KTKT cũ: Thời khoá biểu
- Gọi HS đọc theo 2 cách:
1/ Theo từng ngày ( thứ, buổi, tiết)
2/ Theo buổi ( buổi, thứ, tiết)
- GV hỏi: Em cần thời khoá biểu để làm gì?
Nhận xét, ghi điểm
GTB: Người mẹ hiền
Hoạt động 2: cung cấp kiến thức mới
- Gv đọc mẫu
Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ
- Hướng dẫn HS đọc từng câu (có thể cho HS đọc trọn vẹn lời nhân vật 2, 3 câu).
- Hd luyện đọc từ khó: lấm lem, gánh xiếc, vùng vẫy, xấu hổ
- Hd cách ngắt nhịp, nhấn giọng ở 1 số câu:
+ Đến lượt.....ra / thì bác.....tới / nắm chặt....
em://”Câu nào đây?/ Trốn học hả?//Cô xoa đầu Nam / và gọi....vào / nghiêm giọng hỏi: // Từ …không? //”
- Hướng dẫn Hs đọc từng đoạn trước lớp
- Giảng từ: gánh xiếc
tò mò
lách
lấm lem
thập thò
thầm thì
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?
- Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?
- Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ thế nào?
- Cô giáo làm gì khi Nam khóc?
- Lần trước bị bác bảo vệ giữ lại, Nam khóc vì sợ. Lần này vì sao Nam bật khóc?
- Người mẹ hiền trong bài là ai?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Tổ chức cho các nhóm HS thi đọc truyện theo vai.
- Nhận xét và ghi điểm nhóm đọc tốt, động viên khuyến khích các em đọc chưa tốt , cố gắng hơn.
Hoạt động 4: củng cố, dặn dò
Trò chơi Em là ca sĩ
- Tổ chức cho HS thi hát các bài hát về thầy cô giáo mà em biết.
- Tuyên dương những HS hát tốt, thuộc nhiều bài hát.
Nhận xét tiết học
Dặn dò: Về đọc lại bài
Xem bài: Bàn tay dịu dàng
Hát
2 HS đọc và trả lời câu hỏi. Nhận xét bạn đọc.
- Đểâ giúp em nắm lịch học, chuẩn bị bài ở nhà. để mang đủ sách vở và đồ dùng học tập.
Theo dõi
Dò bài
Nối tiếp đọc từng câu
Cá nhân, cả lớp
Tìm cách đọc
Nối tiếp nhau đọc
- nhóm xiếc nhỏ
- muốn biết mọi chuyện
- lựa khéo để qua chỗ chật hẹp
- bị dính bẩn nhiều chỗ
- ló ra rồi lại ẩn đi
- nói nhỏ vào tai
Đọc nhóm 4 em
Thi đua đọc đoạn (tự chọn) giữa các nhóm.
- Minh rủ Nam trốn học, ra phố xem xiếc.
- chui qua chỗ tường thủng.
- cô nói với bác bảo vệ: Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là Hs lớp tôi. Cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát dính bẩn trên người em, đưa về lớp.
- Cô rất dịu dàng, yêu thương học sinh
- Cô xoa đầu Nam an ủi.
- Vì đau và xấu hổ
- Là cô giáo
Thi đọc nhóm.
Cả lớp tham gia.
Khen những bạn hát tốt.
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- KH bai hoc Tap doc 2 tiet 5 - 10.doc