Tài Liệu Thống Nhất Trọng Tâm Giảng Dạy Môn Giáo Dục Công Dân Cấp THCS Lớp 7

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức:

 

Giúp học sinh hiểu:

 Thế nào là sống giản dị và không giản dị;

 Tại sao phải sống giản dị.

 

2. Thái độ:

 

Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

 

3. Kĩ năng:

 

Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc, và thái độ giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

 

II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:

 

Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Người sống giản dị là người không cầu kì, kiểu cách, không xa hoa lãng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

 

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 

 Nêu và giải quyết tình huống.

 Thảo luận nhóm.

 Trò chơi sắm vai.

 

IV. TRUYỆN ĐỌC:

 

 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyên đọc : “Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập”.

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài Liệu Thống Nhất Trọng Tâm Giảng Dạy Môn Giáo Dục Công Dân Cấp THCS Lớp 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
găn chặn, khắc phục các hậu quả xấu. Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. 5. Trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên : Đây là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia; là sự nghiệp của toàn dân. Nghiêm cấm mọi họat động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường. * Gợi ý giảng thêm : Điều kiện thiết yếu để con người được sống là: không khí, nước và thức ăn. Nếu môi trường bị ô nhiểm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Giải thích việc ô nhiểm không khì, nước và thực phẩm có hóa chất; tình trạng dịch bệnh ở gia súc, gia cầm hiện nay. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú sẽ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội. Nếu bị khai thác, phá hoại đến cạn kiệt thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và xã hội. VI. BÀI TẬP : 1. Bài tập làm tại lớp : bài tập a, b trang 46 SGK. 2. Bài tập về nhà: lựa chọn trong các bài 3, 8, 9, 11, 12 sách thực hành. BÀI 15: (2 tiết) BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Khái niệm di sản bao gồm di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. Phân biệt được di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá Quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá. 2. Kỹ năng: Có hành động cụ thể bảo vệ di sản. Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản. 3. Thái độ: Tự hào về các di sản văn hoá của đất nước. II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG : Phần ý nghĩa (nhấn mạnh di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh) và quy định của pháp luật. III. TRUYỆN ĐỌC: Quan sát ảnh và trả lời gợi ý. IV. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Di sản văn hoá là gì ? Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Gồm: Di sản văn hóa phi vật thể (những sản phẩm tinh thần). Ví dụ: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lối sống, lễ hội, trang phục truyền thống... Di sản văn hóa vật thể (những sản phẩm vật chất). Ví dụ: di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia... 2. Ý nghĩa: Là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc; Thể hiện công đức của tổ tiên và kinh nghiệm của dân tộc. Đóng góp vào sự nghiệp xây dựng phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới. 3. Quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá: Nhà nước: Có chính sách bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ di sản văn hoá. Nghiêm cấm: Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá. Hủy hoại di sản văn hoá. Đào bới, lấn chiếm khu di tích, danh lam thắng cảnh. Mua bán, vận chuyển trái phép các di vật, cổ vật, bảo vật. Lợi dụng việc bảo vệ di sản để làm điều trái pháp luật. * Gợi ý giảng thêm: Trách nhiệm của học sinh (có thể liên hệ thực tế khi học sinh đi tham quan ngoại khoá du lịch) VI. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài tập a, b trang 50 SGK. 2. Bài tập về nhà: lựa chọn trong các bài 1, 2, 4, 6, 9 sách thực hành. BÀI 16: (2 tiết) QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu tín ngưỡng, tôn giáo là đời sống tâm linh của con người. 2. Kỹ năng : Công dân có quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào. 3. Thái độ : Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác; chấp hành đúng pháp luật về tôn giáo, không mê tín dị đoan. II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG : Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo là gì ? Trách nhiệm của công dân. Quy định của Nhà nước. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY : Sắm vai, vấn đáp, thảo luận IV. TRUYỆN ĐỌC : Tìm hiểu thông tin sự kiện. Bổ sung thêm sự kiện tổ chức Đại lễ Phật đản thế giới tại Việt Nam vào các ngày từ 13 đến 17/05/2008. Đây là một sự kiện to lớn, chứng tỏ Đảng và nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. V. NỘI DUNG BÀI HỌC : 1. Tín ngưỡng: Là lòng tin vào cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời. 2. Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức với những quan niệm giáo lý thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. 3. Mê tín dị đoan: Là tin vào những điều mơ hồ nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. à Phải đấu tranh chống mê tín dị đoan. 4. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì ? Công dân có quyền theo hay không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào. Công dân đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác. 5. Trách nhiệm của công dân là phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác: Tôn trọng nhũng nơi thờ tự : đền, chùa, miếu, nhà thờ Không được bài xích, gây chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. 6. Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dùng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước. * Gợi ý giảng thêm: Những việc lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật đều bị phát hiện, ngăn chận và xử lý theo quy định của pháp luật. Các tôn giáo hiện có ở Việt Nam : Đạo Phật, Thiên chúa, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo và một số tôn giáo khác VI. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài tập c, e trang 53 - 54 SGK. 2. Bài tập về nhà: lựa chọn trong các bài 2, 4, 6, 10 sách thực hành. BÀI 17: (2 tiết) NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai lãnh đạo? Cơ cấu tổ chức của nhà nước ta hiện nay bao gồm những cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào? Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. 2. Kỹ năng: Giúp học sinh biết: Thực hiện đúng qui định pháp luật của nhà nước, của địa phương. Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo nội qui của trường học. Giúp đỡ cán bộ nhà nước làm nhiệm vụ và biết đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỉ luật. 3. Thái độ: Giúp học sinh hình thành ý thức tự giác thực hiện chính sách pháp luật và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước. II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG : Học sinh biết nhà nước ta là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai lãnh đạo? Học sinh biết được một số nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở địa phương mình. III. PHƯƠNG PHÁP : Thảo luận Giải quyết vấn đề IV. THÔNG TIN SỰ KIỆN : Sử dụng trong sách giáo khoa. V. NỘI DUNG BÀI HỌC : 1. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 2. Nhà nước Cộng hoà HXHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. 3. Bộ máy nhà nước bao gồm: Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra : Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Cơ quan hành chính nhà nước : Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Cơ quan xét xử : Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân địa phương và Toà án quân sự Cơ quan kiểm sát : Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự 4. Trách nhiệm: Nhà nước: Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Giữ gìn và nâng cao đời sống của nhân dân. Bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh. Công dân : Giám sát, góp ý kiến các hoạt động của cơ quan nhà nước Thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước. Bảo vệ cơ quan nhà nước, giúp đỡ cơ quan nhà nước thi hành công vụ. * Gợi ý giảng thêm: Giúp học sinh phân biệt bản chất của nhà nước ta khác với các nhà nước khác trên thế giới. Có thể cho học sinh biết tìm hiểu một số nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân. Liên hệ thực tế ở địa phương mình hoặc địa bàn của trường (nếu có thời gian). Sử dụng các sơ đồ trong sách giáo khoa để giúp học sinh nắm rõ bộ máy nhà nước. VI. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài tập a, b, c, e trang 59 SGK. 2. Bài tập về nhà: lựa chọn trong các bài 1, 2, 4, 8 sách thực hành. BÀI 18: (2 tiết) BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ (XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. 2. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tự giác chấp hành những qui định chính sách của Đảng, nhà nước và qui định của địa phương; tôn trọng, giữ gìn an ninh trật tự nơi công cộng. 3. Kĩ năng: Xác định cơ quan nhà nước ở địa phương có chức năng giải quyết công việc cá nhân, gia đình. Biết tôn trọng ý kiến cán bộ địa phương, hỗ trợ cán bộ hoàn thành nhiệm vụ. II. TRỌNG TÂM: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trên. Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY: Tìm hiểu phần thông tin sự kiện, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND và UBND. Trả lời câu hỏi vấn đáp của giáo viên. Thảo luận nhóm. Tổ chức trò chơi. Giáo viên chuẩn bị sơ đồ bộ máy nhà nước cấp cơ sở. Hiến pháp 1992 ( Luật tổ chức HĐND và UBND) IV. TÌNH HUỐNG THÔNG TIN: (trang 60-61 SGK) V. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (xã, phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở. 2. Hội đồng nhân dân : Do nhân dân bầu ra. Nhiệm vụ, quyền hạn : quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương (về kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh). 3. Uỷ ban nhân dân : Do Hội đồng nhân dân bầu ra. Là cơ quan chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chánh của nhà nước ở địa phương. 4. Trách nhiệm của công dân: Tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, của chính quyền điạ phương. * Gợi ý giảng thêm: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở. VI. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài tập a, b, c trang 62 SGK. 2. Bài tập về nhà: lựa chọn trong các bài 1, 2, 3, 8 sách thực hành.

File đính kèm:

  • doclop 7.doc
Giáo án liên quan