Đề 2 : Nhân vật Phương Định
I. Mở bài
- Truyện Những ngôi sao xa xôi là một trong số những tác phẩn đầu tay của Lê Minh Khuê , viết năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra hết sức ác liệt .
- Truyện cho thấy tâm hồn trong sang , sự dũng cảm , hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ , hi dinh nhưng vẫn lạc quan của các nữ TNXP . Đặc biệt là Phương Định được tác giả miêu tả chân thực , sinh động bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo .
II. Thân bài
A. GIỚI THIỆU CHUNG
- Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng rất đẹp, rất gần với hình ảnh “Mảnh trăng cuối rừng” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. .Đó là vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn đang sống và làm việc giữa mưa bom bão đạn của quân thù. Vẻ đẹp ấy đẹp, lãng mạn,lấp lánh giữa hiện thực khắc nghiệt và giữa đau thương mất mát.
- Tác phẩm là câu chuyện kể về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường tên Thao, Nho và Phương Định. Họ sống dưới chân một cao điểm trên tuyến đường trọng điểm của Trường Sơn, nơi hứng chịu trực tiếp những trận mưa bom của giặc Mĩ. Công việc của họ là “ đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” để bảo vệ con đường cho những đoàn xe Nam tiến. Thần chết luôn “ lẫn trong ruột những quả bom”, thần kinh lúc nào cũng “căng như chão”. Trong lúc đơn vị công binh thường “ ra đường vào lúc mặt trời lặn, và làm việc có khi suốt đêm” thì tổ trinh sát lại “ chạy lên cao điểm cả ban ngày” dưới cái nóng trên ba mươi độ. Từ cao điểm trở về hang, cô nào cũng còn “ hai con mắt lấp lánh”, “ hàm răng loá lên” khi cười, khuôn mặt thì “ lem luốc”. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ hi sinh. Từ trong hoàn cảnh nhọc nhằn vất vả ấy, ta thấy sáng ngời lên ở các cô những phẩm chất cao đẹp.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi Lớp 10 môn Ngữ Văn (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm , hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ , hi dinh nhưng vẫn lạc quan của các nữ TNXP . Đặc biệt là Phương Định được tác giả miêu tả chân thực , sinh động bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo .
II. Thân bài
A. GIỚI THIỆU CHUNG
- Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng rất đẹp, rất gần với hình ảnh “Mảnh trăng cuối rừng” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. .Đó là vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn đang sống và làm việc giữa mưa bom bão đạn của quân thù.. Vẻ đẹp ấy đẹp, lãng mạn,lấp lánh giữa hiện thực khắc nghiệt và giữa đau thương mất mát.
- Tác phẩm là câu chuyện kể về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường tên Thao, Nho và Phương Định. Họ sống dưới chân một cao điểm trên tuyến đường trọng điểm của Trường Sơn, nơi hứng chịu trực tiếp những trận mưa bom của giặc Mĩ. Công việc của họ là “ đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” để bảo vệ con đường cho những đoàn xe Nam tiến. Thần chết luôn “ lẫn trong ruột những quả bom”, thần kinh lúc nào cũng “căng như chão”. Trong lúc đơn vị công binh thường “ ra đường vào lúc mặt trời lặn, và làm việc có khi suốt đêm” thì tổ trinh sát lại “ chạy lên cao điểm cả ban ngày” dưới cái nóng trên ba mươi độ. Từ cao điểm trở về hang, cô nào cũng còn “ hai con mắt lấp lánh”, “ hàm răng loá lên” khi cười, khuôn mặt thì “ lem luốc”. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ hi sinh. Từ trong hoàn cảnh nhọc nhằn vất vả ấy, ta thấy sáng ngời lên ở các cô những phẩm chất cao đẹp.
- Tiểu đội này tuy gồm ba người với những tính cách khác nhau, nhưng tình cảm của họ lại thân thiết như chị em ruột thịt. Họ yêu thương, lo lắng và chăm sóc cho nhau hết mực.Và các cô gái này tuy còn rất trẻ nhưng đều giống nhau ở những phẩm chất cao đẹp. Đó là tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao,là lòng dũng cảm,o sợ hy sinh,là tình đồng bội gắn bó,là trái tim dễ xúc cảm,nhiều mơ ước và quan trọng hơn là tâm hồn thích làm đẹp cho cuộc sống. Và, nhân vật nổi bật và tiêu biểu nhất trong câu chuyện chính là Phương Định.
B. NHÂN VẬT PHƯƠNG ĐỊNH
- Phương Định là nữ sinh của thủ đô thanh lịch bước vào chiến trường. Phương Định có một thời học sinh- cái thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên và vô tư lự của cô thật vui sướng ! Những hoài niệm của cô về thời học sinh thật đáng yêu luôn sống trong cô ngay giữa chiến trường. Vào chiến trường được 3 năm , đã quen với những thử thách và nguy hiểm , giáp mặt hằng ngày với cái chết nhưng cô vẫn không đánh mất sự hồn nhiên , trong sang và những mơ ước về tương lai . Nét cá tính này ở cô thể hiện khá rõ là nhạy cảm , hay mơ mộng và có sở thích là ưa hát . Cũng giống như hai người bạn trong tổ trinh sát , Phương Đinh yê mến những đồng đội trong tổ và đơn vị trinh sát của mình . Hơn nữa , cô cũng yêu mến và cảm phục những người chiến sĩ mà cô gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận .
a. Phương Định là một cô gái nhạy cảm , hồn nhiên , mơ mộng , yêu thương những đồng đội của mình
1. Nhạy cảm
- Phương Định rất quan tâm đến hình thức của mình . Cô tự đánh giá “Tôi là một cô gái Hà Nội . Nói một cách khiêm tốn , tôi là một cô gái khá . Hai bím tóc dày , tương đối mềm , một cái cổ cao , kiêu hãnh . Còn đôi mắt tôi các anh lái xe bảo “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!””.
- Biết mình được cánh lính trẻ để ý nhưng cô « không săn sóc, vồn vã », không biểu lộ tình cảm của mình, nhưng chưa để lòng mình xao động vì ai : « thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt ». Đó là cái vẻ kiêu kì đáng yêu của các cô gái Hà Nội như chính cô đã thú nhận : « chẳng qua là tôi điệu đấy thôi ».
- Cũng như bao cô gái khác, Phương Định rất quan tâm đến hình thức của mình, thích ngắm mắt mình trong gương , cũng ra vẻ kiêu kỳ làm điệu khi xuất hiện một anh bộ đội “nói giỏi” nào đó. - Chỉ cần một cơn mưa đá cũng khiến cô nhớ nhà , nhớ mẹ , nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu
" Là người nhạy cảm nhưng cô lại không hay bộc lộ tình cảm của mình . Ngược lại , cô luôn tỏ ra kín đáo giữa đám đông , tương như kiêu kì .
2. Hồn nhiên
- Cô thích hát , thích bịa lời dù lời bịa ra nhiều khi lộn xộn , ngớ ngẩn đến nỗi cô cũng phải ngạc nhiên , đôi khi bò ra cười một mình . Cô hát trong những khoảnh khắc im lặng khi máy bay trinh sát “ rè rè” trên đầu, khi cơn bão lửa sắp chụp xuống cao điểm. Cô hát để động viên chị Thao, Nho và cũng để tự động viên mình
- Cô đón nhận cơn mưa như một đứa trẻ . Cô reo lên : Mưa đá ! Cha mẹ ơi ! Mưa đá [] , chạy vào [] lại chạy ra , vui thích cuống cuồng [] . Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra , say sưa , tràn đầy . Cô nhớ “cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy cái xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh...”. Cô “vui thích cuống cuồng”, “niềm vui con trẻ lại nổ tung ra, say sưa, tràn đầy”. Tâm hồn của cô vẫn giữ được sự lãng mạn, dịu dàng giữa chiến trường đầy mưa bom bão đạn. Qua đó cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cô gái trong sáng, lung linh như những ngôi sao trên bầu trời lấp lánh. Phương Định và đồng đội là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước.
3. Mơ mộng
- Ánh mắt nhìn xa xăm
- Thích ngồi bó gối mơ màng
- Thích suy nghĩ , mơ về tương lai : trở thành kiến trúc sư, thuyến minh rạp chiếu phim , lái xe gấu ở cảng
4. Phương Định là cô gái luôn quan tâm và yêu mến đồng đội :
- Hiểu đồng đội : Phương Định rất hiểu chị Thao : “ khi biết rằng cái tới không êm ả, chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực” nhưng lại sợ máu , sợ vắt .
-Lo lắng cho đồng đội : Khi Thao và Nho làm nhiệm vụ chưa về , Phương Định gắt lên trong điện thoại khi đơn vị gọi về hỏi tình hình .
-Chăm sóc cho đồng đội : Khi Nho bị thương , Phương Định moi đất , bế lên , rửa vết thương , băng bó , pha sữa , gọi điện báo Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất. Da xanh, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi . Nhưng không ai được khóc trong giờ phút rất cần sự cứng cỏi của mỗi người. Tự dặn long “Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của sự tự nhục mạ” ,
-Phương Định yêu mến tất cả những đồng đội , không chỉ những người trong tổ trinh sát . Đặc biệt , cô dành tình yêu cho tất cả những chiến sĩ mà hang đêm cô gặp trên cao điểm của con đường vào mặt trận . Thật ra, trong thâm tâm của cô “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”.
2. Phương Định là cô gái dũng cảm , có trách nhiệm cao trong công việc
- Xung phong đi làm công việc khó khăn , nguy hiểm : phá bom , mở đường trên cao điểm trọng yếu trong những năm tháng chiến tranh ác liệt .
- Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể đến từng cảm giác , ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát . Mặc dù đây là công việc hang ngày , mỗi ngày tới năm lần đi phá bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác . Khung cảnh và không khí phá bom chứa đầy căng thẳng những vẫn có nét tâm lí rất con gái : Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom , ban đầy cô cũng thấy căng thẳng , hồi hộp : Thần kinh căng như chão , tim đập bất chấp cả nhịp điệu , chân chạy mà vẫn bie61tr rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ . Có thể nổ bây giờ , có thể chốc nữa . Nhưng khi ccam3 thấy có ánh mắt của chiến sĩ đang dõi theo từng động tác của mình , động viên khích lệ thì long dũng cảm tăng lên , lòng tự trọng của cô đã thắng bim đạn : Tôi đến gần quả bom . Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình , tôi không sợ nữa . Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi co thể cứ đàng hoàng mà đi . Lê Minh Khuê miêu tả chân thực , cụ thể đến từng chi tiết , tả chân thực , tạo nên sức gợi tả trong từng câu , từng chữ về cảm giác căng thẳng , sắc nhọn rợn người khi kề cận với cái chết : Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người cứa vào da thịt tôi . Tôi rung mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm . Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng Một dấu hiệu chẳng lành . Tiếp đó là những giây phút căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom . Cô có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Điều cô quan tâm nhất là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?” Mục tiêu trước mắt của Định là phải hoàn thành được nhiệm vụ nhanh chóng và an toàn nhất. Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thanh trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu. Bốn quả bom đã nổ. Thắng rồi !
"Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà cũng thật anh hùng, thật xứng đáng với những kì tích khắc nghi trên những tuyến đường TS bi tráng. Một ngày trong những năm tháng TS của cô là như vậy. Những trang lịch sử TS không thể quên ghi một ngày như thế.
C. ĐÁNH GIÁ CHUNG
- Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện - cô gái TNXP HN - tạo cho truyện có giọng tự nhiên , thoải mái , trẻ trung và có chất nữ tính . Lời kể thường dung những câu ngắn , nhịp nhanh tạo không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường . Ở những đoạn hồi tưởng , nhịp kể chậm lại , gợi nhớ những kỉ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên , nhạy cảm của một cô học sinh thành phố thích mơ mộng . Truyện viết về chiến tranh , có những chi tiết , sự việc về bom đạn , chiến đấu hi sinh nhưng vẫn hướng vào TG nội tâm , làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh .
III. Kết bài
Chiến tranh đã đi qua, nhưng những gì mà Lê Minh Khuê khắc hoạ qua chân dung Phương Định và các cô gái trong tổ trinh sát mặt đường trên cao điểm mãi mãi vẫn song trong lòng người. Bởi họ chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
File đính kèm:
- Đề 1.doc