ĐẶC TRƯNG CỦA THƠ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỂU
TÁC PHẨM THƠ TRONG NHÀ TRƯỜNG
Trần Quốc Hoàn - THPT Lê Hữu Trác II
1. Thơ: quan niệm và phân loại
1.1. Quan niệm về thơ
Thơ là gì? Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về thơ, nhưng rất hiếm định nghĩa đủ sức bao quát được tất cả mọi đặc trưng của thể loại này. Quan niệm dưới đây của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, H, 1999).
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Văn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như thế nào để giúp mình vượt lên ?
Đề 2: Người muốn là mình mà không dám là mình thì sớm muộn cũng đánh mất mình. Bạn có chia sẻ với ý kiến đó không ?
Đề 3: Trong cuộc sống có người khao khát được trở thành thần tượng mà mình yêu thích, nhưng có người lại chỉ muốn trở thành chính mình thôi.
Ý kiến của anh/ chị như thế nào?
Đề 4: Hãy viết bài văn với tựa đề: Con đường phía trước.
3. Cách làm đề văn “mở”
Cũng như các đề làm văn khác, đề mở cũng phải đảm bảo những yêu cầu cần thiết người viết phải quan tâm. Nhưng khác với các dạng đề văn thông thường, trong đề đã bao hàm cả yêu cầu về nội dung và kiểu bài, thao tác nghị luận, đề mở vì tính chất mở nên người làm văn phải tự tìm hiểu. Tuy vậy, dù muốn hay không người ra đề cũng như người viết bài cũng phải nêu được cách hiểu (nhận thức đề) và những ý cơ bản cần phải đạt được trong bài viết. Tức là phải hình thành được hệ thống ý đáp ứng được yêu cầu của đề. Sau đây là một số gợi ý về cách làm đề văn mở.
3.1 Xác định yêu cầu của đề
Vì đặc điểm của đề mở thường chỉ có chỉ dẫn về nội dung nghị luận (Ví dụ: "Vẻ đẹp của truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam"), không có chỉ dẫn về kiểu bài và thao tác lập luận (Chẳng hạn: đề không nêu yêu cầu phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận...), vì vậy người làm văn trước hết phải tiên liệu cho mình các thao tác cần nghị luận. Cần xác định trong bài văn đó sử dụng thao tác nào là chính, thao tác nào là phụ.
Ví dụ, xác định thao tác cho đề văn: "Vẻ đẹp của truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam".
- Giải thích: Thế nào là vẻ đẹp của một tác phẩm văn học và vẻ đẹp của một truyện ngắn?
- Phân tích tác phẩm đề làm sáng rõ vẻ đẹp đó.
- Bình luận về ý nghĩa, tác dụng của vẻ đẹp đó.
3.2. Tìm ý
Phải nhấn mạnh ý ở đây là ý của đề bài đặt ra chứ không phải ý của đối tượng nghị luận (Ví dụ: tác phẩm, hình tượng nghệ thuật được mổ xẻ...). Tất nhiên, có khi ý của đề bài trùng với ý của tác phẩm được đưa ra nghị luận, đó là khi đề hướng tới việc cảm nhận về một tác phẩm độc lập, cụ thể nào đó (Ví dụ: "Vẻ đẹp của truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam"). Cũng là truyện ngắn trên nhưng khi ra đề "Bóng tối và ánh sáng trong thiên truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam", thì ý của đề lại khác, và do vậy cách xây dựng luận điểm cũng như cách phân tích lập luận cho hai đề là rất khác nhau.
Để tìm được ý cho một đề văn, một trong những cách tương đối có hiệu quả là người viết biết đặt ra các câu hỏi và tìm cách trả lời các câu hỏi đó. Việc đặt ra các câu hỏi thực chất là biết soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ, biết lật đi lật lại vấn đề dể tìm hiểu, xem xét kĩ càng, thấu đáo hơn.
Ví dụ: Tìm ý cho đề văn sau: Vẻ đẹp ngôn ngữ qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- Quan niệm thế nào về vẻ đẹp ngôn ngữ thơ?
- Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ trong bài thơ thể hiện trên những phương diện nào?
- Tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ thơ trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của thi phẩm?
Lưu ý: Trong mỗi câu hỏi lớn có thể đặt tiếp các câu hỏi nhỏ để triển khai các ý lớn. Chẳng hạn: Để đặt tiếp câu hỏi nhỏ cho câu hỏi "Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ trong bài thơ thể hiện trên những phương diện nào?":
- Vẻ đẹp của từ ngữ, hình ảnh thơ trong bài thơ?
- Vẻ đẹp của các biện pháp tu từ trong bài thơ?
- Vẻ đẹp của cách hiệp thanh, gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ?
3.3. Lập dàn ý
3.3.1 Giới thuyết
Khi đã có ý rồi, người viết cần biết tổ chức, sắp xếp các ý ấy thành một hệ thống nhằm làm nổi bật đối tượng, vấn đề. Công việc này gọi là lập dàn ý, hoặc xây dựng bố cục, kết cấu cho bài viết.
3.3.2. Các phần trong dàn ý
Thông thường, bài văn có ba phần, mỗi phần có một nhiệm vụ cụ thể.
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng hoặc vấn đề trọng tâm cần làm rõ.
- Thân bài: Triển khai, cụ thể hóa đối tượng và vấn đề trọng tâm đã nêu ở mở bài bằng hệ thống ý được sắp xếp một cách hợp lí.
- Kết bài: Chốt lại vấn đề, nêu suy nghĩ, bài học cho bản thân.
Ví dụ: Đề văn "Vẻ đẹp của truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam".
- Mở bài: Giới thiệu về Thạch Lam và vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của truyện ngắn Hai đứa trẻ.
- Thân bài:
+ Khái niện về vẻ đẹp trong tác phẩm văn học.
+ Biểu hiện vẻ đẹp của truyện ngắn Hai đứa trẻ:
-> Vẻ đẹp thuộc về nội dung.
-> Vẻ đẹp thể hiện qua hình thức nghệ thuật.
-> Mối quan hệ giữa vẻ đẹp nội dung và hình thức trong tác phẩm.
+ Ý nghĩa, tác dụng của vẻ đẹp đó.
- Kết bài: Khái quát vấn đề và nêu ấn tượng sâu sắc về tác phẩm.
3.3.3. Quy tắc sắp xếp ý trong dàn ý
Tùy vào vấn đề, đối tượng cần thuyết phục và cách lập luận mà người viết có thể sắp xếp theo những dàn ý khác nhau. Việc sắp xếp ý cần linh hoạt, nhưng cũng phải tuân thủ một số quy tắc nhất định:
- Các ý lớn phải ngang hàng nhau và cùng làm sáng tỏ cho vấn đề trọng tâm.
Ví dụ: Đề văn "Vẻ đẹp của truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam". Các ý lớn là:
+ Khái niệm về vẻ đẹp trong tác phẩm văn học.
+ Biểu hiện vẻ đẹp của truyện ngắn Hai đứa trẻ.
+ Ý nghĩa, tác dụng của vẻ đẹp đó.
- Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và làm sáng tỏ cho ý lớn. Cần trình bày ý theo một thứ tự tránh trùng lặp ý.
Ví dụ, cũng đề văn trên, các ý nhỏ trong ý lớn: Biểu hiện vẻ đẹp của truyện ngắn Hai đứa trẻ.
+ Vẻ đẹp về nội dung.
+ Vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật.
+ Mối quan hệ giữa vẻ đẹp nội dung và hình thức trong tác phẩm
- Có ý bắt buộc phải trình bày trước rồi mới tiếp tục trình bày ý khác. Đề văn trên: Ý giải thích phải trình bày trước phân tích, sau đó mới bình luận.
- Cần xác định mức độ các ý cho hợp lí. Trong một bài văn, các ý không phải bao giờ cũng đồng đều và được trình bày ngang nhau. Có ý cần nêu kĩ, có ý chỉ cần nói qua, vừa đủ. Đề văn trên: Hai ý giải thích và bình luận không cần nói kĩ bằng ý phân tích.
4. Một số khuyến nghị.
4.1. Hạn chế việc ra đề mở quá đà
Đề mở là một hình thức ra đề phù hợp với thực tế dạy và học hiện nay. Tuy nhiên, không ít thầy cô giáo ra đề "hơi quá đà". Hiện tượng này báo chí đã phản ánh khá nhiều. Có trường hợp giáo viên ra đề không rõ mục đích giáo dục là gì, thậm chí còn kích động những suy nghĩ phản giáo dục trong học sinh. Chẳng hạn đề văn yêu cầu học sinh nhập vai Cám để kể chuyện Tấm Cám. Đây đúng là một đề văn đặt ra một yêu cầu quá khó cho học sinh. Nếu nhập đúng vai Cám, một nhân vật đại diện cho cái ác, tất yếu các em phải tưởng tượng mình là một kẻ ác. Như thế đề văn đã vô tình cho các em suy nghĩ và thể hiện ra cái xấu. Còn khi học sinh không thể hiện Cám là xấu thì có nghĩa là học sinh không hiểu truyện Tấm Cám, và không hoàn thành bài làm.
GS Đỗ Ngọc Thống từng nói rất chí lí: “Cần khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo, mới lạ. Dạy học làm văn trong nhà trường càng phải như thế”. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo: “Dù mới mẻ, khác lạ, mở đến đâu vẫn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ và yêu cầu giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ” (Dẫn theo Tiềnphong Online, ngày 13- 10- 2012).
4.2. Mức độ ra đề mở như thế nào là vừa trong một đề văn?
Đề văn mở có những ưu điểm nhất định. Tuy nhiêu không nên lạm dụng đề mở trong thi cử và kiểm tra môn Ngữ văn. Bởi vì đây là một loại đề khó, nó phù hợp với học sinh giỏi hơn, mà chúng ta biết học sinh giỏi văn không nhiều và không phải tất cả các kì thi đều chọn học sinh giỏi. Vì vậy cho nên trong một đề thi hoặc kiểm tra cụ thể, giáo viên phải biết kết hợp dạng đề thông thường và dạng đề "mở", chứ không phải chỉ ra một loại đề "mở". Nếu đề chỉ có một câu, ví dụ các bài viết theo phân phối chương trình, trường hợp bài viết trước ra đề mở, bài viết sau dành cho đề truyền thống. Nghĩa là giáo viên ra đề phải linh hoạt. Như đã trình bày ở trên, đề mở sẽ khó cho những học sinh có học lực trung bình, nếu chỉ ra đề mở, các em sẽ mất hứng thú học tập môn văn vì thấy nó quá khó. Trường hợp chỉ ra đề truyền thống sẽ dễ gây nhàm chán, không kích thích được học sinh khá giỏi.
Đề mở sẽ rất phù hợp khi cần có sự phân hóa cao để chọn cho đúng chất lượng học sinh khá, giỏi. Do đó giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt.
4.3. Ra đề mở phải kết hợp với việc dạy và học theo hướng "mở"
Để làm được đề văn theo hướng mở, học sinh phải biết tư duy, lập luận thuyết phục, văn phong logic. Không phải tự nhiên mà học sinh làm được như thế. Học sinh phải qua quá trình học tập và rèn luyện, phải được thực hành nhiều, phải như người nông dân cày xới và bừa ải kĩ lưỡng thì mới có vụ mùa bội thu. Học sinh học từ ai? Trong nhà trường trước hết học từ thầy cô, sau đó mới học từ bạn bè, từ các nguồn tài liệu khác. Thầy cô không rèn luyện cho học sinh phương pháp, học sinh sẽ khó mà học được.
Hiệu ứng hai chiều của đề mở không chỉ đòi hỏi học sinh biết tư duy mà còn buộc giáo viên phải đổi mới cách dạy, buộc nhà nước phải biên soạn sách giáo khoa phù hợp. Trước hết đề văn theo hướng mở phải đặt trong hệ thống khép kín của phân môn Làn văn: phải có bài lí thuyết về đề văn mở để hình thành khái niệm kiểu bài; luyện tập các thao tác làm bài văn theo hướng mở và chấm trả bài làm văn theo hướng mở. Trong dạy học, dạy văn là phải khơi gợi được cho học sinh cách cảm thụ vấn đề văn học mang tính sáng tạo, phải khuyến khích học sinh cách cảm, cách nghĩ riêng, không dạy áp đặt, không đọc chép. Thật lí tưởng khi có được giờ dạy học văn thành một giờ trao đổi, bàn luận, định hướng. Để có những đổi mới cần thiết đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện đại, giáo viên cũng phải đổi mới tư duy, phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ. Tuy nhiên, chỉ phía giáo viên là chưa đủ, cải tiến giáo dục phải từ trên xuống, chứ không thể chỉ cá nhân có thể làm thay đổi được cục diện!
Một thực tế hiện nay, không chỉ ở môn Ngữ văn, mà còn diễn ra ở nhiều môn học khác trong nhà trường phổ thông, là học gì thi nấy, đề thi năm nay thế nào tất yếu sẽ kéo việc dạy và học sẽ thay đổi theo. Nếu không thay đổi cách ra đề thi thì đổi mới phương pháp dạy học đã phát động lâu nay chỉ là đổi mới nữa vời. Chính thi cử sẽ tác động trở lại cách dạy và học buộc người dạy phải thay đổi. Giáo viên có "mở" trong cách dạy mới hướng học sinh tới cách "mở" trong suy nghĩ và làm văn được. Đó là một tất yếu.
File đính kèm:
- TL BDTX Văn THPT.doc