Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 10 Trường Tiểu học Bắc Dinh

- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính trọng và biết ơn ông bà.

- Học sinh có kĩ năng đọc trơn toàn bài. Đọc ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.

- Giáo dục học sinh có thái độ biết quan tâm, kính trọng ông bà.

 

doc95 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 10 Trường Tiểu học Bắc Dinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Gọi 2 học sinh nhắc lại cách tính hiệu, sau đó yêu cầu học sinh làm rồi đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. Bài 3: Giải bài toán. GV: Cho học sinh đọc đề bài, nêu tóm tắt. Sau đó cho học sinh làm rồi gọi học sinh chữa bài trên bảng lớp. GV: Nhận xét, sửa sai. 2. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh làm bài tốt./. Luyện Thủ công: Gấp , cắt, dán hình tròn I. Mục tiêu: - Ôn luyện để học sinh có kĩ năng thực hành gấp , cắt dán được hình tròn đúng quy trình kĩ thuật, đẹp. - Học sinh có thái độ yêu thích bộ môn học. II. Đồ dùng: Quy trình gấp bằng hình vẽ. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hướng dẫn học sinh thực hành gấp , cắt, dán hình tròn. GV: Gọi 1 học sinh thao tác lại cách gấp , cắt, dán hình tròn cho cả lớp quan sát. GV: Yêu cầu học sinh nhận xét các thao tác gấp của bạn. GV: Treo tranh quy trình lên bảng, hệ thống lại các bước gấp cho học sinh nhớ. Bước 1: Gấp hình tròn Bước 2: Cắt hình tròn GV: Cho học sinh thực hành theo bàn, giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh còn lúng túng. GV: Thu sản phẩm, đánh giá kết quả thực hành của học sinh. 2 Nhận xét - Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị đồ dùng cho bài sau./. Thứ 6 ngày 01 tháng 12 năm 2006 Chính tả (Nghe viết): Quà của bố I. Mục tiêu: - HS nghe, viết chính xác bài chính tả "Quà của bố". Luyện viết đúng các tiếng có vần iê/yê. Phân biệt cách viết phụ âm đầu dễ lẫn d/gi và thanh hỏi/ thanh ngã. - Học sinh kĩ năng viết đúng, trình bày viết sạch, đẹp. - Học sinh có ý thức giữ gìn sách, vở cẩn thận. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Đọc cho học sinh viết bảng con các từ: yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, múa rối, nói dối. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn nghe - viết: GV: Đọc qua đoạn viết một lần, 2 học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm. GV: Quà của bố đi câu về có những gì? Học sinh nêu nội dung đoạn viết. GV: Bài chính tả có mấy câu? Những chữ đầu câu viết như thế nào? Câu nào có dấu hai chấm? GV: Cho học sinh ghi những tiếng khó vào bảng. Giáo viên kiểm tra bảng học sinh viết , sửa sai. GV: Cho học sinh lấy vở, giáo viên đọc bài. Học sinh nghe viết vào vở. GV: Đọc lại cho học sinh dò bài, sửa lỗi. Thu một số vở chấm. c. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 2: Điền yê/ iê vào chỗ chấm. GV: Cho 1 học sinh đọc yêu cầu của đề bài, cả lớp đọc thầm. GV: Cho học sinh làm bảng con. Giáo viên kiểm tra bảng của học sinh để nhận xét, sửa sai. Bài tập 3: Điền âm d/gi vào chỗ trống. GV: Nêu yêu cầu bài , Sau đó cho học sinh làm bài vào vở rồi gọi đọc kết quả bài làm. Cả lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Tuyên dương những học sinh viết đẹp, làm bài luyện tập đúng. Dặn học sinh về nhà xem lại bài viết, sửa lại hết lỗi./. Tập làm văn: Kể về gia đình I. Mục đích - yêu cầu: - Rèn cho học sinh có kĩ năng nghe và nói về gia đình mình theo gợi ý ở SGK. Biết nghe bạn kể để nhận xét, góp ý. - Học sinh có kĩ năng biết dựa vào những điều đã nói, viết được một đoạn 3 - 5 câu kể về gia đình. Yêu cầu viết rõ ý, dùng từ đặt câu đúng. - Bồi dưỡng cho học sinh có tình cảm thương yêu những người trong gia đình. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi 1 học sinh nhắc lại thứ tự các việc làm khi gọi điện. ý nghĩa các tín hiệu 'tút" ngắn liên tục, "tút" dài ngắt quãng. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: GV: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu và các gợi ý trong bài tập. Cả lớp đọc thầm. GV: Gọi một học sinh khá kể mẫu trước, sau đó gọi tiếp vài học sinh kể. GV: Hướng dẫn cả lớp theo dõi, bình chọn người kể hay. Bài tập 2: GV: Nêu yêu cầu của bài tập. Nhắc học sinh viết lại những điều mình vừa nói ở bài tập 1. Khi viết chú ý dùng từ đặt câu cho đúng và rõ ý. GV: Cho học sinh làm. Sau đó gọi nhiều học sinh đọc bài làm của mình. Cả lớp và giáo viên nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà sửa lại bài viết ở lớp./. Toán: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết thực hiện các phép trừ để lập các bảng trừ: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Biết thực hiện các phép tính trừ đặt theo cột dọc. - Học sinh có kĩ năng đặt tính thành thạo và học thuộc các bảng trừ trên. - Học sinh có ý thức hứng thú trong thực hành toán. II. Đồ dùng: 1 bó que tính (mỗi bó 1 chục que) và 8 que tính rời. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy bài mới: a. Hướng dẫn học sinh lập các bảng trừ: GV: Dựa vào hình vẽ trong SGK nêu bài toán, sau đó hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tương tự bài 14 trừ đi một số để rút ra cách thực hiện phép trừ 15 trừ đi một số. GV: Tổ chức cho học sinh học thuộc bảng trừ 15 trừ đi một số. GV: Tiếp tục cho học sinh thao tác trên que tính để lập các bảng trừ 16, 17, 18 trừ đi một số. GV: Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng các bảng trừ vừa lập được. b. Thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính. GV: Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập. GV: Nhắc lại cách đặt tính và tính kết quả. Sau đó cho học sinh tự làm rồi gọi đọc kết quả bài làm của mình cho cả lớp nghe để nhận xét. Bài 2: Nối theo mẫu. GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện tính kết quả của từng phép trừ rồi sau đó mới nối kết quả với từng phép trừ. Bài 3: Giải bài toán GV: Cho học sinh đọc đề bài, sau đó tự tìm cách giải ghi vào vở. GV: Theo dõi, gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh làm bài đúng, có cố gắng./. Âm nhạc: Học hát Bài: Chiến sĩ tí hon I. Mục tiêu: - Giúp học sinh hát thuộc lời và hát đúng giai điệu, bài ca lời hát. - Học sinh có kĩ năng hát đồng đều, hoà giọng, rõ lời. - Học sinh có thái độ yêu thích bộ môn học. II. Đồ dùng: Thanh phách, song loan III. Các hoạt động dạy- HọC: *Hoạt động 1: Dạy bài hát “Chiến sĩ tí hon”. GV giới thiệu bài hát: Tuổi thơ có nhiều ước mơ thú vị, có một bài hát kể về ước mơ được làm chiến sĩ tí hon. Các em bé mang súng bước theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong tiếng trống rất nhịp nhàng. Đó là bài hát Chiến sĩ tí hon GV: Hát mẫu qua một lần, học sinh chú ý lắng nghe. GV: Cho học sinh đọc lời ca (2 lần). GV: Dạy hát từng câu một, chú ý hướng dẫn HS hát đúng những chỗ lấy hơi. GV: Cho học sinh hát lại vài lần cho thuộc. *Hoạt động 2: Gõ đệm theo phách GV: Dùng thanh phách vừa hát vừa gõ đệm: Kèn vang đây đoàn quân x x GV: Hướng dẫn học sinh làm theo vài lần. GV: Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu. Kèn vang đây đoàn quân x x x x x GV: Cho học sinh hát và gõ theo. GV: Theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho học sinh. GV: Tổ chức cho học sinh lên trình diễn hát trước lớp. GV: Theo dõi, tuyên dương những nhóm làm tốt. *Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Tuyên dương những học sinh có thái độ học tập nghiêm túc. Dăn học sinh về nhà ôn lại lời bài hát, kết hợp tập gõ và vỗ tay theo phách, theo tiết tấu của bài hát./. Luyện Toán: Làm bài tập: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số I. Mục tiêu: - Ôn luyện để giúp học sinh nắm chắc cách thực hiện các phép trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Biết thực hiện các phép tính trừ đặt theo cột dọc. - Học sinh có kĩ năng đặt tính thành thạo và giải toán đúng. - Học sinh có ý thức hứng thú trong thực hành toán. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính. GV: Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập. GV: Nhắc lại cách đặt tính và tính kết quả. Sau đó cho học sinh tự làm rồi gọi đọc kết quả bài làm của mình cho cả lớp nghe để nhận xét. Bài 2: Nối theo mẫu. GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện tính kết quả của từng phép trừ rồi sau đó mới nối kết quả với từng phép trừ. Bài 3: Giải bài toán GV: Cho học sinh đọc đề bài, sau đó tự tìm cách giải ghi vào vở. GV: Theo dõi, gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét, sửa sai. 2. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh làm bài đúng, có cố gắng./. Luyện Tiếng Việt: Luyện tLV: Kể về gia đình I. Mục đích – yêu cầu: - Ôn luyện để học sinh có kĩ năng nghe và nói về gia đình mình theo gợi ý ở SGK. Biết dựa vào những điều đã nói, viết được một đoạn 3 - 5 câu kể về gia đình. Yêu cầu viết rõ ý, dùng từ đặt câu đúng. - Bồi dưỡng cho học sinh có tình cảm thương yêu những người trong gia đình. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: GV: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu và các gợi ý trong bài tập. Cả lớp đọc thầm. GV: Yêu cầu 2 học sinh ngồi cùng bàn tập kể cho nhau nghe, sau đó gọi thi kể trước lớp. Cả lớp theo dõi, bình chọn người kể hay. Bài tập 2: GV: Nêu yêu cầu của bài tập. Nhắc học sinh viết lại những điều mình vừa nói ở bài tập 1. Khi viết chú ý dùng từ đặt câu cho đúng và rõ ý. GV: Cho học sinh làm. Sau đó gọi nhiều học sinh đọc bài làm của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà sửa lại bài viết ở lớp./. Sinh hoạt: Nhận xét cuối tuần I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa. - Nắm nội dung, kế hoạch hoạt động của tuần tới. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp: * Ưu điểm: Các em đã có ý thức trong mọi hoạt động như đi học đúng giờ, có đủ mũ ca lô, phù hiệu, vệ sinh trực nhật sạch sẽ, sinh hoạt đầu giờ, giữa buổi nghiêm túc, có chất lượng. Tham gia tích cực các hoạt động do liên đội tổ chức. * Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm nói trên, lớp còn một số tồn tại sau: một số em chưa nghiêm túc trong giờ học, còn nói chuyện và làm việc riêng. Đến lớp còn thiếu đồ dùng và học chưa thuộc bài như: Trọng, Thái Sơn, Tư Thiệt 2. Kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục thực hiện các nội dung thi đua của đội đề ra. - Tiến hành làm bài thi vẽ tranh theo đề tài Phòng chống bom mìn do Trung ương Đoàn phát động. - Tập luyện các bài hát về chủ đề 22/12. - Duy trì và thực hiện tốt khâu vệ sinh trực nhật, vệ sinh phong quang. - Tiếp tục trồng và chăm sóc công trình măng non của lớp./.

File đính kèm:

  • docTUAN10~1.DOC