1. Kiến thức: HS cần:
-Biết được tác hại của sâu, bệnh; khái niệm về côn trùng và bệnh cây;
-Biết cách bảo quản hạt giống
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-Đọc và xử lí thông tin SGK
- liên hệ thực tế
-Quan sát tranh vẽ
-Nhận biết các dấu hiệu của cây khi bị sâu-bệnh tấn công
3.Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng; tham gia cùng gia đình, địa phương phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 13179 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sâu bệnh hại cây trồng và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Tiết: 11 Ngày soạn: 21/10/2013
SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG VÀ PHÒNG TRỪ
SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG.
1. Kiến thức: HS cần:
-Biết được tác hại của sâu, bệnh; khái niệm về côn trùng và bệnh cây;
-Biết cách bảo quản hạt giống
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-Đọc và xử lí thông tin SGK
- liên hệ thực tế
-Quan sát tranh vẽ
-Nhận biết các dấu hiệu của cây khi bị sâu-bệnh tấn công
3.Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng; tham gia cùng gia đình, địa phương phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
II.Chuẩn bị bài dạy:
1.Chuẩn bị nội dung:
-Nghiên cứu SGK, SGV
-Đọc thêm giáo trình Trồng trọt 1 – sách CĐSP hoặc ĐHSP
2.Chuẩn bị ĐDDH:
-Tranh ảnh:
+ hình 18, 19, 20 – SGK tr28, 29
+Hình 21, 22, 23 – SGK tr31, 32.
III.Phương pháp dạy – học:
Nêu và giải quyết VĐ –làm việc với SGK – quan sát tranh, mẫu ....
IV. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: 1ph
2.Kiểm tra bài cũ: 5 phut
*HS 1Trình bày quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt ?
*HS2: Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép mắt (hoặc cành) ?
3.Bài mới:
*Mở bài: (1 phút)
“Nhất nước, nhì phân, tam cần,tứ giống”.
Hôm nay chúng ta nói đến cần. Một vấn đề trong “cần” là chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Bài này sẽ cung cấp cho các em một số khái niệm về sâu, bệnh, tác hại của nó và biện pháp phòng trừ sâu – bệnh hại cây trồng như thế nào ?
*Phát triển bài:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ SÂU – BỆNH HẠI CÂY TRỒNG (16ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Thông tin bổ sung:
Theo tổ chức Nông –Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) hằng năm trên thế giới có khoảng 12,4% tổng sản lượng cây trồng bị sâu phá hại; 11,6% tổng sản lượng cây trồng bị bệnh phá hại. Riêng lúa: giảm 160 triệu tấn, ở nước ta là 20% tổng sản lượng nông nghiệp
-Hỏi: Sâu bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng ?
-Hỏi: Côn trùng là gì ? Cho VD?
-GV giảng bổ sung:
Giảng: Về vòng đời (1) các kiểu biến thaí (2) các giai đoạn phá hại cây trồng mạnh nhất của côn trùng(3):
+(1)Vòng đời: khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng được gọi là vòng đời của côn trùng
+(2) Các kiểu biến thái: Trong vòng đời, côn trùng trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau, có cấu tạo và hình thái khác nhau. Sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời được gọi là sự biến thái. Có 2 kiểu biến thái: BTKHT và BTHT.
+(3)Côn trùng có thể có lợi hoặc có hại cho cây trồng. Ở BTHT, giai đoạn sâu non chúng phá hại mạnh nhất. Còn ở BTKHT, giai đoạn sâu trưởng thành chúng phá hại mạnh nhất.
-Hỏi: Bệnh cây là gì ? Cho VD minh họa ?
-Hỏi: Nguyên nhân gây nên bệnh cây?
-GV treo tranh H20 SGK và giới thiệu một số dấu hiệu về cây trồng bị sâu bệnh phá hại.
Giảng: Khi cây trồng bị phá hại ta thường thấy cấu tạo, hình thái,nàu sắc.. của cây trồng bị thay đổi:
+Cấu tạo, hình thái: biến dạng lá, gãy cành, thối củ…
+Màu sắc: trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng…
+ Trạng thái: cây bị héo, rũ.
-Yêu cầu nêu được:
+Sâu, bệnh có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây:
Cây trồng bị biến dạng, chậm phát triển
Màu sắc thay đổi
+Khi cây trồng bị sâu bệnh phá hoại -> năng suất cây trồng giảm mạnh, chất lượng nông sản giảm (quả bị sâu, bệnh thường ăn có vị đắng)
-Đáp án:
Côn trùng (sâu bọ) là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu. VD: Bướm, ngài, chân chấu…
-HS dựa vào SGK trả lời.
VD: bệnh héo cây, bệnh vàng lá, bệnh thối củ….
-Nguyên nhân: Do vi sinh vật và điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
-HS quan sát tranh, nghe giảng.
I.Sâu - bênh hại cây trồng:
1/Tác hại của sâu bệnh:
Sâu bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.
2/Khái niệm về côn trùng (sâu bọ) và bệnh cây:
Côn trùng (sâu bọ) là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng.
3/Khái niệm về bệnh cây:
Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do vi sinh vật hoặc do điều kiện sống bất lợi gây nên.
4/Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu – bệnh phá hại:
Khi bị sâu, bệnh phá hại thường màu sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
-GV: Khi tiến hành phòng trừ sâu bệnh, chúng ta cần phải đảm bảo một số nguyên tắc.
->Hỏi: Đó là những nguyên tắc nào ?
-GV cần nhấn mạnh: phòng là chính.
Thông tin bổ sung: phòng là chính vì ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít hoặc không có cơ hội để phát triển. Nếu để đến khi cây bị bệnh thì việc chữa trị là rất khó khăn, tốn kém nhiều.
-Hỏi: Có những biện pháp nào để phòng trừ sâu, bệnh hại CT ?
+Hỏi: Biện pháp anh tác là làm những công việc gì ?
+Hỏi: Thế nào là biện pháp thủ công ?
+Hỏi: Thế nào là biện pháp hóa học ? Nêu ưu và nhược điểm của BP này ?
GV cần lưu ý làm rõ vấn dùng chất độc hóa học có tác động xấu đến con ngươi, vật nuôi, cây trồng, môi trường đất, nước, không khí.
+Hỏi: Thế nào là biện pháp sinh hoc? Ưu điểm của biện pháp này là gì ?
GV cần nhấn mạnh ưu điểm của BP này.
-GV giới thiệu thêm một số BP khác như: Kiểm dịch thực vật, phòng trừ tổng hợp.
-HS dựa vào thông tin SGK trả lời câu hỏi này.
-HS: dựa vào các đê mục trong SGK trả lời
Biện pháp canh tác; BP thủ công; BP hóa học; BP sinh học...
-HS có thể dựa vào bảng trong SGK tr 31 để trả lời.
-Trả lời: đây là biện pháp dùng tay để thực hiện công việc, như: dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ những cành lá bị bệnh...Ngoài ra người ta có thể dùng vợt, bẫy đèn, vợt để diệt sâu hại.
-HS có thể dựa vào SGK tr 31 để trả lời.
-Trả lời:
+BP sinh học là sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim,ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
+Ưu điểm: hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường.
II.Các biện pháp phòng trừ sâu – bệnh hại cây trồng:
1/Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh:
-Phòng là chính, trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
-Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
2/Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:
-Có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh như:
+Biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng, làm đất, xen canh, luận canh...
+Biện pháp thủ công: dùng tay băt sâu, dùng bẫy đèn...
+Biện pháp dùng thuốc hóa học
+Biện pháp sinh học
+Biện pháp kiểm dịch thực vât
-Tùy theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng, trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG(16 ph)
4.Tổng kết và kiểm tra đánh giá: (5ph)
*HS đọc phần ghi nhớ, SGK
*Bài tập: chọn câu trả lời đúng nhất:
Biện pháp nào sau đây là biện pháp sinh vật học:
a.Vệ sinh đồng ruộng, làm đất.
b.Dùng tay bắt sâu, dùng bẫy đèn bắt bướm
c.Dùng thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh
d.Dùng sinh vật hoặc các chế phẩm của sinh vật để tiêu diệt hoặc hạn ché sinh vật gây hại.
5.Hướng dẫn về nhà:( 1ph)
-Trả lời các câu hỏi cuối bài, SGK
-Đọc thêm mục “có thê em chưa biết”
-Chuẩn bị cho tiết thực hành sau:
+Các mẫu phân hóa học thông thường
+Các mẫu thuốc từ sâu, bệnh ở dạng bột, bột hòa tan trong nước, bột thấm nước, sữa.
-Xem trước bài 12 “sâu bệnh hại cây trồng”
V.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CN7,tuần 11.doc