Tiết 39+40 Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi

1- Mục tiêu:

a) Kiến thức:

Học sinh hiểu được vai trò và những yếu tố cần có để chuồng nuôi hợp vệ sinh. Vệ sinh bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

b) Kĩ năng:

Biết được vai trò các biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi, vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi gia đình.

c) Thái độ:

Có ý thức bảo vệ môi trường.

2- Chuẩn bị:

a) Giáo viên:

Phóng to sơ đồ 10, 11, hình 69, 70, 71 SGK

b) Học sinh: Xem bài trước.

3- Phương pháp dạy học: Quan sát, thảo luận, diễn giải.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3362 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 39+40 Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: Ngày: KIỂM TRA 1 TIẾT 1- Mục tiêu: a) Kiến thức: Kiểm tra lại phần kiến thức đã học trong chương II phần chăn nuôi b) Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào bài kiểm tra. c) Thái độ: Trung thực, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. 2- Chuẩn bị: a) Giáo viên: Đề kiểm tra – đáp án b) Học sinh: Ôn tập kiến thức chương I 3- Phương pháp dạy học: Kiểm tra trắc nghiệm và phần tự luận 4- Tiến trình: 4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 4.2- Kiểm tra bài cũ: Không 4.3- Giảng bài mới: 4.4- Củng cố và luyện tập: Thu bài. Kiểm tra lại số bài và số học sinh. 4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Xem chương II - Xem bài: “Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi” 5- Rút kinh nghiệm: CHƯƠNG II QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: Học sinh biết được vai trò của chuồng nuôi trong chăn nuôi. Hiểu được biện pháp kĩ thuật, nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch 2- Kỹ năng: Phân biệt một số loại vacxin và biết cách sử dụng vacxin để phòng bệnh cho gà. 3- Thái độ: Có thái độ sẵn sàng lao động và hình thành lòng say mê, hứng thú học tập. Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và quý trọng nghề chăn nuôi. Tiết: 46 Ngày: 20-4-09 CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI 1- Mục tiêu: a) Kiến thức: Học sinh hiểu được vai trò và những yếu tố cần có để chuồng nuôi hợp vệ sinh. Vệ sinh bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. b) Kĩ năng: Biết được vai trò các biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi, vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi gia đình. c) Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường. 2- Chuẩn bị: a) Giáo viên: Phóng to sơ đồ 10, 11, hình 69, 70, 71 SGK b) Học sinh: Xem bài trước. 3- Phương pháp dạy học: Quan sát, thảo luận, diễn giải. 4- Tiến trình: 4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 7A1----------------- 4.2- Kiểm tra bài cũ: Không 4.3- Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Giới thiệu bài: Hôm nay ta tìm hiểu về chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi. Hoạt động 1: Tìm hiểu về chuồng nuôi: 1- Vai trò của chuồng nuôi: - HS nghiên cứu mục 1 SGK/116 - Chuồng nuôi giúp gì cho vật nuôi? + Tránh mưa, nắng, gió, rét - Mức độ tiếp xúc với vi trùng ký sinh trùng gây bệnh ở con vật nhốt và con vật nuôi thả tự do khác nhau như thế nào? + Nên nhốt hạn chế tiếp xúc - Muốn chăn nuôi số lượng lớn gà nhiều theo kiểu công nghiệp chuồng nuôi có vai trò như thế nào? Ÿ Có thể sử dụng máy móc cho ăn, uống, làm vệ sinh. - Nuôi con vật trong chuồng góp phần giữ vệ sinh môi trường sống như thế nào? + Hạn chế vật thải phân ra làm ô nhiễm môi trường… - HS thảo luận nhóm Thông qua 4 nội dung nêu trong SGK các em thấy câu trả lời nào đúng nhất? (Tất cả 4 nội dung) 2-Tìm hiểu về chuồng nuôi hợp vệ sinh - Yêu cầu quan sát sơ đồ 10 Có mấy yếu tố cấu thành vệ sinh chuồng nuôi? + Có 5 yếu tố, nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, không khí, độ chiếu sáng. - GV: Các yếu tố này có mối quan hệ khắng khít nhau. HS làm bài tập điền khuyết (BT1 SGK/117) HS thảo luận theo nhóm phát biểu + Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng GV: Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh khi xây dựng chuồng nuôi phải thực hiện đúng kĩ thuật, nền chuồng tường bao và mái che và bố trí các thiết bị khác trong chuồng HS xem hình 69 Vì sao bố trí hướng chuồng theo cách (a) là không phù hợp? Ÿ Không tận dụng được ánh sáng mặt trời, mùa đông gió lạnh lùa mạnh rất nguy hiểm cho sức khoẻ vật nuôi. - Tại sao nên làm chuồng quay về hướng Nam hay Đông Nam? HS xem hình 70, 71 - Chuồng một dãy có đặc điểm gì? - Kiểu chuồng hai dãy có đặc điểm gì?. Hoạt động 2: Vệ sinh phòng bệnh + Tầm quan trọng trong chăn nuôi - Em hiểu thế nào là phòng bệnh. + Làm các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc để vật nuôi khoẻ mạnh à vật khoẻ mạnh - Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi là gì? + Phòng bệnh hơn chữa bệnh Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi - Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi làm những nội dung kĩ thuật nào? - Vệ sinh thân thể vật nuôi phải làm những việc gì? I- Chuồng nuôi: 1-Tầm quan trọng của chuồng nuôi: - Chuồng nuôi giúp vật nuôi: + Tránh được những thay đổi của thời tiết + Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh (như vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh …) - Giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học. - Giúp quản lí tốt đán vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh làm ô nhiễm môi trường. 2- Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh: - Nhiệt độ thích hợp - Độ ẩm trong chuồng 60 – 75% - Độ thông thoáng tốt - Không khí: ít khí độc - Độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi. - Hướng Nam hoặc hướng Đông Nam (mát) II- Vệ sinh phòng bệnh: 1- Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi: - Phòng ngừa bệnh tệt - Bảo vệ sức khoẻ - Nâng cao năng suất 2- Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi: a) Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi: - Vệ sinh chuồng nuôi, khí hậu, thức ăn nước dùng cho vật nuôi b) Vệ sinh thân thể vật nuôi - Tắm chải. - Vận động hợp lí. 4.4- Củng cố và luyện tập: 1- Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? (Học sinh nêu) 2- Nêu những tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh (Học sinh nêu) 4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK/118 - Xem bài: “Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi” 5- Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 39-40.doc
Giáo án liên quan