Sáng kiến kinh nghiệm:Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn đá bóng trong trường trung học cơ sở - Vũ Xuân Quang

1- Lý do chọn đề tài

 Nước ta đang bước đầu vào một thế mới với nền công nghiệp hoá và hiện đại hoá mở đầu cho thập kỉ mới và thế kỉ mới đồi hỏi con người thông minh sáng tạo và năng động để làm chủ đất nước. Vì thế mà sự nghiệp giáo dục hiện nay được coi là “ Quốc sách hàng đầu”.Đào tạo nhân tài cho đất nước. Điều này khằng định rất rõ về vai trò và vị trí của người giáo viên, đặc biệt là người giáo viên THCS.

 Năm học 2007- 2008 là năm học thứ năm thực hiện giảng dạy chương trình theo SGK mới. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới cách dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt điều khiển của giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một thủ thuật sư phạm của người giáo viên. Nhận thức được điều đó tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn đá bóng trong trường trung học cơ sở”mà tôi đã áp dụng và theo dõi nhiều năm tại trường PTCS Điền Xá nơi tôi đang công tác.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm:Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn đá bóng trong trường trung học cơ sở - Vũ Xuân Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục huyện tiên yên Trường P.t .c.s điền xá -------------& & -------------- đề cương sáng kiến kinh nghiệm phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn đá bóng trong trường trung học cơ sở Họ và tên : vũ Xuân quang Đơn vị trường : PTCS Điền Xá-Tiên Yên – Quảng Ninh Điền xá,ngày 10 tháng 01 năm 2008 Phần I: Mở đầu: 1- Lý do chọn đề tài Nước ta đang bước đầu vào một thế mới với nền công nghiệp hoá và hiện đại hoá mở đầu cho thập kỉ mới và thế kỉ mới đồi hỏi con người thông minh sáng tạo và năng động để làm chủ đất nước. Vì thế mà sự nghiệp giáo dục hiện nay được coi là “ Quốc sách hàng đầu”.Đào tạo nhân tài cho đất nước. Điều này khằng định rất rõ về vai trò và vị trí của người giáo viên, đặc biệt là người giáo viên THCS. Năm học 2007- 2008 là năm học thứ năm thực hiện giảng dạy chương trình theo SGK mới. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới cách dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt điều khiển của giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một thủ thuật sư phạm của người giáo viên. Nhận thức được điều đó tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn đá bóng trong trường trung học cơ sở”mà tôi đã áp dụng và theo dõi nhiều năm tại trường PTCS Điền Xá nơi tôi đang công tác. 2. Mục đích nghiên cứu. Giúp cho giáo viên & học sinh có phương pháp dạy, học cho phù hợp với phương pháp đổi mới dạy và học của bộ giáo dục đã ban hành thực hiện trên phạm vi cả nước. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng là học sinh toàn khối ở trường THCS, thời gian thực hiện từ tháng 10 năm 2007 trong môn thể dục. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu: phương pháp dạy bài kiến thức động tác từng nội dung cụ thể trong môn thể thao tự chọn môn bóng đá. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Tìm hiểu tài liệu. - Toạ đàm trao đổi với giáo viên trong tổ. - Dự giờ giáo viên khá, giỏi học tập, rút kinh nghiêm. - Tổng hợp và lựa chọn viết. Phần II: Nội dung Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1. Cơ sở lý luận : - Luật Giáo dục quy định mục tiêu “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằn hình thành nhân cách con ngường việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và phát trách nhiệm công dân, lao động , tham gia xây dựng bảo vệ ttổ quốc. - Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học. 2. Cơ sở tâm lý : - Học sinh THCS, trể em đang ở độ tuổi từ 11 – 14 tuổi có mội số đặc điểm tâm sinh lý mà ngường giáo viên cần nắm được. - Lứa tuổi học sinh THCS đã có những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành khả năng tự điều chỉnh trong hoạt động học tập, tính tích cực chung của trẻ, sự sẵn sàng tham gia vào các hoạt động khác nhau, nguyện vọng muốn có các hình thức học tập mang tính chất người lớn. 3. Cơ sở thực tiễn : Do yêu cầu của xã hội ngày nay: Học sinh tốt nghiệp THCS ngoài các yêu cầu chung về phẩm chất đạo đức, chính chị còn phải được giáo dục để trở thành người lao động năng động, sáng tạo thích ứng với mọi sự phát triển đa dạng với tốc độ nhanh của xã hội. Chương II: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Qua nhiều năm thực tế giảng dạy điều mà tôi trăn trở là làm thế nào để học sinh tiếp cận với bộ môn thể dục. Để từ đó có sự yêu thích say mê môn học. Các em đang ở độ tuổi từ 11 – 14 tuổi có mội số đặc điểm tâm sinh lý chưa được cân bằng nên biểu hiện động tác còn nóng ngóng, chân tay còn chưa nhanh nhẹn nên điều khiển các động tác còn khó khăn hoặc thực hiện được nhưng chưa được đẹp, đều. Ngay từ những năm đầu tiên tôi trực tiếp giảng dạy và nhận thấy trong một lớp tỉ lệ học sinh yêu thích môn học còn ít, các em rất sợ môn này chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập cuối năm của học sinh. đặc biệt với từng nội dung bài học. Có thể dẫn ra ví dụ như sau về kết quả tổng kết cuối năm học 2006-2007 như sau: - Tổng số học sinh 126 + Loại giỏi : = 11% + Loại khá : = 46% + Loại TB : = 36% + Loại yếu : = 7 % Chương III: Các biện pháp thực hiện vấn đề nghiên cứu 1- Coi trọng việc bồi dưỡng giáo viên nhận thức đầy đủ về sách giáo viên, thấm nhuần phương pháp, động tác dạy học mới. a- sách giáo viên. Được viết theo chương trình của Bộ giáo dục đào tạo ban hành kèm theo quyết định số 03/2003/QD ngày 24/01/2002 với quan điểm nổi bật: giảm tính kinh viện, tăng tính ứng dụng, ưu tiên cung cấp sớm các kiến thức giàu tính ứng dụng sát với thực tế. b- Phương pháp giảng dạy mới. Đổi mới phương pháp dạy học mới là tích cực hóa hoạt động của người học. Cốt lõi của việc đổi mới là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 2- Bồi dưỡng “ Quy trình soạn bài”: a- Nghiên cứu tài liệu: Trước khi soạn bài giáo viên phải phải đọc kĩ sách giáo viên, các tài liệu => xác định đúng kiến thức cơ bản của tiết học đẻ áp dụng phương pháp dạy học tích cực. b- Nội dung bài soạn: Giáo viên phải chú ý tập trung vào hoạt động họp tập của học sinh: dạy mục này học sinh phải quan sát gì ? Phải thực hiện động tác như thế nào? phải tổ chức hoạt động ra sao? Học sinh phải luyện tập động tác => rút ra động tác cơ bản nhất. 3- Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng dạy môn tự chọn đặc biệt là môn bóng đá: a- Hoạt động dạy học từng động tác, nhịp điệu của bài b- Đặc điểm của từng động tác. c- Hoạt động của thầy đưa ra đối với trò phải rễ hiểu, động tác thị phạm chuẩn xác. Phần III: Kết luận và khuyến nghị. I.Kết luận: - Kết quả sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên và các trang thiết bị dạy học mới. - Đề xuất ý kiến khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy sách mơi. II. Khuyến nghị Trên đây là dự kiến đề sáng kiến kinh nghiệm của tôi, để đề tài này có chất lượng cao tôi rất mong được sự đóng góp của các đồng chí cán bộ chuyên môn Phòng giáo dục, cùng bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Điền xá, ngày1 0 tháng 01 năm 2008 người viết đề tài Vũ Xuân Quang

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem mon the duc(1).doc
Giáo án liên quan