Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu - Trần Thị Nga

- Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách người công dân, người lao động tương lai, chuẩn bị cho các em về các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và lao động để tiếp tục học lên trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động và tiếp tục học theo nhu cầu và nguyện vọng bằng những hình thức thích hợp.

 - Chính vì vậy, giáo dục tiểu học được coi là một bậc học. Bậc học này làm nền tảng không những cho hệ thống giáo dục phổ thông mà còn cho hệ thống giáo dục quốc dân.

 - Năm học 2007-2008 là năm thứ hai thực hiện cuộc vận động hai không với 4 nội dung “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp” . Điều đó cho chúng ta thấy được kết quả nền giáo dục hiện nay của nước nhà. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn vào sự thật và thực hiện nghiêm túc việc dạy thật, học thật.

 - Muốn đạt được mục tiêu thì người làm công tác giáo dục không thể không trăn trơ, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp tối ưu, khả thi để xây dựng kế hoạch giảng dạy và thực hiện một cách có hiệu quả.

 Vì vậy việc khắc phục tình trạng học sinh yếu là việc làm cần thiết và là vấn đề mà xã hội quan tâm.

 Vì thế với lòng yêu nghề mến trẻ trong suốt 13 năm công tác giảng dạy, bản thân tự đúc rút kinh nghiệm và đầu tư, suy nghĩ tìm ra “Một số kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu cho học sinh lớp 1 trường TH Tân Phú B năm học 2007-2008”.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu - Trần Thị Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu từ dòng kẽ thứ 2, đưa bút tạo nét khuyết trên nối liền nét móc dưới, điểm cuối chấm dứt tại dòng kẽ thứ 2. + Bằng ngón tay viết trong không trung, viết trên mặt bàn nhiều lần cho định hình trong óc trước khi viết chữ vào bảng con. + Cho các em viết nhiều vào bảng con trước khi viết vào vở. + Song song với rèn đọc, rèn luôn viết. Ví dụ: các em đọc được âm đó là âm h , tôi hỏi: con chữ h được viết bằng nét nào đây?( đưa chữ mẫu). Nếu các em không trả lời được, tôi gợi mở cho các em biết (1 nét khuyết trên và 1 nét móc hai đầu), em hãy thử viết xem, cô chắc chắn rằng em sẽ viết được. Và điều này được lập lại nhiều lần cho đến khi các em viết được theo yêu cầu của tôi. + Cho các em viết vừa sức, tạo sự tự tin và thoải mái. + Dùng sợi dây cho các em thi đua bắt thành hình những con chữ, rồi từ đó viết ra bảng con + Cho các em tô thêm tập tô, viết vào bảng con nhiều lần lúc ở nhà. Các em đã dần dần viết được. * Phụ đạo Toán : + Tạo cho mỗi em một bộ đồ dùng để học số, ngoài que tính ra còn bằng các hình ảnh sinh động, gần gũi.Ví dụ: cắt 10 con cá, 10 bông hoavà các số từ 1- 10 trong bộ đồ dùng học Toán. + Một số tranh số lượng ô tô, con vịt, bông hoa + Hướng dẫn các em tự quan sát, tự thao tác trên đồ dùng học tập, tự đếm, tự nhận biết số lượng, tìm ra con số ứng với số lượng đó. Ví dụ : Dạy học sinh hình thành số 5, HS quan sát tranh ( có vẽ 5 ô tô, hoặc 5 con vịt), lấy ra 5 que tính, 5 hình vuông Hs đếm 1,2,3,4,5 và kết quả cuối cùng của đếm là “năm”, dẫn đến có số “5” + Cũng từ những ĐDHT đó, khi các em đã hình thành được chắc chắn các con số theo từng giai đoạn, giúp các em tính toán trong các phạm vi, khắc sâu bằng cách cho nhiều bài tập thông qua trò chơi, đố vui và cả học thuộc lòng.Và cuối cùng đạt đến mức tự các em tư duy bỏ qua dụng cụ trực quan ( không còn đếm). * Tóm lại, với các cách thức trên không phải dễ dàng các em làm được ngay, mà đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại và đôi lúc tôi cứ nghĩ mình đang chơi cùng các em, còn các em đôi khi đang bị tôi kiểm tra mà không hề hay biết. III/ KẾT LUẬN: Qua những tháng ngày quyết tâm đưa lớp đi lên với những bước đi như thế, lớp học tôi sôi nổi hẳn lên so với buổi ban đầu. Các em được tôi tập trung phụ đạo có biểu hiện tiến bộ rất rõ nét, thoát khỏi việc tự ti, mặc cảm, phấn khởi và phấn đấu tiếp tục vươn lên trong học tập, giờ đây các em không còn ý nghĩ lo sợ rằng mình học thua kém bạn ( mặc dù một vài em cũng còn đánh vần khi đọc) Đến giữa học kì II, các em đã có thể đọc, viết, tính toán được tuy còn hơi chậm. Đến nay hầu hết các em đã tập chép được một đoạn văn, đọc được các bài tôi dạy qua, biết cộng, trừ trong phạm vi 100, một số em đã tiến vào hàng học sinh khá, giỏi(Hằng, Hy, Trinh, Thanh, Hạnh). Riêng chỉ còn em Quang, tay em mềm như tay em bé có lúc con chữ cũng chịu nằm yên trên dòng kẽ, còn đa số nó cứ “nhảy múa” trong ô vở. Tỷ lệ học sinh yếu giảm đáng kể so với đầu năm học. Cụ thể như sau : Thời gian Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Yếu TS % TS % TS % TS % Giữa HKI 38 5 13.1% 8 21.1% 12 31.4% 13 34.4% Cuối HKI 38 13 34.4% 16 42.1% 6 15.7% 3 7.8% GiữaHKII 38 15 39.5% 14 36.8% 7 18.4 2 5.3% Kết quả trên đã phần nào đánh giá được thành quả của bản thân đã làm được. Mặc dù tới nay lớp vẫn còn 2/38 học sinh yếu là em Quang và em Thiên (tỉ lệ 5.3%), nhưng bản thân tôi sẽ quyết tâm phụ đạo cho các em trong hè để các em có đủ khả năng lên lớp. IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM : - Bước 1: Nguyên nhân vì sao các em học yếu? (Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tâm lí của từng em). - Bước 2: Các em yếu môn nào? Mức độ tiếp thu bài ra sao? (Tiến hành phân loại học sinh yếu). Bước 3: Cách thức phụ đạo đối với từng phân môn( Kết hợp phương pháp với đồ dùng trực quan phong phú và hình thức tổ chức) - Thường xuyên thông báo kết quả học tập về cho gia đình, nhất là những kết quả tiến bộ của từng em để gia đình phấn khởi mà quan tâm đến việc học của con em nhiều hơn, để các em tìm thấy niềm vui về thành quả học tập của mình mà tích cực, tự giác, chủ động vươn lên trong học tập. - Cần nhiệt tình giảng dạy thương yêu học sinh, gần gũi với phụ huynh học sinh , giúp các em học tập càng ngày càng tiến bộ, đó là mục tiêu mà người làm công tác giảng dạy cần hướng đến. Trên đây là một vài kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, mong rằng các đồng nghiệp, các cấp xét duyệt góp ý để tôi càng hoàn thiện hơn. Tân Phú, ngày 5 tháng 5 năm 2008 Người thực hiện Trần Thị Nga Đánh giá, nhận xét của tổ : . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Đánh giá của HĐKH trường : . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Đánh giá của HĐKH Phòng giáo dục : . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docSKKN.- NGA.doc
Giáo án liên quan