Câu 1 :
- Nông nghiêp : * Đối tượng lao động :đồng lúa.
* Tư liệu lao động : máy cày, máy gặt.
- Xây dựng : * Đối tượng lao động : cát, xi-măng.
* Tư liệu lao động :xà-beng, búa.
Câu 2 :
- Những điều kiện khách quan, chủ quan để người có sức lao động thực hiện quá trình lao động : môi trường lao động, đối tượng lao động.
Câu 3 :
Bởi vì :
- Giáo dục đào tạo : có nhiều tri thức, dân trí cao và làm được trong nhiều ngành nghề.
- Khoa học và công nghệ : hiện đại hóa đất nước và theo kịp các nước tiên tiến khác. nước nhà phát triển đời sống nhân dân ấm no.
Câu 4 : Những nội dung cơ bản của phát triển kinh tế :
- Sự tăng trưởng kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ.
- Công bằng xã hội.
Câu 5 :
Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với :
- Cá nhân : có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no; có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ và phát triển toàn diện.
- Gia đình : thực hiện tốt các chức năng của gia đình như chức năng kinh tế, chức năng sinh sản - Xã hội : tăng thu nhập quốc dân, giảm tệ nạn xã hội, củng cố an ninh quốc và phát triển văn hóa giáo dục.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt Giáo dục công dân Lớp 11 - Phần 1: Công dân với kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung lớn hơn cầu, giá bán thấp hơn giá trị và ngược lại.
- Người tiêu dùng : giảm nhu cầu mua các mặt hàng khi cung nhỏ hơn cầu và giá cá cao, và ngược lại.
BÀI 6 : CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ
-------------------
Câu 1 : Trình bày khái niệm và nội dung cơ bản của CNH – HĐH ở nước ta. Tại sao Đảng và Nhà nước ta lại chủ trương CNH phải gắn liền với HĐH.
1.- Khái niệm : CNH – HĐH là chuyển đổi cơ bản các hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ, và quản lý từ lao động thủ công thô sơ sang lao động tiến tiến hiện đại nhằm tăng năng suất lao động xã hội cao.
2.- Nội dung : a.- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trước hết bằng việc cơ khí hoá nền sản xuất XH trên cơ sở áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại. b.- Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả
c.- Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN
3.- CNH phải gắn liền với HĐH là vì : CNH là biến đổi cơ bản lao động thủ công thành lao động tiên tiến hiện đại, nhưng nếu dừng lại ở chổ này thì CNH không có giá trị mà chúng ta phải áp dụng CNH đó vào các ngành sản xuất, lưu thông, dịch vụ, quản lý thì sự CNH đó mới thật sự đúng nghĩa và đem lại lợi ích cho đất nước. Việc áp dụng CNH vào các mặt của đất nước ta gọi đó là HĐH, do đó CNH phải gắn liền với HĐH.
Câu 2 : Tại sao CNH – HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
CNH – HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở nước ta được bắt nguồn từ tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn toàn diện có ý nghĩa quyết định của CNH – HĐH :
1.- Tính tất yếu khách quan :
a.- Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật của CNXH
b.- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỷ thuật công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.
c.- Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH.
2.- Tác dụng của CNH – HĐH
a.- Tạo điều kiện để phát triển LLSX và tăng năng suất LĐ xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
b.- Tạo ra LLSX mới làm tiền đề cho việc củng cố quan hệ SX- XHCN tăng cường vai trò của Nhà nước XHCN, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa công nhân, nông dân trí thức.
c.- Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hoá mới XHCN nền văn hoá tiên ti61n đậm đà bản sắc dân tộc.
d.- Tạo cơ sở vật chất kỷ luật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và tăng cường quốc phòng anh ninh.
Câu 3 : Là một công dân em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta.
a.- Nhận thức đúng đắn về sự cần thiết khách quan và tác dụng to lớn của CNH – HĐH đất nước, một nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH
b.- Xây dựng cho bản thân động cơ, quyết tâm, phương pháp học tập góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.
c.- Biết lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng ra sức học tập nắm bắt kỷ thuật công nghệ để sau khi ra trường phục vụ trực tiếp sự nghiệp CNH – HĐH
BÀI 7 : THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC.
------------
Câu 1 : Trình bày khái niệm và căn cứ xác định thành phần kinh tế
Khái niệm và căn cứ xác định thành phần kinh tế là : kiểu tổ chức, quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu về TLSX nhất định.
Câu 2 : Phân tích tính tất yếu khách quan và lợi ích của nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta.
a.- Tính tất yếu khách quan : Để lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất, nền kinh tế nước ta tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế.
b.- .Lợi ích của nền KT nhiều thành phần
* Cho phép khai thác và phát huy các nguồn vốn và kinh nghiệm của mọi thành phần kinh tế
* Tạo thêm nhiều việc làm nhờ đo ựgóp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
* Giảm tỉ lệ thất nghiệp , tăng thu nhập
* Nâng cao đời sống cho người lao động và góp phần giảm các tiêu XH khác.
Câu 3 : Trình bày nội dung và vai trò của các thành phần kinh tế ở nước ta.
1.- Kinh tế Nhà nước : Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu Nhà nước về TLSX như các oanh nghiệp Nhà nước, tài nguyên thiên nhiên, vốn Nhà nước góp phần vào các doanh nghiệp. Nền kinh tế này giữ vai trò chủ đạo là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và 9liều tiết vĩ mô nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
2.- Kinh tế tập thể :Là thành phần KT dựa trên hình thức sở hữu tập thể về TLSX. KT tập thể cùng với KT Nhà nước họp thành nền tảng của chế độ mới XHCN
3.- Kinh tế cá thể, tiểu chủ : Là thành phần KT dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về TLSX và lao động của bản thân người LĐ. KT cá thể, tiểu chủ có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình của từng người LĐ
4.- Kinh tế tư bản tư nhân : Là kiểu quan hệ KT sản xuất kinh doanh dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX và dựa vào LĐ làm thuê. Nền KT này có vai trò đáng kể trong việc phát triển KT thị trường, giải quyết việc làm cho người LĐ, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng KT của đất nước.
5.- Kinh tế tư bản Nhà nước : Đây là thành phần KT dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa KT Nhà nước và tư bản tư nhân trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh. Dây là thành phần KT có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý
6.- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài : Đây là thành phần KT có vốn 100% của nước ngoài. Thành phần KT này có quy mô vốn lớn, có trình độ quản lý và trình đô công nghệ cao đa dạng về đối tác thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 4 : Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần đã đặt ra trách nhiệm gì cho các em với tư cách là một công dân khi đang học và khi hướng nghiệp
Trách nhiệm của học sinh :
* Vận động bố mẹ và người thân trong gia đình đầu tư vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất – kinh doanh trong các thành phần kinh tế, các ngành nghề và mặt hàng mà không bị pháp luật cấm
* Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành có các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân sau khi tốt nghiệp.
Câu 5 : Phân tích vai trò chức năng và công cụ quản lý kinh tế mà Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế nước ta hiện nay
a.- Vai trò quản lí kinh tế của nhà nước Nhà nước XHCN có vai trò quản lí kinh tế chủ yếu sau :
* Quản lí trực tiếp các doanh nghiệp KT thuộc khu vực KT NN với tư cách là người chủ sở hữu.
* Quản lí và điều tiết vĩ mô nền KT thị trường đảm bảo cho nền KT thị trường mà nước ta chủ trương xây dựng phát triển đúng hướng XHCN.
b.- Chức năng và công cụ quản lí kinh tế của nhà nước :
@ Chức năng định hướng phát triển nền KT: Mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ, văn minh
@ Vạch hành lang pháp lí,trật tự kĩ cương của nền KT: Thông qua pháp luật được ban hành,các chú kinh tế , các công dân dựa vào đó thực hiện các hoạt động, hất là hoạt động SX_KD => Cơ quan luật pháp căn cứ vào đó để thực hiện, kiểm tra và xử lí việc thi hành pháp luật.
@ Điều tiết vĩ mô nền KT thị trường : Kinh tế thị trường có 2 mặt của nó là tích cực và hạn chế, đòi hỏi phải có sự điều tiết của nhà nước bằng lực lượng vất chất, chính sách và cơ chế kinh tế thích hợp.
@ Chức năng công bằng xã hội : Nhà nước thực hiện chức năng này thông qua các chính sách phân phối thu nhập và các chính sách xã hội khác nhằn phát huy nhân tố con người .
Câu 6 : Tại sao phải tăng cường vai trò và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước? Theo em muốn tăng cường cần có những giải pháp nào?
a.- Phải tăng cường vai trò và nâng cao hiệu lực quản lý KT của Nhà nước là vì : Ở nước ta, để phát triển KT thị trường có hiệu quả và đúng định hướng XHCN, đồng thời để phát huy vai trò tích cực, khắc phục những mặt hạn chế của KT thị trường, Nhà nước không thể không điều tiết và quản lý nền KT
b.- Giải pháp :
* Đổi mới công cụ kế hoạch hoá, pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí kinh tế theo hướng: Đồng bộ, khuyến khích và thúc đẩy SX KD.
* Tăng cường lực lượng vật chất của nhà nước để điều tiết thị trường
* Cải cách bộ máy hành chính NN, chế độ công chức theo hướng tinh gọn, có năng lực, trong sạch và vững mạnh .
BÀI 8 : MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH
--------------
Câu 1 : Thế nào là hình thức tổ chức SX – KD của doanh nghiệp? Căn cứ vào đâu để xác định hình thức tổ chức SX – KD của doanh nghiệp? Lấy ví dụ các hình thức tổ chức SX – KD của doanh nghiệp ở địa phương mà em biết để minh hoạ.
1.- Hình thức tổ chức SX – KD là khái niệm dùng để chỉ các oanh nghiệp thuộc các thành phần KT, thực hiện các chức năng SX – KD trong tất cả các ngành KT của nền KT quốc dân.
2.- Căn cứ vào :
· Hình thức sở hữu về TLSX và theo đó là các thành phần KT tương ứng
· Chức năng và nhiệm vụ mà doanh nghiệp thực hiện.
· Điều kiện SX – KD (quy mô, trình độ kỷ thuật, công nghệ)
3.- Ví dụ : ( Tự cho.)
Câu 2 : Phân tích vai trò của các hình thức tổ chức SX – KD của doanh nghiệp.
a.- Các hình thức tổ chức SX – KD của doanh nghiệp
1.- Doanh nghiệp Nhà nước : Tương ứng với thành phần KT Nhà nước.
2.- Doanh nghiệp tập thể : Tương ứng với thành phần KT tập thể .
3.- Doanh nghiệp tư nhân : Tương ứng với thành phần KT cá thể – tiểu chủ và thành phần KT tư bản tư nhân.
4.- Doanh nghiệp liên doanh : Tương ứng với thành phần KT tư bản Nhà nước
5.- Doanh nghiệp có vốn nước ngoài : Tương ứng với thành phần KT có vốn nước ngoài.
b.- Vai trò của các hình thức tổ chức SX – KD
1.- Trực tiếp SX hàng hoá, dịch vụ ; biến các các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các chỉ tiêu KT từ lhả năng thành hiện thực sinh động.
2.- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH – HĐH, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
3.- Góp phần hình thành và phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN, làm thay đổi quan hệ cung cầu theo hướng có lợi cho SX, tăng việc làm, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
File đính kèm:
- giai bai tap GDCD 11.doc