Dạy học thể dục là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục và giáo dưỡng cho thế hệ trẻ để các em có được những kiến thức văn hóa thể chất, sức khỏe và tri thức văn hóa khoa học kỹ thuật để áp dụng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.
giáo dục thể chất trong nhà trường góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển thể chất, rèn luyện ý trí, phẩm chất đạo đức, độc lập tự chủ sáng tạo, năng động trong tổ chức các hoạt động, tạo động lực cho các em xây dựng kế hoạch tổ chức, đổi mới, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin hơn trong việc làm của mình.
Dạy học thể dục hướng học sinh làm trung tâm, tăng cường các hoạt động rèn luyện sức khỏe ( Kể cả học tập và rèn luyện trên lớp, cũng như việc hoạt động ngoại khóa, ở nhà). Vì vậy, việc tổ chức và điều hành giờ học có một tầm quan trọng, bảo đảm đúng, đầy đủ nội dung, kế hoạch của giáo án của từng tiết học, đảm bảo lượng vận động( Số lần, khối lượng, cường độ vận động), trách được sự vận động quá sức, hợp lí hóa điều kiện cụ thể của từng trường về dụng cụ, sân tập, trách được điều kiện thời tiết xấu, bảo đảm an toàn trong giờ học.
22 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và phát triển khả năng tự tổ chức - Điều khiển của học sinh trong giờ học thể dục - Phạm Ngọc Hoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV có được nhiều thời gian hơn hơn để sửa ký thuật cho học sinh, khi các em đã điều khển được và tốt.
Khi các em đã hoàn thành nội dung ném bóng về lượng vận động, thời gian, các em di chuyển đội hình cất bóng có trất tự, xếp thành 2 hàng dọc mỗi nhóm ( Lớp chia thành 2 nhóm nam và nữ) để học bật nhảy ( 2 nhóm có 2 em khác điều khiển có sự phân công trước), thực hiện theo đội hình nước chảy thứ tự có trật tự,
HS rất tập trung tập luyện theo sự điều khiển của bạn. bảo ban, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình về kỹ trhuật, số lần, thời gian, vì các em có suy nghĩ: HS chỉ huy cố gắng điều khiển hoạt động để đạt kết quả cao, còn các em khác được đóng góp ý kiến, kinh nghiệm của mình, giúp đỡ bạn để hoàn thành nhiệm vụ, HS hạn chế nhiều việc nói chuyện, làm việc riêng, đùa nghịch, không lộn xộn để trách làm ảnh hưởng đến kết quả điều khiển của bạn mình.
GV có nhiều thời gian để quan sát sửa chữa kỹ thuật cho HS.Đặc biệt làm những học sinh yếu. GV có nhiều thời gian để giảng dạy cho những HS yếu được nhiều hơn.
Sang nội dung chạy bền, HS điều khiển cũng phân cách được các tốp chạy, làm tốt được cho các bạn xuất phát chạy trật tự, thứ tự. và việc thả lỏng sau khi chạy bền và kết thúc giờ học.
3. Những kết quả thu được.
Năm học 2009 – 2010, tôi đã thực hiện dạy thực nghiệm trên 3 lớp khối 7 với 3 cách thức tổ chức như sau:
Lớp 7A: Học sinh luân phiên điều khiển hoạt động lớp học.
Lớp 7B: Lớp trưởng điều khiển, HS luân phiên điều khiển nhóm học tập.
Lớp 7C, 7D,7E: Lớp trưởng điều khiển lớp, nhóm trưởng điều khiển nhóm.
Kết quả cho thấy: ( Ở lớp 7A)
Nhận xét
Thời điểm
Ý thức, thái độ
Hoạt động và tập luyện
Nhân cách
Thời gian hoàn thành nhiệm vụ
Lúc đầu áp dụng thực hiện tổ chức diều khiển
Ngại, lo sợ, né tránh, mất bình tĩnh.có ý thức chú ý, xây dựng
Lúng túng, hạn chế các nội dung, không sáng tạo.
Có sự đoàn kết, giúp đỡ học hỏi bạn bè
Mất nhiều thời gian, lượng vận động.
Nửa học kì I
Tích cực nhận nhiệm vụ, tự giác, tự tin hơn, có sự linh hoạt chủ động.
Có sáng tạo trong HĐ,
Yêu thích công việc của mình, đoàn kết, giúp đỡ hơn, hòa đồng vào nhiệm vụ.
Đủ thời gian
Cuối học kỳ I và học kì II
Tích cực, chủ động, hay say, tự tin
Mạnh dạn, tìm tòi, sáng tạo, ham hiểu biết.
Yêu thích, đoàn kết, tích cực hoạt động
Đủ khối lựợng vận động theo đúng thời gian
Kết quả thu được cuối học kì I: ( của các lớp)
Lớp
Sĩ số
Tự giác, tích cực
Tự tin, mạnh dạn, sáng tạo
Lo sợ, thiếu tự tin
Tiếp thu thực hiện động tác ( Khá và tốt)
7A
37
37
35
2
35
7B
36
30
25
11
25
7C
36
20
10
26
17
7D
34
22
11
23
19
7E
38
24
12
26
20
Với những kết quả trên cho thấy, việc các em chủ động các hoạt động của mình khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, các em đạt được kết quả cao hơn so với các em thực hiện theo thụ động. chất lượng của các hoạt động theo hướng tăng cao, đáp ứng được lượng vận động theo thời gian cụ thể, mạnh dạn hơn, có tính sáng tạo, linh hoạt, đoàn kết trong tập thể, cùng nhau xây dựng, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Tôi cũng đã phát phiếu thăm dò HS, tìm ra các phương án nhằm giúp các em có tính sáng tạo mới ở 37 HS lớp 7A, các nhóm trưởng các lớp, và các lớp trưởng, với các nội dung sau:
Câu 1. Trong giờ học thể dục, em lựa chọn hình thức nào để cho giờ học phong phú, phát huy được năng lực, sáng tạo của các em
a. Lớp trưởng tổ chức - điều khiển hoạt động của lớp.
b. luân phiên các thành viên trong lớp được tổ chức - điều khiển.
Câu 2: Khi giao nhiệm vụ tổ chức – điều khiển hoạt động lớp, nhóm em cảm thấy?
a, lo sợ. b, bình thường. c, tự tin.
Câu 3: Nếu em được giao hướng dẫn tập bài tập thể dục giữa giờ cho toàn trường khi đã được thầy hướng dẫn, em có tự tin làm được không?
a, Có b, Không.
Kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Câu 1
Câu 2
Câu 3
a
b
c
a
b
c
a
b
7A
37
3
33
1
1
11
25
35
2
Lớp trưởng, nhóm trưởng các lớp khác
15
2
11
2
5
7
3
2
13
So sánh cho thấy: ở các lớp GV giao nhiệm vụ cụ thể trong điều hành hoạt động lớp các em có khả năng tự tin, mạnh dạn hơn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ hơn các lớp có tổ chức nhưng ít và các lớp dạy theo phương pháp trên.
Kết quả chất lượng tổ chức - điều khiển học kì I của lớp 7A, khi áp dụng thực hiện giao nhiệm vụ yêu cầu cho học sinh tổ chức- điều khiển hoạt động:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
7A
37
21/37= 57.7%
14/37= 37.8%
2/37= 4.5%
0
Có chất lượng giáo dục chung cao hơn so với các lớp còn lại không thực hiện hoặc chỉ áp dụng ở một phần nhỏ của lớp theo phương pháp này.
4. Phương pháp nhân rộng, và khả năng trong thực tế.
Với phương pháp tổ chức giờ học thể dục trên, GV tổ chức cho học sinh làm tốt các hoạt động trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong các cuộc vui chơi tập thể do nhà trường tổ chức, làm chủ các hoạt động đó theo yêu cầu giáo dục chung. Các em cũng xây dựng cho mình kế hoạch trong học tập, sinh hoạt ở nhà, các hoạt động TDTT khác ngoài nhà trường.
PHẤN III. KẾT LUẬN.
1. Bài học kinh nghiệm.
Thông qua việc nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm ở lớp 7A tôi rút ra nhiều bài học kinh nghiệm như sau:
- Khả năng tổ chức- điều hành của học sinh rất phong phú, đa dạng. Tạo điều kiện cho học sinh tổ chức- điều khiển hoạt động luân phiên là tạo ra sự tự tin, mạnh dạn, phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh. Nâng cao được hiệu quả chất lượng học tập của học sinh.
- Định hướng nhiệm vụ, yêu cầu nội dung bài học được cụ thể, chi tiết bảo đảo được các nhiệm vụ: giáo dục tổ chất thể lực, kiến thức về TDTT theo chương trình, giáo dục về đạo đức, hình thành nhân cách, tạo động lực thúc đẩy các khả năng khác của học sinh.
- GV bổ sung thêm cho mình về kế hoạch giảng dạy chung, tao ra mối quan hệ tốt giữa thầy với trò, giữa trò với trò trong giảng dạy, học tập. Nếu như GV tổ chức không chu đáo, phân công nhiệm vụ không cụ thể, thì tạo ra cho học sinh hoạt động không cao, các em đánh giá chưa sát thực với khả năng của mình, chất lượng của giờ học đơn điệu, nhàm chán trong tư tưởng học sinh. Vì vậy, xây dựng kế hoạh tổ chức, nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng, GV là nguồn động lực, là chỗ dựa cho học sinh làm tốt các hoạt động, luôn đặt ra những yêu cầu, tạo ra cho học sinh những tình huống, để hướng học sinh vào các bài toán cấn được giải quyết theo các cách riêng của mình sao cho bài toán đó có một kết quả duy nhât.
Qua 1 năm giảng dạy áp dụng việc cho học sinh luân phiên điều khiển lớp học tập trong giờ học thể dục, tôi thấy:
Ưu điểm:
- Các em tập trung chư ý, lo lắng việc học tập và điều khiển của mình, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập nhiều hơn.
- Các em có nhiều thời gian chuẩn bị công việc, đưa ra các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của mình, đây cũng là biện pháp giúp HS tăng cường học tập và rèn luyện ở nhà.
- Phát triển được tư duy, sáng tao, sự mạnh dạn, tự tin của HS, phát triển tính tích cực, chủ động của HS trong học tập, nâng cao hiệu quả giờ học.
- Gv có nhiều thời gian hơn để giúp đỡ các em học yếu, nâng cao khả năng vận động đáp ứng được yêu cầu của chương trình học.
Hạn chế:
- Thời gian đầu tư xây dựng và phát triển khả năng tự tổ chức – điều khiển hoạt độc học của học sinh nhiều, tỉ mỉ, chi tiết, nhất là đầu năm học.
- Một số HS học yếu, năng lực hạn chế, nên công tác luân phiên điều khiển hoạt động học, đánh giá còn gặp nhiều khó khăn
Phương pháp khắc phục:
- Xây dựng kế hoạch hợp lí, cụ thể, giao nhiệm vụ cho từng HS chuẩn bị ở nhà kỹ hơn, có định hướng điều khiển cho HS.
- Cử các em thực hiện tốt đan xen phụ giúp HS yếu, bảo đảm về thời gian, nội dung, lượng vận động cần thiết của giờ học.
2. Kết luận:
Vấn đề xây dựng và tổ chức cho học sinh thực hiện tổ chức điều khiển hoạt động trong giờ học thể dục hướng học sinh giải quyết yêu cầu, nội dung của bài học, phát triển tính mạnh dạn, tự tin, năng động, sáng tạo trong các hoạt động, xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập là việc làm phù hợp trong giáo dục thế hệ trẻ hiện nay, đáp ứng được đổi mới phương pháp giảng dạy.
Tạo ra sự sôi nổi, trao đổi các vấn đề cần được giải quyết giữa thầy với trò, giữa trò với trò, làm cho giờ học sôi động, phong phú, thầy trò trở nên gần gũi thân thiện hơn. Đây cũng là một điểm xây dựng trường học thân thiện.
Học sinh là người chủ động, làm chủ các hoạt động, hướng dẫn lớp, nhóm tập luyện, sử dụng đội hình có hiệu quả, hợp lý, tăng lượng vận động phù hợp, tránh được vận động quá sức, tạo sự thỏa mái trong tư tưởng các em. GV có nhiều thời gian hơn để củng cố kỹ thuật động tác, qua đó cũng củng cố thêm kinh nghiệm cho mình khi dạy học theo từng đối tượng cụ thể.
Xây dựng , hình thành và phát triển cho học sinh khả năng tự tổ chức - điều khiển các hoạt động học trong giờ dục thể dục nói riêng, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung, nhằm tác động cho các em sáng tạo, phát triển tố chất, năng lực, rèn luyện các em tự tin, mạnh dạn trong việc làm, trong giao tiếp cuộc sống, phát triển khả năng điều hành tổ chức,và tự tổ chức, làm chủ các hoạt đông của mình. Đồng thời xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong tập thể, trong cộng đồng xã hội, xây dựng sự gần gũi giữa thầy với trò giữa trò với trò,góp phần xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng góc nhìn mới trong việc học tập và lĩnh hội tri thức, làm nền tảng cho các em tiếp tục học tập và trưởng thành ở các bậc học cao hơn, xây dựng nhân cách con người mới XHCN trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong quá trình đúc rút viết đề tài này, bản thân có nhiều phần thiếu sót. Rất mong đồng nghiệp, củng cố và đóng góp thêm để bản thân tôi nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ.
Xin chân thành cảm ơn sự góp ý kiến xây dựng của đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt đề tài này!
3. Ý kiến đề xuất.
- Để nhân rộng và áp dụng thành công đề tài này, theo tôi, cần áp dụng xây dựng kế hoạch cho HS tham gia tổ chức -điều hành các hoạt động khác của lớp, của nhà trường: GD HĐ ngoài giờ lên lớp, các hoạt động tập thể để các em nâng cao hơn nữa các năng lưc, tố chất của các em.
File đính kèm:
- ap dung SKKN PPTC.doc