Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 7

 PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

2.Mục đích của đề tài

3.Đối tượng nghiên cứu của đề tài

4.Phạm vi nghiên cứu.

5.Phương pháp nghiên cứu

6.Cấu trúc của đề tài.

 PHẦNII :NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

 1.Cơ sở lý luận.

 2.Cơ sở thực tiễn

Chương II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI

1. Thực trạng chung

2. Thực trạng vấn đề trên ở trường THCS Thọ Lộc

Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

 I.Biện pháp chung

 II.Các biện pháp cụ thể

 Bài giảng minh họa

Chương IV. KẾT QUẢ CÓ SO SÁNH VÀ ĐỐI CHỨNG

 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

2.Kiến nghị

 

doc46 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị ở nhà Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn Tư liệu về nhân vật tiêu biểu trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên D- Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: -Trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng 1288 trên lược đồ? - Giáo viên kiểm tra việc sưu tầm tư liệu về Trần Quốc Tuấn của học sinh( có nhận xét đánh giá) 3. Bài mới:- Giới thiệu - Bài mới Hoạt động dạy và học Kiến thức cơ bản *Mục tiêu: Học sinh hiểu được vì sao ở thế kỉ XIII, trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, quân dân Đại Việt đều giành thắng lợi Kỹ năng: Phân tích, so sánh sự kiện, đánh giá về nhân vật lịch sử Gọi học sinh đọc mục 1 SGK. GV(H): Hãy nêu một số dẫn chứng về tinh thần đoàn kết dân tộc? HS: Nhân dân Thăng Long theo lệnh triều đình thực hiện chủ trương " Vườn không nhà trống" Tại hội nghị Diên Hồng các bô lão thể hiện ý chí muôn dân quyết " Đánh". Quân sĩ thích vào cánh tay chữ " Sát Thát" GV chốt kiến thức. GV(H): Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho 3 lần kháng chiến? HS: Vua Trần thường về các địa phương tìm hiểu cuộc sống của dân. Giải quyết những bất hoà trong vương triều Trần tạo nên sự đoàn kết dân tộc. GV kể cho học sinh nghe câu chuyện lịch sử về việc giải quyết mối bất hòa trong nội bộ vương triều Trần trong đó chú ý chi tiết : Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở bến Bình Than sai người mời Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ rồi sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, từ đó vĩnh viễn xoá bỏ hiềm khích giữa hai chi họ trưởng và thứ (Quốc Tuấn là con của Trần Liễu ngành trưởng, Quang Khải con của Trần Cảnh ngành thứ ). HS(nghe) -Giáo viên cho học sinh tự cảm nhận ,đánh giá nhận xét về việc làm, phẩm chất của Trần Quốc Tuấn khi nghe xong câu chuyện trên -Học sinh tự bộc lộ. GV(H) Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông –Nguyên. GV kết hợp sự trình bày của học sinh với kiểm tra sự chuẩn bị của các em, giáo viên nhận xét đánh giá và cho điểm HS: (trình bày bằng sự chuẩn bị tư liệu về Trần quốc Tuấn ) Giáo viên (Giảng): Trần Quốc Tuấn là một anh hùng dân tộc, nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất có nhiều công lớn. Tác giả của áng thiên cổ hùng văn gọi là “Hịch tướng sĩ” Giáo viên đọc một đoạn trích trong “Hịch tướng sĩ ” “Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa được lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng.." HS (lắng nghe và tự cảm nhận về tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn) GV(H) Thắng lợi của 3 lần chống quân Mông-Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh của toàn dân đặc biệt là quân đội nhà Trần. Vậy em có biết một người nhỏ tuổi thuộc vương thất nhà Trần có tinh thần yêu nước sâu sắc muốn được ra trận giết giặc là ai không ? Trình bày những hiểu biết của em về người đó. Qua đó em học tập được những điều gì HS (thảo luận nhóm nhỏ) HS trình bày GV nhận xét bổ sung, khuyến khích HS GV(H): Cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong ba lần kháng chiến là gì? HS: + Kế hoạch :" Vườn không nhà trống" + Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù. + Biết phát huy lợi thế của quân ta buộc địch phải theo. + Buộc địch từ thế mạnh sang thế yếu ta từ thế bị động chuyển sang thế chủ động. GV gọi HS nêu lên những nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến và đặt các em vào câu hỏi có vấn đề để liên hệ thực tế. ?Theo em những cách đánh sáng tạo của nhà Trần có được nhân dân ta sử dụng trong các cuộc kháng chiến sau này không? Cho ví dụ cụ thể. HS ( thảo luận cặp đôi) : HS tự bộc lộ những yếu tố đó vẫn được sử dụng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm sau này của dân tộc ta. Ví dụ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung GVtổng kết: Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của quân và dân ta trong ba lần kháng chiến.. GV (giảng) Năm 1257 vua Mông Cổ đưa 3 vạn quân xâm lược nước ta. Đến lần thứ hai đưa 50 vạn quân và đến lần thứ ba Hốt Tất Liệt đình chiến với Nhật Bản đưa 30 vạn quân sang xâm lược . Với lực lượng mạnh như vậy . Nhưng quân Nguyên cũng phải chuốc lấy thất bại . Mục tiêu:Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên GV(H) Theo em 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên thắng lợi có ý nghĩa quan trọng như thế nào ? HS : Trả lời: (Đập tan tham vọng ý đồ xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên . Bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ . Góp phần xây đắp quân sự Việt Nam Để lại một bài học vô cùng quý giá Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác .) GV chốt ý. HS chú ý nghe GV cho học sinh quan sát và tìm hiểu ý nghĩa của hình 34 sách giáo khoa với những câu hỏi. Tượng này được dựng ở đâu, tạc chân dung của ai, hình ảnh ấy như thế nào, nhằm mục đích gì HS : trả lời GV?( câu hỏi có vấn đề) ? Để ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng, những người có công với nước, ngoài việc tạc tượng, lập đền thờ nhân dân ta còn làm những việc gì nữa? Ở địa phương em đã thực hiện những điều đó như thế nào Hs tự cảm nhận và trình bày theo sự hiểu biết của các em trên thực tế GV nhận xét, bổ sung HS cảm nhận 1. Nguyên nhân thắng lợi: - Trong 3 lần kháng chiến tất cả tầng lớp nhân dân đều tham gia. - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. -Thắng lợi của 3 lần chống quân Mông-Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh của toàn dân đặc biệt là quân đội nhà Trần . -Thắng lợi đó không tách rời những chiến lược chiến thuật đúng đắn sáng tạo của người chỉ huy . 2 . Ý nghĩa lịch sử: -Đập tan tham vọng ý đồ xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên . Bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ . -Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam . -Để lại bài học vô cùng quý giá -Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác . 4 Củng cố : Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo phiếu học tập sau : Điền chữ Đ ( đúng ) chữ S ( sai ) vào ô trống các câu sau : Nguyên nhân thắng lợi: £ Các tầng lớp nhân dân đều tham gia £ Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt £ Giặc Nguyên còn yếu chưa thể thắng Đại Việt £ Nhờ những chiến lược , chiến thuật đúng đắng của nhà Trần * Ý nghĩa lịch sử: £ Đập tan ý đồ xâm lược của quân Mông Nguyên £ Xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam £ Đại Việt đủ khả năng tiến hành chiến tranh xâm lược. 5. Dặn dò: Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau:" Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần" Sưu tầm một số tác phẩm của: Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu. PHẦN III .KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN. Tóm lại học tập lịch sử là để HS hình dung rõ ràng, giải thích đúng, có cơ sở khoa học về lịch sử. Các sự kiện, hiện tượng lịch sử không phải xuất hiện một cách tùy ý, hoàn toàn ngẫu nhiên mà chính là sản phẩm của điều kiện lịch sử nhất định. Vậy DHLS có nhiệm vụ giúp học sinh nắm được những bản chất của sự kiện, hình thành các khái niệm lịch sử, rút ra các bài học lịch sử, giúp HS suy nghĩ và hành động đúng. Để thực hiện nhiệm vụ này, GV không nên sử dụng nhiều PP trong một bài học, không nên áp đặt những kiến thức có sẵn. GV cần khuyến khích HS làm việc mới nhằm tổ chức hoạt động học tập độc lập, tự giác sáng tạo của HS. GV tổ chức bài học cách hợp lý, có nghĩa là phải sử dụng và kết hợp linh hoạt nhuần nhuyễn các phương pháp để tạo điều kiện và tổ chức cho học sinh độc lập suy nghĩ để lĩnh hội kiến thức một cách tích cực chủ động sáng tạo. Muốn đạt được điều đó bản thân người GV phải nhận thức đúng đắn việc đổi mới PPDH. Xuất phát từ yêu cầu đó trong giờ DHLS tôi đã mạnh dạn áp dụng các PP trên vào bài dạy, qua thực tế tôi nhận thấy rằng giờ đây cách DH nhồi nhét, áp đặt, đơn chiều của GV được thay thế bằng hoạt động nhận thức chủ động của HS. Cách học thuộc lòng ghi nhớ máy móc được thay bằng sự hiểu biết căn bản, chọn lọc nắm vững bản chất các sự kiện, hiện tượng LS của HS. HS học lịch sử với sự hứng thú, tư duy độc lập sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức lịch sử. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường THCS Thọ Lộc nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói chung đạt kết quả cao hơn nữa trong quá trình dạy và học môn lịch sử. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, đồng thời không ngừng rút kinh nghiệm khắc phục khó khăn để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. Và tôi xin cam đoan đề tài này là bản quyền của tôi, không sao chép, không vi phạm bản quyền bằng bất cứ hình thức nào. Rất mong được sự nhận xét đóng góp ý kiến của đồng nghiệp. 2 . KIẾN NGHỊ - -Đề nghị cấp trên nên tường xuyên tổ chức những chuyên đề, những giờ đạt giải cao trong kỳ thi GV giỏi huyện và thành phố, những giờ dạy mẫu về việc đổi mới PPDH những phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS để GV được giao lưu, học hỏi, trao đổi và tích lũy kinh nghiệm trong DH. -Đề nghị cấp trên cung cấp thêm tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, đặc biệt cung cấp thêm băng hình về những tư liệu lịch sử. - Tăng cường hơn nữa việc tổ chức cho GV đi thực tế thăm các khu di tích lịch sử để chúng tôi có thêm tư liệu, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Cho giáo viên tham khảo, học tập những sáng kiến đã được xếp loại. Xin chân thành cảm ơn.! Thọ Lộc, ngày 07-4-2013 Người thực hiện Hoàng Thị Kim Cúc TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Phương pháp dạy học lịch sử ( Phan ngọc Liên và Trần văn Trị chủ biên) 2.Các triều đại Việt Nam( Quỳnh Cư-Đỗ Đức Hùng biên soạn) 3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS ( Nhà xuất bản giáo dục) 4. SGK lịch sử lớp 7 5. Việt sử giai thoại.( Nguyễn Khắc Thuần chủ biên) 6. Sách GV lịch sử 7 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌCCƠ SỞ Ngày.tháng.năm.. Chủ tịch hội đồng ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN . . Ngày.tháng.năm.. Chủ tịch hội đồng

File đính kèm:

  • docde tai dat giai c thanh pho nam hoc 20122013.doc
Giáo án liên quan