Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số câu hỏi cụ thể trong việc dạy học môn Lịch sử Lớp 9 ở trường THCS - Lê Thanh Thảo

Từ sự qua loa, đại khái của giáo viên trong việc dùng câu hỏi khi dạy học lịch sử đã dẫn đến học sinh chưa quan tâm, chưa có hứng thú trong học môn lịch sử, ngoài ra có học sinh có quan tâm đến học môn lịch sử mới chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng mà thôi. Nhưng trong thực tế khi kểm tra đánh giá chất lượng sinh ở tất cả các môn đòi hỏi phải đánh giá học sinh ở tất cả các mặt : nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Trong thực tế giảng dạy lịch sử ở trường THCS giáo viên chỉ chú ý đến cung cấp cho học sinh nhận biết về lịch sử chứ hiểu và vận dụng thì ít hoặc không được đề cập đến. Chính vì vậy dẫn đến chất lượng bộ môn thấp. Xuất phát từ thực tế trên tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số dạng câu hỏi trong dạy học lịch sử lớp 9 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập lịch sử ở trường THCS để ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn.

doc38 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số câu hỏi cụ thể trong việc dạy học môn Lịch sử Lớp 9 ở trường THCS - Lê Thanh Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n theo quá trình lịch sử. - Học sinh yếu, kém: biết tư duy phân tích, tổng hợp để thấy rõ mối quan hệ giữa các chương, bài II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: - Một số hình ảnh về các sự kiện cơ bản. 2. Học sinh: - Ôn lại các nội dung chính của Lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay. III .Tiến trình tổ chức dạy học 1. Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật có những tác động tích cực như thế nào đến loài người ? Đáp án: - Giúp con người tạo ra bước nhảy vọt về sản xuất và năng xuất lao động - Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống . - Làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư 3. Bài mới. Lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay có những nội dung chính nào? Những vấn đề đó đã tác động đến đời sống, xã hội mỗi nước như thế nào? Hoạt động của GV-HS Nội dung Với những thắng lợi của Liên Xô ... CNXH đã phát triển như thế nào ? - Trở thành một hệ thống trên thế giới. Từ nửa sau thế kỷ XX các nước XHCN đã đạt được những thành tựu gì ? Sau chiến tranh, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La tinh đã thu được những thắng lợi gì ? Ngày nay các nước Á, Phi, Mĩ La tinh đã có sự biến đổi to lớn nào ? Sau chiến tranh các nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển như thế nào ? Vì sao có sự phát triển đó ? Nổi bật nhất là nước nào ? Sau năm 1945 các nước tư bản đã có xu hướng phát triển kinh tế bằng cách nào ? Dẫn chứng ? Sau năm 1945 tình hình thế giới diễn ra theo trật tự nào ? Cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển có tác dụng gì ? Giáo viên: Việc thế giới chia thành 2 phe là đặc trưng bao trùm giai đoạn lịch sử thế giới kéo dài từ 1945-1991 chi phối mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến đời sống chính trị thế giới và quan hệ quốc tế. Từ 1991 đến nay khi Liên Xô tan rã, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới diễn ra theo các xu thế nào ? Xu hướng chung của thế giới ngày nay là gì ? Ngoài xu thế chung, hiện nay loài người đang phải gánh chịu những vấn đề gì? Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? I. Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay. - Sau năm 1945 CNXH đã trở thành một hệ thống trên thế giới. - Nửa sau thế kỷ XX CNXH đã trở thành lực lượng hùng mạnh. - Phong trào giải phóng dân tộc đã giành được những thắng lợi to lớn. - Sau năm 1945 các nước tư bản có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế. - Xác lập trật tự thế giới 2 cực do Mĩ và Liên Xô đứng đầu. - Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật có những tiến bộ phi thường đạt nhiều thành tựu kỳ diệu trong mọi lĩnh vực. II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. - Sự hình thành trật tự thế giới mới (Đang trong quá trình xác định). - Xu thế hòa hoãn, thỏa hiệp giữa các nước lớn. - Các nước điều chỉnh chiến lược, trong đó lấy việc phát triển kinh tế làm trọng điểm. - Nguy cơ biến thành xung đột nội chiến, đe dọa nghiêm trọng hòa bình ở nhiều khu vực (Nam Tư cũ, Tây Á, châu Phi). 4: Củng cố. Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay? Xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Để đất nước ta ngày càng phát triển, theo kịp được xu thế phát triển chung của nhân loại là học sinh chúng ta cần làm gì? 5: Dặn dò. Về nhà học bài theo câu hỏi. Chuẩn bị bài Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất cần nắm: Vì sao thực dân Pháp lại tiến hành khai thác lần hai ở Việt Nam ngay sau chiến tranh kết thúc? Chương trình khai thác lần hai ở Việt Nam thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào? Vì sao lại tập trung vào nguồn lợi đó? Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục thực dân Pháp thi hành ở việt Nam? Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau chương trình khai thác lần hai của Pháp? Ngày soạn : 15 / 1/ 2014 Ngày giảng: 16/ 1/ 2014 Tiết 24 - Bài 20 CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939 I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. Những nét chính về tình hình thế giới và trong nước. Mục tiêu, hình thức đấu tranh của phongtraof dân chủ 1936 - 1939 Ý nghĩa của phong trào dân củ 1936 - 1939. 2. Tư tưởng. Giáo dục cho học sinh lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng. 3. Kĩ năng. - Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử. - Tập dượt cho học sinh so sánh các hình thức tổ chức đấu tranh trong những năm 1936- 1939. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Tranh cuộc mít tinh ở khu đấu xảo Hà Nội 2. Học sinh: Soạn bài theo các câu hỏi. III . Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra. (Giáo viên bấm máy) Em hãy trình bày những diễn biến chính của phong trào cách mạng 19 30 - 1931 trong cả nước và Nghệ Tĩnh. 3. Bài mới. Tình hình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1926-1939. Mặt trận dân tộc dân chủ Đông Dương đã ra đời và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ diễn ra sôi nổi ở khắp mọi nơi. Hoạt động của GV-HS Nội dung - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động mạnh mẽ đến các nước tư bản. - Giáo viên chiếu lược đồ tăng tưởng kinh tế của các nước tư bản 1929 - 1933( Máy chiếu) Em hãy mô tả biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước tư bản trong những năm 1929-1933? Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã ảnh hưởng như thế nào đến các nước tư bản? Để đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng các nước tư bản đã làm gì?(Kiến thức lớp 8) - Anh, Pháp, Mĩ: - Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản: Giáo viên chốt kiến thức. - Giáo viên chiếu hình ảnh về , Mussolini, Hideki Tojo, Hitler. Mussolini - thủ tưởng I-ta-li-a 1922 - 1943 Hitler - thủ tướng Đức 1934-1945 Mussolini-đại tướng lục quân Nhật Bản, thủ tưởng Nhật 1941-1945 - Học sinh đọc chữ nhỏ. Chủ nghĩa phát xít đã có những hành động và việc làm như thế nào? - Giáo viên chốt kiến thức. Vì sao phải thành lập Mặt trận dân tộc ở các nước để chống phát xít và chống chiến tranh? - Tập hợp các tầng lớp nhân dân chống chủ nghĩa phát xít từ đó ngăn chặn nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới xẩy ra. Đe doạ nền hoà bình và dân chủ thế giới. - Giáo viên chiếu ảnh quang cảnh Đại hội VII Quốc tế Cộng sản. - Giáo viên cung cấp và chốt. Nhận xét của em về những việc làm của Mặt trận nhân dân Pháp? - Giáo viên chiếu bảng chính sách kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam. Nhận xét của em về kinh tế của Việt Nam lúc bấy giờ? - Giáo viên chiếu bảng tình cảnh các giai cấp và tằng lớp ở Việt Nam. Em có nhận xét gì về đời sống các tầng lớp nhân dân ta? Giáo viên chốt. Gọi học sinh đọc mục II. Giáo viên chia học sinh thành 3 nhóm: Nhóm 1: Cao trào 1936-1939 có những sự kiện tiêu biểu nào? Nhóm 2: Các hình thức đấu tranh chủ yếu trong cao trào 1936-1939? Nhóm 3: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của nhân dân ta trong cao trào 1936-1939? Dại diện các nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét. Giáo viên chốt. Giáo viên chốt về hình thức đấu tranh. Học sinh quan sát ảnh Cuộc mít tinh ở khu Đấu xảo. Em hãy mô tả cuộc mít tinh này? - Trang phục của những người tham gia (25000 người tham gia gồm thợ may, công nhân hỏa xa, nhà văn nhà báo, thanh niên tri thức, phụ nữ...) - Tổ chức: Có hàng ngũ chỉnh tề, tập trung ở địa điểm quy định. - Đồ dùng mang theo: Mỗi người đều có huy hiệu trên gực, và khẩu hiệu cài trên mũ, nón, băng dôn , khẩu ngữ... Nhận xét của em về cuộc mít tinh ở khu Đấu xảo? Ý nghĩa của cuộc mít tinh này? Nhận xét của em về phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ 1936-1939 ? Phong trào đấu tranh rộng rãi, thu hút đông đảo các lực lượng nhân dân tham gia ở cả nông thôn, thành thị trên phạm vi cả nước với các hình thức phong phú nhằm mục đích đòi tự do dân chủ. - Giáo viên cung cấp kiến thức. Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ? Phong trào đấu tranh dân tộc 1936-1939 là cuộc diễn tập thứ 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng 8 (Phong trào cách mạng 1930-1031 là cuộc diễn tập lần thứ 1). I. Tình hình thế giới và trong nước . * Thế giới: - Chủ nghĩa phát xít được thiết lập và nên nắm chính quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật bản trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới. - Tháng 7/1935 Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản họp: Thành lập mặt trận dân tộc ở các nước chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh. - Năm 1936 mặt trận nhân dân Pháp lên nắm chính quyền. + Thi hành một số chính sách tự do dân chủ. + Thả một số tù chính trị ở Việt Nam. * Trong nước: - Hậu quả khủng hoảng kinh tế cùng chính sách phản động của thực dân Pháp ở thuộc địa đã làm cho đời sống nhân dân ta ngày càng đói khổ, ngột ngạt. II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ . * Mục tiêu đấu tranh. - Đòi tăng lương giảm giờ làm, thi hành luật lao động, chống đánh đập chống đuổi thợ, chia lại ruộng đất, giảm tô, giảm thuế, ban bố các quyền tự do dân chủ, thả tự do cho tù chính trị * Hình thức đấu tranh. - Nhiều cuộc bãi công, mít tinh, iểu tình, bãi khoá, bãi thị, hội họp, diễn thuyết, đưa “dân nguyên”, dùng báochí đấu tranh III. Ý nghĩa của phong trào. - Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín, ảnh hưởng của đảng được mở rộng. - Quần chúng được tập dượt đấu tranh, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành. - Phong trào là cuộc tập dượt lần hứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám. 4. Củng cố. Bước vào năm 1936 tình hình trong nước và thế giới đã có những thay đổi như thế nào? Tác động đến cách mạng Việt Nam ra sao? Vì sao Đảng cộng sản Đông Dương lại quyết định thành lập mặt trận Đông Dương? Phong trào đấu tranh trong những năm 1936-1939 diễn ra như thế nào? ý nghĩa của các phong trào đấu tranh? 5. Dặn dò. Về nhà học bài theo các câu hỏi. Chuẩn bị bài Việt Nam trong những năm 1939 -1945 cần nắm: - Tình hình thế giới và Đông Dương ra sao. - Diễn biến của các cuộc nổi dạy đầu tiên. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III ( 1004 - 2007) môn lịch sử - Quyển I,II - Nhà xuất bản GD. 2. Sách GV, SGK lịch sử lớp 9 - Nhà xuất bản GD. 3. Phương pháp dạy học lịch sử - Nhà xuất bản GD năm 1999. 4. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịc sử - Quyển I,II - Nhà xuất bản GD.

File đính kèm:

  • docSKKN Van dung mot so cau hoi cu the trong viec day hoc mon lich su o truong THCS.doc
Giáo án liên quan