Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
12 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức nhằm nâng cao chất lượng tiếng anh của học sinh lớp 9a3 Trường THCS Lý Tự Trọng - Quách Hoàng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể tạo ra một lược đồ tư duy, bạn có thể phát triển sự sáng tạo của riêng mình để đưa ra một lược đồ ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nhất. Nhưng bạn cũng nên để ý những điểm nhỏ sau để lược đồ tư duy của mình đạt hiệu quả cao:
Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề và màu sắc sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ
Những gì không có trong trình bày thì không nên đưa vào mindmap;
Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết;
Đừng để bị tắc ở một khu vực. Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác;
Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự; Nếu viết chữ cô đọng nó thành một từ khóa chính (danh từ kép chẳng hạn).
2.2 Một số hoạt động dạy học trên lớp với BĐTD:
Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.
Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
Chú ý: - BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).
* Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
Một Bản đồ Tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau, tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra Bản đồ Tư duy. Tôi xin giới thiệu một số phần mềm tiêu biểu trong thể loại “phần mềm mind mapping” (mind mapping software).
- Phần mềm Buzan's iMindmap™: một phần mềm thương mại, tuy nhiên có thể tải bản dùng thử 30 ngày. Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd. thực hiện. Trang chủ tại www.imindmap.com
- Phần mềm Inspiration: sản phẩm thương mại của công ty Inspiration Software, Inc. Sản phẩm có phiên bản dành cho trẻ em (các em từ mẫu giáo đến lớp 5) rất dễ dùng và nhiều màu sắc. Trang chủ tại www.inspiration.com
- Phần mềm Visual Mind: sản phẩm thương mại của công ty Mind Technologies. Phần mềm dễ sử dụng và linh hoạt trong sắp xếp các nút chứa từ khóa. Trang chủ tại www.visual-mind.com
- Phần mềm FreeMind: sản phẩm hoàn toàn miễn phí, được lập trình trên Java. Các icon chưa được phong phú, tuy nhiên chương trình có đầy đủ chức năng để thực hiện mind mapping. Trang chủ tại:
- Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham khảo một danh sách các phần mềm loại mind mapping tại địa chỉ sau:
* Vấn đề nghiên cứu
Vấn đề ở đây được đặt ra là: Việc vận dụng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức có nâng cao được chất lượng học tập tiếng anh của học sinh lớp 9A3 hay không?
* Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết của vấn đề nghiên cứu trên là: Có, việc vận dụng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức sẽ nâng cao được chất lượng học tập tiếng anh của lớp 9A3.
III. Phương pháp nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu
Tôi đã chọn 2 nhóm học sinh của lớp 9A3 và 9A2 của trường để làm công tác nghiên cứu trên cơ sở tương đồng về sĩ số , tỉ lệ nam nữ và học lực. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Sĩ số và học lực của 2 nhóm học sinh lớp 9A3 và lớp 9A2
Lớp
Số HS các nhóm
Lực học
Ghi chú
Tổng số
Nữ
Nam
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9A3
10
5
5
3
3
4
0
0
9A2
10
5
5
3
3
4
0
0
2. Thiết kế nghiên cứu
Chọn 2 nhóm, mỗi nhóm là 10 học sinh: lớp 9A3 là lớp thực nghiệm, lớp 9A2 là lớp đối chứng . Tôi dùng bài kiểm tra hình thức 45 phút làm bài kiểm tra trước tác động, Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động
Kết quả
Bảng 2 : Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương
Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
6,7
6,8
P =
0,83
P = 0,83 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa , hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương ( được mô tả ở bảng 2 )
Bảng 3 : Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
KT trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm – 9A3
01
Vận dụng bản đồ tư duy vào việc củng cố bài
03
Đối chứng -
9A2
02
Bình thường không vận dụng bản đồ tư duy
04
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên
+ Lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học bình thường không vận dụng bản đồ tư duy để củng cố bài học, quy trình chuẩn bị bài của học sinh bình thường.
+ Lớp thực nghiệm: Thiết kế bài học có sử dụng bản đồ tư duy để củng cố bài học, học sinh có thể chuẩn bị trước các bản đồ tư duy được ghi bằng các tập tin hình ảnh hoặc các bảng phụ bìa cứng, chuẩn bị trước các bước trình bày báo cáo theo từng nhóm
* Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết số 1 ở học kỳ I
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết số 3 ở học kỳ II
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài có vận dụng bản đồ tư duy, nội dung kiểm tra gồm có các phần theo đúng quy định của một bài kiểm tra 1 tiết, có biểu điểm và đáp án cụ thể, các bài kiểm tra được sửa chữa cụ thể trước lớp.
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Bài kiểm tra trước tác động
Bài kiểm tra sau tác động
Bài kiểm tra trước tác động
Bài kiểm tra sau tác động
Giá trị TB
6,8
8,2
6,7
6,9
Độ lệch chuẩn (SD)
1,1
0,6
0,9
1,2
giá trị P của T-test
0,83
0,005
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
1,09
Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p = 0,005 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động .
Chênh lệch giá trị TB chuẩn SMD = (8,2-6,9)/1,2 = 1,09
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,09 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc vận dụng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức tác động đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Vận dụng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh” đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
2. Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình = 8,2 Kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 6,9. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,3. Điều đó cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,09. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn .
Phép kiểm chứng T- test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là 0,005. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
* Hạn chế
Nghiên cứu nầy sử dụng các phần mềm mindmap trong các tiết củng cố kiến thức là một giải pháp rất tốt nhưng để vận dụng có hiệu quả, giáo viên cũng cần có ít trình độ về công nghệ thông tin, có kỹ năng thiết kế kế hoạch bài học hợp lý
V. Kết luận và khuyến nghị
* Kết luận
Sử dụng thành thạo và vận dụng hiệu quả Bản đồ tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
Việc sử dụng các phần mềm mind mapping sẽ làm cho công việc lập bản đồ tư duy dễ dàng và linh hoạt hơn, đồng thời, đây cũng là một bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dạy học.
bản đồ tư duy có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế bản đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ, hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy. Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho giáo viên, học sinh sử dụng,
* Khuyến nghị:
+ Đối với cấp lãnh đạo:
Khuyến khích giáo viên sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học
Tổ chức các buổi hội thảo và tập huấn về phương pháp và kỹ thuật sử dụng bản đồ tư duy cho giáo viên
Quan tâm trang bị phần cứng, phần mềm giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận
+ Đối với giáo viên
Và điều cuối cùng các thầy cô cần nhớ rằng công việc giảng dạy là một công việc lâu dài và đòi hỏi người thầy giáo phải có những ý tưởng sáng tạo của riêng mình. Hãy thử bắt đầu bằng việc lập một lược đồ tư duy về một chủ đề nào đó và truyền đạt tới học sinh của mình theo những bước ở trên. Bạn sẽ thấy bài học của mình sinh động và hào hứng lên rất nhiều.
Tài liệu tham khảo
(1) Bản đồ Tư duy trong công việc – Tony Buzan – NXB Lao động – Xã hội.
(2) www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan).
(3) www.peterussell.com/mindmaps/mindmap.html
(4) Bài giảng của ThS Trương Tinh Hà về Mind Mapping và các Kỹ năng giải quyết vấn đề.
File đính kèm:
- De tai KHSPUD Ban do tu duy tieng anh 9.doc