Giáo dục thể chất trong nhà trường THCS thực chất có vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Giáo dục thể chất trong nhà trường THCS giúp các em tích cực rèn luyện góp phần làm cho phong trào thể dục thể thao nước ta trở thành phong trào quần chúng rộng rãi và có điều kiện tiến bộ nhanh chóng vững chắc về trình độ kỹ thuật qua đó tuyển lựa nhứng em có thành tích tốt luyện tập trở thành vận động viên quốc gia.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng nhóm bài tập để phát triển sức nhanh trong chạy cự li ngắn - Lê Đắc Cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một trong nhữg nội dung của điền kinh đây là một hoạt động có chu kỳ trong đó động tác được lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao. Tập chạy cự li ngắn có khả năng phát triển tố chất sức nhanh đó là một trong yếu tố cơ bản của đời sống. NHANH – mạnh - khéo – bền
3- Kết quả cần đạt được
Môn chạy ngấn là một trong những môn thể thao hấp dẫn ưa thích với học sinh trung học cơ sở vì nó xuất phát trên những hoạt động cơ bản trong vận động và tâm lí tự nhiên của con người. Muốn đạt thành tích cao trong chạy ngắn ta thực hiện tốt kĩ thuật chạy cự li ngắn:
Gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn xuất phát
Giai đoạn chạy lao
Giai đoạn chạy giữa quãng
Giai đoạn về đích
Vậy trong kĩ thuật chạy cự li ngắn sức nhanh đối với người chạy là vấn đề quan trọng.
Xuất phát từ vấn đề trên tôi chọn “Các nhóm bài tập để phát triển sức nhanh trong chạy cự li ngắn” đó là nội dung đề tài kinh nghiệm giảng dạy của tôi.
4. Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
a. Nhiệm vụ
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến chuyên môn và đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu phát triển môn điền kinh nói chung và môn chạy ngắn nói riêng ở trong nước và các trường THCS.
Tìm hiểu nội dung phương pháp có tác động đến sức nhanh.
Tham khảo ý kiến các thầy cô, đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy bài tập hợp lí trong giảng dạy để phát triển sức nhanh trong chạy cự li ngắn.
b. Phương pháp thực hiện
Sau khi đã xác định các nhóm bài tập hợp lí phát triển sức nhanh trong chạy cự li ngắn tôi tiến hành chọn học sinh thực nghiệm.
Nhóm 1: Nhóm đối chiếu lớp 8A
Nhóm 2: Nhóm thực nghiệm lớp 8B
Thời gian thực nghiệm từ 10/10/2008 đến 14/12/2008 tại trường THCS Thanh Lương, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Phần II- Nội Dung
I. Cơ sở lí luận của vấn đề nghên cứu tổng kết kinh nghiệm.
Đối với học sinh lớp 8 trường THCS Thanh Lương, phương pháp học và suy nghĩ đã chuyển sang một cách mới mang tính chất “ Người lớn” các em đang ở độ tuổi dậy thì nên tốc độ phát triển cơ xương rất nhanh, sự phối hợp giữa hệ vận động và hệ thần kinh chưa hòa nhịp. Vì vậy trong khi luyện tập phải chú ý đến động tác, chú ý đến khối lượng vận động.
Thực trạng vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
Môn chạy ngắn là một đặc trưng tiêu biểu cho sức nhanh khi chạy 60m phải biết phản ứng nhanh khi xuất phát. Sau đó dùng sức nhanh, mạnh để chạy tăng tốc cho tới khi chạy được tốc độ cao nhất. Sau đó dùng sức nhanh tối đa để duy trì sức nhanh bền, duy trì tốc độ cao về đích.
Sức nhanh là năng lực bột phát mà vận động với tốc độ cao nhất. Sức nhanh có được là do:
+ Do tốc độ của các xung đột thần kinh gây ra sự co cơ trong thời gian phản ứng ngắn nhất có ý nghĩa đến tốc độ vận động.
+ Bởi trong hệ thần kinh luôn xuất hiện những xung động thần kinh nối tiếp nhau để tạo điều kiện cho một tần số vận động cao. Trong quá trình thực hiện động tác các cơ luân phiên nhau hoạt dộng đối lập một nhóm cơ này co trong khi một nhóm cơ khác duỗi và ngược lại. Nếu duỗi càng lớn thì lực đối kháng càng ít. Vậy thả lỏng trong khi chạy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nó giúp cho người chạy duy trì được hoạt động với tốc độ cao.
Vậy sức nhanh gồm có:
+ Phản ứng nhanh: Là năng lực phản ứng rất nhanh của cơ thể bằng một động tác.
+ Sức nhanh tối đa: Là năng lực thực hiện động tác với tốc độ cao nhất.
+ Sức nhanh mạnh: Là khả năng thắng lực cản bằng tốc độ nhanh nhát
+ Sức nhanh bền: Là khả năng thực hiện động tác một cách liên tục ổnđịnh với tốc độ cao trên một quãng đường dài hoặc trong một khoảng thời gian quy định.
3 Mô tả các giải pháp.
Chạy cự li ngắn có những đặc trưng của nó, trong phát triển sức nhanh cho học sinh ta cần chọn các nhóm bài tập.
Bài 1: Bài tập rèn luyện phản ứng nhanh
Trong khi giảng dạy chạy cự ly ngắn tôi cho các em xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau và phương hướng khác nhau, các bài tập chạy biến tốc ( Theo tín hiệu hoặc thay đổi tốc độ trên những đoạn đường quy định)
Bài 2: Rèn luyện khả năng tăng tốc
Là khả năng thắng lực cản bằng tốc độ nhanh nhất. Trong giảng dạy tôi áp dụng vào phần xuất phát chạy lao.
Xuất phát sau đó chạy nhanh hết sức từ 5m – 10m – 15m
Các trò chơi chạy tiếp sức, tập thể lực nhẩy dây.
Một số bài tập rèn luyện sức mạnh cổ chân như bật xa tại chỗ, bật nhẩy cóc.
Bài 3: Rèn luyện tốc độ cao nhất
Trong các giờ dạy tôi áp dụng thực hiện rèn luyện tốc độ và gây hứng thú kích thích học sinh luyện tập yêu cầu các em chạy hết sức mình
00000 I -------------I ---------------------------------------------------I
X 30m - 40m X
Người phát lệnh GV bấm giờ
Bài tập 4: Rèn luyện sức nhanh bền
Cho các em chạy tăng tốc
X
00 -----------------------------------------------------------------
00 -----------------------------------------------------------------
00 ------------------------------------------------------------------
00 ------------------------------------------------------------------
Rèn luyện cho các em chạy trên đường thẳng có vạch vôi để chạythẳng hướng, đánh dấu mốc để năng cao tần số và độ dài bước chạy
+ Phát triển tần số bước.
00000 I---------------------I--------0--------0--------0---------
5m 1,2 – 1,5 m
+ Phát triển độ dài bước chạy
00000 I ----------------------I ---------0---------0----------0--------
1,5 – 1,7m
Tập guồng chân với tốc độ cao nhất trong thời gian 10s, 12s, 14s, 16s, 18s
Chạy tốc độ cao 60m.
Một số trò chơi và các bài tập phát triển sức mạnh của chân: lò cò tiếp sức, bật nhẩy cóc, chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức
Với lý luận phân tích, các bài tập đưa ra cụ thể tôi đưa phương pháp giảng dạy chạy kỹ thuật cự ly ngắn vào trong giờ học (Giáo viên làm mẫu cho học sinh, quan sát tranh vẽ và phân tích cụ thể để học sinh nắm bắt kỹ thuật động tác ) sau đó cho các lớp luyện tập trong các giờ học chính khoá.
4. Kết quả thực hiện
Thực hiện gồm 2 lớp 8a, 8b chia làm hai nhóm
+ Nhóm đối chiếu lớp 8a
+ Nhóm thực nghiệm lớp 8b
Trước khi vào thực nghiệm tôi kiểm tra kỹ thuật và thành tích chạy cự ly ngắn của cả 2 lớp tương đương nhơ nhau, sự chênh lệch không đáng kể tuy rằng lớp 8b có trội hơn chút về kỹ thuật. Nội dung kế hoạch đưa vào nhóm thực nghiệm để đát kết quả tốt, tôi đã tiến hành giảng dạy và phân phối khối lượng cho từng buổi , từng tuần, từng tháng. Thực hiện với phương pháp giảng dạy thay đổi, lặp lại, khoảng cách ổn định ... phương pháp tổng hợp.
Sau thời gian thợc nghiệm từ 12/ 10/2008 đến 14/12/2008 .Bước sang năm học 2008 – 2009 tôi tiếp tục dạy môn chạy cự ly ngắn ở các lớp 9a, 9b ( lớp 8a, 8b cũ ), ngay từ những tiết đầu tiên tôi thấy các em học sinh lớp 8a các nắm kỹ thuật nhanh hơn, thực hiện các giai đoạn kỹ thuật thuần thục hơn. Tuy các em đã nghỉ qua thời gian hè.
Sau hai tuần học chạy cự ly ngắn tôi tiến hành kiểm tra kỹ thuật và thành tích của các lớp có kết qủ như sau
+ Nhóm đối chiếu: lớp 9b đạt 60% khá , tốt
+ Nhóm thực nghiệm : lớp 9a đạt 90% khá, tốt
Có được kết quả môn chạy cự ly ngắn như vậy là nhờ vào các nhóm bài tập hợp lý cụ thể rèn luyện phản ứng nhanh, khả năng tăng tốc, tốc độ cao và sự nhanh bền đưa ra và áp dụng vào trong các giờ học của học sinh trường THCS Thanh Lương để năng cao kỹ thuật của môn chạy cự ly ngắn từ đó nâng cao thành tích.
PHầN III - Kết luận và kiến nghị
1- Những đánh giá cơ bản nhất của sáng kiến kinh nghiệm
Dựa vào thực tế nghiên cứu và kinh nghiệm cho thấy chạy cự ly ngắn là hoạt động có chu kỳ thì sức nhanh có ý nghĩa rất quan trọng trong kỹ thuật và thành tích chạy cự ly ngắn. Để thực hiện hiện tốt kỹ thuật chạy cự ly ngắn và nâng cao thành tích, đòi hỏi học sinh phải hướng vào 4 nhóm bài tập sau:
+ Bài tập rèn luyện phản ứng nhanh
+ Bài tập rèn luyện khả năng tăng tốc
+ Bài tập rèn luyện tốc độ cao nhất
+ Bài tập rèn luyện sức nhanh bền
Chạy cự ly ngắn là môn học rất quan trọng để rèn luyện sức nhanh cũng như sự phối hợp khéo léo trong hoạt động với tốc độ cao. Do vậy nội dung dạy môn chạy cự ly ngắn ở khối lớp 6,7 chỉ học dưới dạng trò chơi bổ trợ đến lớp 8,9 mới chính thức học kỹ thuật và nâng cao thành tích. Vậy các nhóm bài tập phải hết sức hợp lý cho từng đối tượng
Những nhóm bài tập, động tác đưa ra trong những nội dung SGK và các tài liệu khác về kỹ thuật động tác, khối lượng vận động phải phù hợp với phương pháp, lứa tuổi học sinh THCS
2- Các kiến nghị được đề xuất từ SKKN
- Trong nhà trường cần tôr chức các hoạt động ngoại khoá để tạo điều kiện giúp các em phát triểntốt thể chất
- Trang thiết bị cơ sở vật chất cho các môn TDTT cần đầy đủ đúng chất lượng.
- Trong giảng dạy môn TDTT hịên tại về tài liệu tham khảo trong nhà trường hầu như không có trừ các quyển SGV cũ. Vậy cần bổ sung thêm tài liệu tham khảo môn TDTT vào trong nhà trường THCS.
- Thường xuyên tổ chức lên chuyên đề về phương pháp giảng dạy môn thể dục trong nhóm chuyên môn cụm tường, huyện để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tổ chức cho giáo viên TDTT được tham quan học tập tại các trung tâm TDTT chuẩn để giáo viên nâng cao chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm áp dụng trong tập huấn đội tuyển TDTT của trường
Cần bổ xung thêm tranh ảnh, băng hình về kỹ thuật giảng dạy một số môn điền kinh để giáo vioên có diều kiện tham khảo, hướng dẫn học sinh thực hiện động tác dễ dàng hơn trong các giờ học kỹ thuật mới.
Hoạt động TDTT ngày càng đa dạng phong phú, nhiều môn TDTT đang được mở rộng và phát triển, nhiều luật trong các môn thi đấu được cải đổi. Vậy giáo TDTT ở trong trường THCS thường xuyên được bồi dưỡng thêm về kiến thức cũng như chuyên môn.
Thanh Lương, ngày 2 tháng 1 năm 2009
Người viết
Lê Đắc Cương
Phụ Lục
Mục Trang
I.Đặt vấn đề
1. Lí do về tính cấp thiết :
2. mục đích nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm
3. Kết quả cần đạt được
4. Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm
3. Mô tả các giải pháp
4. Kết quả thực hiện
III. Kết luận và kiến nghị
1. Những đánh giá cơ bản nhất của sáng kiến kinh nghiệm
2. Các kiến nghị được đề xuất từ sáng kiến kinh nghiệm
File đính kèm:
- Ki thuat phat trien suc nhanh trong chay cu li ngan.doc