Sáng kiến kinh nghiệm: Chấm và trả bài làm văn theo quy trình khoa học để nâng cao chất lượng dạy- Học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông

Môn Ngữ Văn ở trường Trung học phổ thông (THPT) bao gồm ba phân môn: Đọc Văn, Tiếng Việt và Làm Văn. Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng nhưng liên quan chặt chẽ với nhau và có tầm quan trọng như nhau trong việc nâng cao năng lực học Văn của học sinh. Vì thế, muốn nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ Văn ở trường THPT cần phải nâng cao chất lượng dạy - học từng phân môn một cách đồng bộ. Tuy nhiên việc dạy - học môn Ngữ Văn ở nhiều trường lại đang diễn ra tình trạng cả người dạy lẫn người học đều dành sự ưu ái nhiều hơn cho hai phân môn Đọc Văn và Tiếng Việt. Phân môn Làm Văn, vì thế trở thành mảnh đất hiu hắt nhất trong lãnh thổ môn Ngữ Văn. Theo đó, hiệu quả của việc dạy-học phân môn này không cao.

Đối với phân môn Làm Văn, việc dạy - học không dừng lại ở các kiến thức lý thuyết như các bước làm một bài văn, cấu trúc một bài làm văn, cách thức làm các kiểu bài văn khác nhau, Nó đòi hỏi học sinh phải thực hành bằng cách viết các bài văn. Bài làm văn chính là sản phẩm phản ánh tương đối đầy đủ và trung thực năng lực cũng như kết quả học Văn của học sinh. Sản phẩm này cho chúng ta biết các em đã lĩnh hội và vận dụng được đến mức độ nào các kiến thức của cả ba phân môn Làm Văn, Đọc Văn và Tiếng Việt. Chính vì thế việc chấm và trả bài làm văn của học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá và nâng cao chất lượng môn học. Chấm và trả bài không được phép dừng lại ở mục tiêu đánh giá và thông báo kết quả học tập môn Ngữ Văn của các em bằng điểm số. Nó phải hướng tới những mục tiêu cao hơn là giúp các em tự đánh giá, tự nâng cao năng lực viết bài, năng lực học Văn của bản thân theo hướng phát huy tư duy độc lập, sáng tạo và tính chủ động, tích cực của học sinh. Nhưng chấm và trả bài Làm Văn như thế nào để nó thực sự phát huy tác dụng trong việc nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ Văn ở các nhà trường là việc làm không dễ dàng.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Chấm và trả bài làm văn theo quy trình khoa học để nâng cao chất lượng dạy- Học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mắc và đề xuất các phương án sửa chữa theo sự hướng dẫn của giáo viên. Chúng ta không làm thay việc này cho các em. Giáo viên tổng hợp các lỗi học sinh đã mắc trên bảng, chia nhóm để học sinh hoạt động với hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề của giáo viên. Để thực hiện chúng ta cho các em quan sát các lỗi trên bảng thống kê đã chuẩn bị. Tiếp theo cho học sinh phát hiện các lỗi (lỗi dùng từ, đặt câu, sử dụng phép liên kết, lỗi sắp xếp ý,) và đề xuất các cách sửa chữa. Sau khi các nhóm phát biểu, thảo luận, giáo viên thống nhất cách sửa. Tất nhiên trong quá trình này, giáo viên luôn phải ở bên cạnh các em bằng những gợi ý. Ví dụ sửa lỗi về câu, giáo viên nên định hướng: nhìn vào cấu trúc câu, đặt câu này trong mối liên hệ với câu trước để xác định lỗi người viết đã mắc. Với lỗi đó có những phương án sửa chữa nào? Phương án nào ưu việt hơn?, + Bước 6: Tổ chức cho học sinh đọc và bình bài văn hay, đoạn văn viết tốt. Việc đọc và bình một bài văn hay, một đoạn văn viết tốt giúp học sinh được tham khảo những cách dùng từ độc đáo, sáng tạo; những cách mở bài ấn tượng, hấp dẫn,Việc làm này cũng khiến học sinh đối chiếu, so sánh ngầm giữa bài viết của mình và của bạn, nhận ra cái hay của bạn, cái dở của mình. Từ đó được học tập, vận dụng vào việc viết bài của mình sau này. Để thực hiện được bước này trong khâu trả bài, giáo viên phải sàng lọc, lựa chọn để tìm được những bài văn, đoạn văn thực sự chuẩn mực. Đồng thời phải chọn được một em đọc tốt, nếu cần thiết, chính giáo viên phải đọc các bài, các đoạn văn đó. Sau khi đọc, giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu cảm nhận, bình giá về đoạn văn bài văn đó (bình giá về hệ thống ý của bài, cách dùng từ, đặt câu, dùng phép liên kết, chuyển ý, thể hiện cảm xúc,). Giáo viên cũng nên chuẩn bị những lời bình đích đáng cho các bài và đoạn văn như thế. + Bước 7: Giáo viên công bố điểm, phát bài và giải quyết những thắc mắc của học sinh Việc công bố điểm và phát bài làm văn sẽ thu hút sự quan tâm rất lớn của học sinh. Đây là lúc các em được đối diện với kết quả bài làm của mình, được đọc những lời nhận xét của giáo viên với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Lúc này, các em cũng sẽ được nhìn lại một cách tòan diện bài viết của mình trong sự đối chiếu với những gì cả lớp đã thực hiện trong suốt tiết học dưới sự hướng dẫn của thầy, cô. Những thắc mắc của các em về bài làm của mình, về sự đánh giá của giáo viên cũng nảy sinh từ bước thứ bảy này. Vì thế, trước khi phát bài, giáo viên cần làm tốt công tác tư tưởng với học sinh để tránh những phản ứng tiêu cực khi trực tiếp đối diện với con điểm xấu như bôi xóa điểm, xé bài, tỏ thái độ bất bình,Đồng thời cần tạo không khí thoải mái để học sinh mạnh dạn trao đổi những điều còn thắc mắc và chuẩn bị tâm thế để trả lời những thắc mắc đó. Giáo viên cần trực tiếp phát bài cho học sinh để thể hiện sự quan tâm với các em và có điều kiện quan sát thái độ, phản ứng của học sinh. Trên cơ sở đó có những cách ứng xử thích hợp. Giáo viên yêu cầu học sinh giữ gìn bài làm cẩn thận để đọc lại, tự đối chiếu và sửa chữa các lỗi đã mắc. Với bước này, giáo viên nên thực hiện lần lượt các công việc: Một là làm công tác tư tưởng cho học sinh (ví dụ nêu nguyên nhân học sinh bị điểm yếu, kém và động viên các em rút kinh nghiệm, cố gắng hơn trong các bài viết tiếp theo). Hai là công bố điểm và phát bài cho học sinh. Ba là trao đổi và giải quyết những thắc mắc của học sinh. Qua bảy bước nêu trên, việc trả bài làm văn cho học sinh cơ bản đã hòan tất. Nhưng để việc trả bài thật sự đạt hiệu quả như chúng ta mong muốn, người giáo viên cần quan tâm thêm đến “hậu trả bài”. Tại sao phải quan tâm đến bước sau trả bài trên lớp? Trong 45 phút của một tiết trả bài với nhiều việc cần làm như đã trình bày, chắc chắn có những việc học sinh phải tự thực hiện sau tiết trả bài. Điển hình nhất là việc tự chữa lỗi trên bài viết của chính mình trên cơ sở những ghi chú về các lỗi mắc phải trong bài viết cũng như sự hướng dẫn của giáo viên về cách sửa các lỗi đó. Nếu chúng ta động viên để học sinh tự giác viết lại bài văn đó và việc này diễn ra thường xuyên thì chắc chắn hiệu quả học môn Ngữ Văn sẽ được nâng cao hơn. Học sinh có việc để làm sau tiết trả bài thì chắc chắn giáo viên cũng phải tiếp tục làm việc. Đó là giáo viên sẽ kiểm tra việc tự chữa lỗi, tự bổ sung để hòan thiện bài viết của học sinh. Việc kiểm tra này không nhất thiết phải tiến hành với 100% học sinh của lớp nhưng rất cần thực hiện để rèn luyện tinh thần tự giác cho các em. Ở khâu “hậu trả bài” này, giáo viên cũng có thể dùng điểm để thưởng cho những học sinh tích cực và đạt kết quả tốt trong việc sửa lỗi và đạt hòan thiện hoặc viết lại bài viết của mình (Ví dụ: qua kiểm tra, nếu thấy học sinh đạt kết quả tốt trong việc chữa, hòan thiện bài, giáo viên có thể cộng từ 0.5 đến 1.0 điểm cho bài viết tiếp theo hoặc tạo điều kiện cho kiểm tra thêm để cải thiện điểm số quá xấu của mơn học,). III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua một năm học kiên trì áp dụng nghiêm túc quy trình chấm - trả bài làm văn trên đây, bản thân tôi nhận thấy việc chấm- trả bài đã đạt những hiệu quả rất đáng khích lệ. Trước hết, tôi và các học sinh đã nhận thức đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về vị trí và tầm quan trọng của giờ trả bài làm văn. Sau nữa, tay nghề của bản thân cũng đã được nâng cao. Quan trọng hơn, việc chấm bài ngày càng chính xác, kết quả bài chấm đã phản ánh đúng thực chất năng lực học tập của học sinh. Giờ trả bài thực sự phát huy được giá trị, tác dụng của nó trong quy trình dạy học môn Ngữ Văn cũng như việc nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn này. Học sinh của tôi đã hào hứng, chủ động, tích cực hơn với giờ trả bài làm văn cũng như việc học tập môn Ngữ Văn. Sự tiến bộ của các em thể hiện cụ thể qua từng bài viết: các lỗi cơ bản đã giảm nhiều, số bài viết bị điểm yếu kém cũng giảm và số bài đạt điểm từ trung bình trở nên đã tăng dần, kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết mở bài, kết bài ở nhiều học sinh đã trở nên nhuần nhuyễn, Một số học sinh có khả năng đã viết được những đoạn, những bài văn hay. Bảng thống kê điểm số của học sinh qua các bài làm văn dưới đây phần nào thể hiện được hiệu quả của việc áp dụng đề tài này trong việc dạy môn Ngữ Văn của bản thân tôi tại trường THPT Tân An Bảng thống kê điểm số các bài làm văn trong năm học 2012- 2013 Lớp: 10CB1 và 10CB2 Tổng số học sinh: 70 STT Bài viết Điểm dưới trung bình Điểm từ trung bình trở nên Ghi chú Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Bài viết số 1 30 42.9% 40 57.1% -Thấp nhất: 3.0 đ -Cao nhất: 8.0 đ 2 Bài viết số 2 16 22.9% 54 77.1% 3 Bài viết số 3 10 14.3% 60 85.7% 4 Bài viết số 4 8 11.4% 62 88.6% 5 Bài viết số 5 5 7.1% 65 92.9% -Thấp nhất: 4.0 đ -Cao nhất: 9.0 đ 6 Bài KTHK I 20 28.6% 62 71.4% -Thấp nhất: 3.0 đ -Cao nhất: 8 đ 7 Bài KTHK II 15 21.4% 55 78.6% -Thấp nhất: 3.0 đ -Cao nhất: 8 đ 8 Điểm TBm HKI 16 22.9% 54 77.1% -Thấp nhất: 3.5 -Cao nhất: 7.3 9 Điểm TBm HKII 10 14.% 60 86.0% -Thấp nhất: 4.3 -Cao nhất: 7.6 10 Điểm TBm CN 9 12.9% 61 87.1% -Thấp nhất: 4.5 -Cao nhất: 7.4 IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá đang là yêu cầu của xã hội với ngành giáo dục, đồng thời cũng là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tòan diện trong tình hình hiện nay. Việc thực hiện chấm - trả bài làm văn theo một quy trình khoa học để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn ở các trường THPT cũng không nằm ngòai mục tiêu chung đó. Chấm và trả bài làm văn là công việc bắt buộc phải thực hiện với mỗi giáo viên dạy Văn. Vì thế đây là đề tài có tính thiết thực, phạm vi ứng dụng rộng lớn, có ý nghĩa tích cực đối với việc nâng cao hiệu quả dạy - học phân môn Làm Văn nói riêng, môn Ngữ Văn nói chung. Tuy nhiên để việc vận dụng quy trình này đạt hiệu quả cao thì cần có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất và sự kiên trì, nỗ lực của cả giáo viên lẫn học sinh. Các em học sinh phải tích cực, chủ động trong việc chuẩn bị cho tiết trả bài cũng như tham gia vào các hoạt động học tập trong tiết trả bài. Sau tiết trả bài các em cần tự giác và nghiêm túc rút kinh nghiệm cũng như sửa chữa các lỗi trong bài viết của mình. Với quý thầy cơ giáo dạy Văn, ngòai việc nhận thức đúng và sâu sắc tầm quan trọng của hoạt động chấm- trả bài làm văn trong quy trình dạy văn cần có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Lương tâm, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp các giáo viên tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, đổi mới phương pháp dạy-học, nâng cao trình độ, tay nghề. Đồng thời giúp giáo viên kiên trì, linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng quy trình chấm trả bài một cách khoa học như đã trình bày. Ở mỗi nhà trường, để nâng cao chất lượng dạy- học môn Ngữ Văn, bên cạnh những giải pháp khác cần vận dụng quy trình chấm - trả bài làm văn này một cách thống nhất, đồng bộ trong đội ngũ giáo viên dạy Văn. Tổ trưởng và Ban giám hiệu cũng cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình này của giáo viên bằng những hình thức khác nhau như kiểm tra giáo án và dự giờ trả bài làm văn của giáo viên, mượn bài viết của học sinh mà giáo viên đã chấm,... Chấm và trả bài làm văn là công việc rất vất vả, công phu nhưng cũng đầy thú vị. Vì thế với đề tài này tôi tha thiết mong quý đồng nghiệp quan tâm đúng mức, và thực hiện nghiêm túc công đoạn này trong quy trình dạy - học mơn Ngữ Văn ở trường THPT. V. TÀI LIỆU TAM KHẢO 1. Một cách hướng dẫn học sinh lớp 12 nhận diện và chữa lỗi sai trong bài Tập làm văn - Hà Thị Quyến – tạp chí Ngôn Ngữ - 2001 2. Một số vấn đề lý luận và phương pháp trong sách Làm văn lớp 12 CCGD – Trần Đình Sử, Phan Trọng Luận, Nguyễn Quang Ninh, Đỗ Ngọc Thống – Nxb ĐHSP, Hà Nội - 1992 3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn lớp 10, 11, 12 (cơ bản và nâng cao) - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nxb Giáo dục, Hà Nội - 2006, 2007, 2008 4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt – Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Tốn - Nxb Giáo dục, Hà Nội - 2001 5. Phương pháp dạy học Văn Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng,Trần Thế Phiệt Nxb ĐHQG, Hà Nội – 2005.

File đính kèm:

  • docSKKN MON VAN.doc
Giáo án liên quan